I.Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng vận dụng thực hành trung thực trong học tập.
-Giáo dục HS ý thức vươn lên trong học tập, ý thức trung thực trong học tập.
II Chuẩn bị:
-Các mẩu chuyện về tấm gương trung thực trong học tập.
III Các hoạt động dạy học:
34 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 955 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 - Năm học 2007 - 2008 - Tuần 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Ghi nhớ .
d) Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và ví dụ
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của mỗi dấu hai chấm trong từng câu văn .
- Gọi HS chữa bài và nhận xét .
-Nhận xét câu trả lời của HS .
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu .
+ Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu nào ?
+ Còn khi nó dùng để giải thích thì sao ?
- Yêu cầu HS viết đoạn văn .
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn của mình trước lớp, đọc rõ dấu hai chấm dùng ở đâu ? Nó có tác dụng gì ?
-GV nhận xét, cho điểm những HS có bài viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Dấu hai chấm có tác dụng gì ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn HShọc thuộc phần Ghi nhớ trong SGK , mang từ điển để chuẩn bị bài sau .
- 1 HS đọc bài 1 , 1 HS đọc bài 4.
-HS lắng nghe.
-1HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
- Đọc thầm, tiếp nối trả lời đến khi có câu trả lời đúng: Dấu hai chấm báo hiệu phần sau là lời nói của Bác Hồ. Nó dùng phối hợp với dấungoặc kép - Lời giải :
b) Dấu hai chấm báo hiệu câu sau là lời nói của Dế mèn . Nó được dùng phối hợp với dấu gạch đầu dòng
.c) Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đi sau là lời giải thích rõ những điều lạ mà bàgià nhận thấy khi về nhà như: sân đã được quét sạch , đàn lợn đã được ăn ...
- Dấu hai chấm dùng để báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời của nhân vật nói hay là lời giải thích cho bộ phận đứng trước .
- Khi dùng để báo hiệu lời nói của nhân vật, dấu hai chấm được dùng phối hợp với dấu ngoặc kép , hay dấu gạch đầu dòng .
- 1 HS đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm .
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp .
- Thảo luận cặp đôi .
- HS tiếp nối nhau trả lời và nhận xét cho đến khi có lời giải đúng .
a) + Dấu hai chấm thứ nhất ( phối hợp với dấu gạch đầu dòng ) có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời nói của nhân vật “ tôi ” .
+ Dấu hai chấm thứ hai ( phối hợp với dấu ngoặc kép ) báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo .
b) Dấu hai chấm có tác dụng giải thích cho bộ phận đứng trước, làm rõ những cảnh đẹp của đất nước hiện ra là những cảnh gì ?
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK
+ Khi dấu hai chấm dùng để dẫn lời nhân vật có thể phối hợp với dấu ngoặc kép hoặc khi xuống dòng phối hợp với dấu gạch đầu dòng .
+ Khi dùng để giải thích thì nó không cần dùng phối hợp với dấu nào cả .
- Viết đoạn văn .
- Một số HS đọc bài của mình ( tuỳ thuộc vào thời gian ) .
-HS nhắc lại.
-Cả lớp.
Tập làm văn: TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT
TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
-HS hiểu: Trong bài văn kể chuyện, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách nhân vật.
-Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật và ý nghĩacủa truyện khi đọc truyện , tìm hiểu truyện .Biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện .
-Bồi dưỡng cho HS trí tưởng tượng, óc quan sát.
II. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi : Khi kể lại hành động của nhân vật cần chú ý điều gì ?
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao ở tiết trước .
- Nhận xét và cho điểm từng HS .
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài.
b) Nhận xét
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn .
- Chia nhóm HS , phát phiếu và bút dạ cho HS . Yêu cầu HS thảo luận nhóm và hoàn thành phiếu .
- Gọi các nhóm lên dán phiếu và trình bày
- Gọi các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
- Kết luận :
1.Ghi vắn tắt đặc điểm ngoại hình của Nhà Trò về:
- Sức vóc : gầy yếu quá .
-Thân mình: bé nhỏ, người bự những phấn như mới lột .
- Cánh : hai cánh mỏng như cánh bướm non , lại ngắn chùn chùn .
- Trang phục: mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng .
2 . Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về :
- Tính cách: yếu đuối .
- Thân phận: tội nghiệp, đáng thương, dễ bị bắt nạt .* Kết luận : Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động , hấp dẫn .
c) Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ .
- Yêu cầu HS tìm những đoạn văn miêu tả ngoại hình của nhân vật có thể nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật đó .
d) Luyện tập
Bài 1
- Yêu cầu HS đọc bài .
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi : Chi tiết nào miêu tả ngoại hình của chú bé liên lạc ? Các chi tiết ấy nói lên điều gì về chú bé ?
- Gọi 1 HS lên bảng dùng phấn màu gạch chân những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình ?
- Gọi HS nhận xét , bổ sung .
- Kết luận: Tác giả chú ý đến miêu tả những chi tiết về ngoại hình của chú bé liên lạc : người gầy , tóc búi ngắn , hai túi áo cánh nâu trễ xuống tận đùi, quần ngắn tới gần đầu gối , đôi bắp chân nhỏ luôn luôn động đậy , đôi mắt sáng và xếch .
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Các chi tiết ấy nói lên điều gì ?
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu .
- Cho HS quan sát tranh minh họa truyện thơ Nàng tiên Ốc .
- Nhắc HS chỉ cần kể một đoạn có kết hợp tả ngoại hình nhân vật .
- Yêu cầu HS tự làm bài .GV giúp đỡ những HS yếu hay gặp khó khăn .
- Yêu cầu HS kể chuyện .
- Nhận xét , tuyên dương những HS kể tốt
3. Củng cố, dặn dò:
- Hỏi: + Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì ?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ , viết lại bài tập 2 vào vở và chuẩn bị bài sau .
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
- 2 HS kể lại câu chuyện của mình .
- 3 HS tiếp nối nhau đọc .
- Hoạt động trong nhóm .
- 2 nhóm cử đại diện trình bày .
- Nhận xét , bổ sung .
- Lắng nghe .
- 3 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi .
- HS tìm trong các bài đã học hoặc đã đọc ở trong báo .
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài và đoạn văn .
- Đọc thầm và dùng bút chì gạch chân dưới những chi tiết miêu tả đặc điểm ngoại hình .
- Nhận xét , bổ sung bài làm của bạn .
- Tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng .
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Quan sát tranh minh họa .
- Lắng nghe .
- HS tự làm .
- 3 đến 5 HS thi kể .
-Cả lớp.
Mĩ thuật: VẼ THEO MẪU: VẼ HOA, LÁ
I Mục tiêu:
-HS nhận biết được hình dáng, đặc điểm và cảm nhận được vẻ đẹp của hoa, lá.
-HS biết cách vẽ và vẽ được bông hoa, chiếc lá theo mẫu. Vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích.
-HS yêu thích vẻ đẹp của hoa, lá trong thiên nhiên; có ý thức chăm sóc, bảo vệ cây cối.
II Đồ dùng dạy học:
-Tranh ảnh một số loài hoa, lá có hình dáng đẹp.
-Một số bông hoa, cành hoa đẹp làm mẫu.
-Hình gợi ý cách vẽ hoa, lá. Bài vẽ của HS lớp trước.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ: Gọi HS nêu tên các màu cơ bản, màu nóng, màu lạnh, nêu cách pha màu.
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giảng bài:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét.
-GV dùng tranh, ảnh cho HS xem và yêu cầu các em nêu nhận xét về:
+Tên của bông hoa, chiếc lá;
+Hình dáng, màu sắc , đặc điểm của mỗi loại hoa lá;
+Sự khác nhau về hình dáng, màu sắc giữa một số bông hoa, chiếc lá;
-GV yêu cầu HS kể tên một số hoa, lá có màu sắc đẹp.
* Hoạt động 2: Cách vẽ hoa, lá.
-GV cho HS xem bài vẽ của HS lớp trước.
-GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ và H2,3 SGK để giúp HS nhận ra:
+Vẽ khung hình chung của hoa, lá( hình vuông, tròn...)
+Ước lượng tỉ lệ và vẽ phác các nét chính của hoa, lá;
+Chỉnh sửa hình gần với mẫu;
+Vẽ nét chi tiết cho rõ đặc điểm của hoa, lá;
+Có thể vẽ màu theo mẫu hoặc theo ý thích;
Gợi ý các bước vẽ một chiếc lá.
* Hoạt động 3: Thực hành
-GV cho HS nhìn mẫu chung để vẽ.
-GV đến từng bàn quan sát, gợi ý, hướng dẫn bổ sung thêm.
* Hoạt động 4 :Nhận xét, đánh giá.
-GV chấm một số bài vẽ của HS.
-GV nhận xét, tuyên dương những bài vẽ tốt.
Dặn HS:Quan sát các con con vật và tranh, ảnh về con vật
-2HS nêu. Lớp theo dõi, nhận xét.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát và nêu nhận xét.
-HS nêu: lá chuối, lá mít, hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền...
-HS quan sát.
-Cả lớp.
-HS vẽ vào vở thực hành.
SINH HOẠT ĐỘI
I.Mục tiêu:
-Ổn định tổ chức lớp và các đoàn thể lớp.
-Đánh giá các hoạt động trong tuần.
-Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ.
2. Ổn định tổ chức lớp và các đoàn thể lớp.
- Bầu ban cán sự lớp: Dự kiến:
+ Lớp trưởng: Trần Thị Thu Huyền
+ Lớp phó: Trần Trung Kiên
+ Lớp phó: Nguyễn Thị Hồng Vân
- Biên chế tổ: + Tổ trưởng tổ 1: Trần Trung Kiên
+ Tổ trưởng tổ 2: Trần Chí Nam
+ Tổ trưởng tổ 3: Nguyễn Thị Kim Chi
3. Cán sự lớp đánh giá hoạt động trong tuần.
4. GV nhận xét:
-Lớp học bài và làm bài nghiêm túc, có nhiều tiến bộ.
-Vệ sinh sạch sẽ.
-Những ngày trời mưa, lớp vắng khá nhiều.
5.Phương hướng tuần tới:
-Đi học đều, đúng giờ.
-Học bài và làm bài trước khi đến lớp.
-Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
File đính kèm:
- Tuan 2.doc