Giáo án Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 7

MỤC TIÊU: Giúp HS củng cố về:

- Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.

- Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ.

III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (3-5)

HS làm bảng con: Đặt tính rồi tính:

 

doc6 trang | Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 - Môn Toán - Tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2006. Tiết 31 Luyện tập I - Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ. - Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ. II - Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (3-5’) HS làm bảng con: Đặt tính rồi tính: 479892 - 214589 891354 - 426973 Hoạt động 2: Luyện tập. (32’) Bài 1/10 (bảng con): - Chốt: Kĩ năng thực hiện phép cộng. Bài 2/40: HS làm bảng con. - Chốt: Kĩ năng thực hiện phép trừ. Bài 3/41 (vở): - HS đọc thầm đề bài - Nêu yêu cầu đề bài. - Chốt: Cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết. Bài 4/41 (vở): - HS đọc đề bài. - Chốt: Cách giải toán có liên quan đến phép trừ. Bài 5/41 (miệng): - Chốt: Kĩ năng trừ nhẩm. * Dự kiến sai lầm: - Lời giải bài 4 chưa đầy đủ. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. (3-5’) - Nêu cách thử lại phép cộng, cách thử lại phép trừ. - Chốt: Cách thực hiện phép cộng, phép trừ. Rút kinh nghiệm sau bài dạy: Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2006. Tiết 32 Biểu thức có chứa hai chữ I - Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. - Biết tính giá trị của một biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. II - Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - HS làm bảng con: Tìm x : x - 1452 = 1245 Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’) 2.1. Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ. - GV nêu ví dụ và nêu nhiệm vụ cần giải quyết. - GV nêu mẫu: Anh câu được 3 con cá, em câu được 2 con cá. - Cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá? (3 + 2 = 5 con cá). - Theo mẫu trên, HS viết bảng con các phép tính tiếp theo. - Nếu anh câu được a con cá, em câu được b con cá. - Cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá? (a + b). - Giới thiệu a + b là biểu thức có chứa hai chữ. 2.2. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. - GV nêu biểu thức a + b - HS thay giá trị của a và b. - GV hướng dẫn để HS nêu nhận xét, mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được giá trị của biểu thức a + b. Hoạt động 3: Luyện tập. (17’) Bài 1/42 (bảng con): - HS đọc yêu cầu và làm bảng con. - Chốt: Cách tính giá trị của biểu thức. Bài 2/42 (bảng con): - HS đọc yêu cầu đề bài và làm bảng. - Chốt: Cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. Bài 3/42 (SGK): - HS đọc yêu cầu, quan sát mẫu và làm SGK. - Chốt: Cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. Bài 4/42 (SGK): - HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn mẫu. - HS làm SGK. - Chốt: Cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. * Dự kiến sai lầm của HS: - Thiếu tên đơn vị đo của phần c bài 2. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3-5’) - Lấy ví dụ một số biểu thức có chứa hai chữ? - Chốt cách tính giá trị của biểu thức chứa hai chữ. Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2006. Tiết 33 Tính chất giao hoán của phép cộng I - Mục tiêu: Giúp HS: - Chính thức nhận biết tính chất giáo hoán của phép cộng. - Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong một số trường hợp đơn giản. II - Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Tính giá trị của biểu thức: a + b và b + a với a = 125; b = 5? - Biểu thức trên gọi là biểu thức gì? Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’) 2.1. Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng . - GV kẻ bảng như SGK. - Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức a + b và b + a với các giá trị số của a và b. - Cho HS so sánh hai kết quả tìm được. - HS nhận xét giá trị của biểu thức a + b và b + a. - GV ghi : a + b = b + a - GV hỏi: Khi ta đổi chỗ các số hạng trong 1 tổng thì tổng sẽ như thế nào? - Rút kết luận SGK - HS đọc. Hoạt động 3: Luyện tập. (17’) Bài 1/43 (Sách + miệng): - HS đọc yêu cầu và làm SGK. - Vì sao tìm ngay được kết quả của các phép tính hàng dưới. - Chốt: Tính chất giao hoán của phép cộng. Bài 2/43 (Sách + miệng): - HS đọc yêu cầu - HS làm SGK. - Vì sao a + 0 = 0 + a = a ? Số nào + 0 cũng = chính số đó. - Chốt: Tính chất giao hoán của phép cộng. Bài 3/43 (vở): - HS đọc thầm yêu cầu. - HS làm vở. - Chốt: Cách so sánh 2 tổng khi 2 tổng có các số hạng giống nhau. * Dự kiến sai lầm của HS: - Điền dấu sai bài 3. - Phần b bài 2 HS còn lúng túng. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3-5’) - HS nêu tính chất giao hoán của phép cộng. Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ năm ngày 19 tháng 10 năm 2006. Tiết 34 Biểu thức có chứa ba chữ I - Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ. - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ. II - Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Điền số thích hợp vào ô trống: 134 + 568 = 568 + .... 137 + ... = 756 + ... Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’) 2.1. Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ. - GV nêu ví dụ SGK. - GV vẽ bảng như SGK. - GV hướng dẫn HS nêu theo mẫu SGK. - GV giới thiệu a + b + c là biểu thức chứa ba chữ. 2.2. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ. - GV nêu biểu thức a + b + c. - GV hướng dẫn HS thay giá trị số và tính kết quả của biểu thức a + b + c. à Chốt: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c. Hoạt động 3: Luyện tập. (17’) Bài 1/44 (bảng): - HS đọc yêu cầu. - HS làm bảng con. - Chốt: Cách tính giá trị của biểu thức có chứa 3 chữ. Bài 2/44 (nháp + vở): - HS đọc yêu cầu. - GV hướng dẫn mẫu. - HS làm nháp. - Chốt: Cách tính giá trị của biểu thức có chứa 3 chữ. Bài 4/44 (nháp): - HS đọc yêu cầu. - HS làm nháp. - Chốt: Cách tính chu vi hình tam giác. * Dự kiến sai lầm của HS: - Sai phần b bài 2. - Thiếu tên đơn vị đo bài 4 phần b. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3-5’) - Chốt cách tính giá trị của biểu thức chứa 3 chữ. Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2006. Tiết 35 Tính chất kết hợp của phép cộng I - Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. - Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. II - Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ. III - Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’) Tính chu vi của hình tam giác biết: a = 7cm, b = 8cm, c = 10cm Hoạt động 2: Dạy bài mới. (15’) - GV kẻ như bảng như SGK. - HS nêu giá trị cụ thể của a, b, c. - Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a + b) + c và a + (b + c) rồi so sánh kết quả. - HS rút ra nhận xét: Giá trị biểu thức (a + b) + c = a + (b + c). - GV giới thiệu tính chất kết hợp của phép tính cộng. - HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Luyện tập. (17’) Bài 1/45 (bảng con + nháp) : - HS đọc đề bài. - HS làm bảng và giải thích cách làm. - Chốt: Vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng để tính nhanh. Bài 2/45 (vở): - HS đọc yêu cầu. - Bài toán yêu cầu tìm gì? - HS làm vở. - Chốt: Vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng để giải toán. Bài 3/45 (SGK): - HS đọc yêu cầu. - HS làm sách. - Vì sao a + 0 = a? - Chốt: Tính chất kết hợp của phép cộng. * Dự kiến sai lầm của HS: - Tính chưa nhanh bài 1. - Lời giải bài 2 chưa gọn. Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3-5’) - Nêu công thức và phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng ? Rút kinh nghiệm sau bài dạy: ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

File đính kèm:

  • docToan tuan 7.doc
Giáo án liên quan