- Thực hiện được nhân, chia phân số .
- Tìm được một thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số .
II - CHUẨN BỊ :
- Phấn màu
III - LÊN LỚP :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Ôn tập bốn phép tính về phân số .
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
3. Bài mới : (27’)
a) Giới thiệu bài : Ôn tập về các phép tính với phân số (tt) . S/168
20 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán - Tuần 33 - Tiết 161: Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Thế nào là quá trình “Trao đổi chất ở động vật”?
3. Bài mới : (27’)
a) Giới thiệu bài : Bài “Quan hệ thức ăn trong tự nhiên”
b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Trình bày mối quan hệ của thực vật đối với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên
- Yêu cầu HS quan sát .
- Trình bày sử dụng các mũi tên , nếu không nói được thì giảng cho HS hiểu.
Kết luận: Chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp thụ ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nước, khí các-bô-níc để tạo thành chất dinh dưỡng nuôi chính thực vật và sinh vật khác.
Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật
* Hỏi đáp :
- Thức ăn của châu chấu là gì?
- Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì?
- Thức ăn của ếch là gì?
- Giữa ếch và châu chấu có quan hệ gì ?
- Chia nhóm, phát giấy bút vẽ cho các nhóm.
Kết luận: Sơ đồ (bằng chữ) sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
Quan sát và trả lời câu hỏi :
* HS quan sát hình 1 trang 130 SGK. Nhận xét :
+ Kể tên những gì được vẽ trong hình.
* Trình bày sử dụng các mũi tên:
+ Mũi tên xuất phát từ khí các-bô-níc và chỉ vào lá cây ngô tức là khí các-bô-níc được cây ngô hấp thu qua lá.
+ Mũi tên xuất phát từ nứơc, các chất khoáng và chỉ vào rễ của cây ngô cho biết các chất khoáng được cây ngô hấp thụ qua rễ.
- Thảo luận và trình bày :
+ Thức ăn của cây ngô là gì?
+ Từ đó cây ngô tạo ra những chất dinh dưỡng gì nuôi cây?
* Nhắc lại phần kết luận.
Thực hành :
- Lá ngô.
- Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
- Châu chấu.
- Châu chấu là thức ăn của ếch.
- Tiến hành vẽ sơ đồ thức ăn, sinh vật này là thức ăn cho sinh vật kia bằng chữ.
- Đại diện các nhóm trình bày.
4. Củng cố : (3’)
- Trò chơi học tập: Thi đua vẽ hoặc viết 1 sơ đồ thể hiện sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia. Nhóm nào vẽ xong trước, đúng và đẹp là thắng cuộc.
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc mục cần biết SGK/ 130.
- Chuẩn bị : “Chuỗi thức ăn trong tự nhiên.”
Tập làm văn
TIẾT 65 : MIÊU TẢ CON VẬT ( Kiểm tra viết )
I - MỤC TIÊU :
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
- Biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để viết được bài văn miêu tả con vật đủ 3 phần ( mở bài , thân bài , kết bài ) ; diễn đạt thành câu , lời văn tự nhiên , chân thực
II - CHUẨN BỊ:
- Thầy: Bảng phụ, phấn màu, tranh , ảnh về loài vật
III - LÊN LỚP :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
3. Bài mới : (27’)
a) Giới thiệu bài : Miêu tả con vật. (Kiểm tra viết )
b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GV ghi đề lên bảng.
Đề 1: Viết một bài văn tả một con vật em yêu thích. Nhớ viết lời mở bài cho bài văn theo kiểu gián tiếp.
Đề 2: Tả một con vật nuôi trong nhà. Nhớ viết lời kết bài theo kiểu mở rộng.
Đề 3: Tả một con vật lần đầu em nhìn thấy trong rạp xiếc (hoặc xem trên ti vi), gây cho em ấn tượng mạnh.
GV cho HS nhắc lại dàn ý của bài văn tả con vật
Gắn dàn ý lên bảng phụ:
1. Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả.
2. Thân bài:
a. Tả hình dáng
b. Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.
3. Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật
HS làm bài vào vở.
GV chấm vài bài và nhận xét.
HS đọc đề bài.
HS chọn một đề để làm bài.
Vài HS nhắc lại.
HS làm bài vào vở.
4. Củng cố : (3’)
- Đọc lại đoạn văn hay cho cả lớp nghe.
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị: Điền vào giấy tờ in sẵn.
Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2013.
Toán
TIẾT 165 : ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TIẾP THEO)
I - MỤC TIÊU :
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
- Chuyển đổi được các đơn vị đo thời gian .
- Thực hiện được phép tính với số đo thời gian .
II - CHUẨN BỊ:
-Phấn màu
III - LÊN LỚP :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Ôn tập về đại lượng
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét
3. Bài mới : (27’)
A) GIỚI THIỆU BÀI: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TT)
b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài tập 1:
Hướng dẫn HS lập bảng đơn vị đo thời gian
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 2:
Hướng dẫn HS đổi từ đơn vị giờ ra đơn vị phút; từ đơn vị giây ra đơn vị phút; chuyển từ “danh số phức hợp” sang “danh số đơn”
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3: (HS khá, giỏi )
- Hướng dẫn HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh các kết quả để lựa chọn dấu thích hợp.
GV chốt lại lời giải đúng
Bài tập 4:
GV chốt lại lời giải đúng
HS làm bài
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
HS đọc bảng để biết thời điểm diễn ra từng hoạt động cá nhân cuả Hà.
Tính khoảng thời gian của các hoạt động được hỏi đến trong bài.
4. Củng cố : (3’)
- Bài học hôm nay giúp các em ôn những gì ?
5. Dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về đại lượng (tt)
Tập làm văn
TIẾT 66: ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN .
I - MỤC TIÊU :
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
Hiểu các yêu cầu trong Thư chuyển tiền .
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẳn : Thư chuyển tiền
( BT1 ) ; bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gởi
( BT2 ) .
* Ghi chú : GV có thể hướng dẫn HS điền vào một loại giấy tờ đơn giản, quen thuộc ở địa phương .
II - CHUẨN BỊ:
- Thầy: Bảng phụ, tranh minh họa, phiếu
- Trò: SGK, vở ,bút,nháp
III - LÊN LỚP :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Miêu tả con vật. KT
3. Bài mới : (27’)
a) Giới thiệu bài : Điền vào giấy tờ in sẵn.
b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS điền nội dung vào mẫu Thư chuyển tiền .
Bài tập 1:
GV lưu ý các em tình huống của bài tập: giúp mẹ điền những điều cần thiết vào mẫu Thư chuyển tiền về quê biếu bà.
Giải nghĩa một số từ viết tắt, những từ khó hiểu.
GV hướng dẫn HS điền vào mẫu thư
- GV chốt ý
Bài tập 2:
GV hướng dẫn để HS biết: Người nhận cần biết gì, viết vào chỗ nào trong mặt sau thư chuyển tiền.
Người nhận tiền phải ghi: Số CMND, họ tên, địa chỉ, kiểm tra lại số tiền, kí nhận.
- GV chốt ý
HS đọc yêu cầu bài tập.
Nắm nghĩa một số từ viết tắt, những từ khóhiểu.
HS thực hiện làm vào mẫu thư.
Một số HS đọc trước lớp thư chuyển tiền.
HS đọc yêu cầu bài tập.
HS viết vào mẫu thư chuyển tiền.
Từng em đọc nội dung của mình.
Cả lớp nhận xét.
4. Củng cố : (3’)
- Nêu lại nội dung cần thiết vào một mẫu Thư chuyển tiền
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : (1’)
- Chuẩn bị: Trả bài văn Miêu tả con vật.
Khoa học
TIẾT 66: CHUỖI THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I - MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng :
- Nêu được ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Thể hiện mối quan hệ về thức ăn về sinh vật này với sinh vật khác bằng sơ đồ .
* Kĩ năng sống: - Khái quát, tổng hợp thông tin để biết mối quan hệ thức ăn trong tự nhiên rất đa dạng.
- Phân tích, phán đoán và hoàn thành 1 sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Đảm nhận trách nhiệm xây dựng kế hoạch và kiên định thực hiện kế hoạch cho bản thân để ngăn chặn các hành vi phá vỡ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II - CHUẨN BỊ:
- Hình 132,133 SGK.
- Bảng nhóm bút vẽ cho nhóm.
III - LÊN LỚP :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Bài “Động vật cần ăn gì để sống?”
Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ thế nào?
3. Bài mới : (27’)
a) Giới thiệu bài : Bài “Chuỗi thức ăn trong tự nhiên”
b) Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với nhau và giữa sinh vật với yếu tố vô sinh
* Tìm hiểu hình 1/132 SGK , qua các câu hỏi:
- Thức ăn của bò là gì?
- Giữa bò và cỏ có quan hệ thế nào?
- Phân bò phân huỷ thành chất gì cung cấp cho cỏ?
- Giữa phân bò và cỏ có quan hệ thế nào?
* Phát giấy bút vẽ cho các nhóm, yêu cầu các nhóm vẽ sơ đồ thức ăn bò cỏ.
Kết luận: Sơ đồ bằng chữ “ Mối quan hệ giữa bò và cỏ”û( theo mục bạn cần biết – S/132 )
Lưu ý :
+ Chất khống do phân bò huỷ ra là yếu tố vô sinh.
+ Cỏ và bò là yếu tố hữu sinh.
Hoạt động 2:Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn
- HS làm việc theo cặp quan sát hình 2 trang 133 SGK.
- Giảng : trong sơ đồ trên, cỏ là thức ăn của thỏ, thỏ là thức ăn của cáo, xác chết cáo là thức ăn của nhóm vi khuẩn hoại sinh. Nhờ có nhóm vi khuẩn hoại sinh mà xác chết cáo trở thành những chất khoáng, vô cơ. Những chât khoáng này là thức ăn của cỏ và các loại cây khác.
Kết luận:- Những mối quan hệ về thức ăn trong tự nhiên được gọi là chuỗi thức ăn.
- Trong tự nhiên có rất nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. Thông qua chuỗi thức ăn, các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên hệ mật thiết với nhau thành một chuỗi khép kín.
Thực hành (KNS: làm việc nhóm)
* Trả lời câu hỏi:
- Cỏ.
- Cỏ là thức ăn của bò.
- Chất khoáng.
- Phân bò là thức ăn của cỏ.
*Vẽ sơ đồ thức ăn giữa bò và cỏ, trình bày:
Phân bò Cỏ Bò
Quan sát và trả lời câu hỏi : (KNS : Suy nghĩ – Thảo luận cặp đôi )
- Quan sát SGK và trả lời câu hỏi theo gợi ý.
+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ.
+ Chỉ và nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó.
- Chuỗi thức ăn là gì ?
4. Củng cố : (3’)
-Gọi một số HS nêu ví dụ khác về chuỗi thức ăn.
5. Dặn dò : (1’)
- Nhận xét tiết học .
- Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
- Chuẩn bị : Ôn tập : thực vật và động vật.
Sinh hoạt
TUẦN 33
I . MỤC TIÊU :
- Rút kinh nghiệm công tác tuần qua . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Kế hoạch tuần 34 .
- Báo cáo tuần 33.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’)
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình trong tuần qua .
- Lớp trưởng tổng kết chung .
- Giáo viên chủ nhiệm có ý kiến .
3. Triển khai công tác tuần tới : (20’)
- Tích cực thi đua lập thành tích chào mừng các Đại hội .
- Tham dự Đại hội Liên Đội .
- Tích cực đọc và làm theo báo Đội .
4. Tổng kết : (1’)
- Hát kết thúc .
- Chuẩn bị : Tuần 34.
- Nhận xét tiết .
File đính kèm:
- GA LOP 4 TUAN 33 NH 12 13.doc