Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.
- Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
- Dành cho HS khá, giỏi làm bài tập 4, 5.
- Có thái độ tốt trong học tập, biết vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tế.
II.Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, tờ lịch đủ 12 tháng.
33 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán: Luyện tập (tiết 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện
I. Mục đích, yêu cầu:
- Có hiểu ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ).
-Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
- Biết xây dựng đoạn văn kể chuyện hay, hấp dẫn.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV:Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên trang 54, SGK. Giấy khổ to và bút dạ.
HS: SGK, vở, bút, ...
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS trả lời câu hỏi.
1. Cốt truyện là gì?
2.Cốt truyện gồm những phần nào?
-Nhận xét câu trả lời của HS .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV ghi tựa đề
b. Tìm hiểu ví dụ:
Bài 1: Hoạt động nhóm 4
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Gọi HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống.HS thảo luận, trình bày,các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Kết luận lời giải đúng :
+Sự việc 1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi, nghĩ ra kế:luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng, giao hẹn: ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.
+Sự việc 2: Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.
+Sự việc 3: Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.
Bài 2:
-Hỏi: + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ?
+Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở
đoạn 2 ?
-GV kết luận .
Bài 3:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS trả lời cặp đôi
-Gọi HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
- GV kết luận
-Mỗi đoạn văn kể chuyện có thể có nhiều sự việc. Mỗi sự việc điều viết thành một đoạn văn làm nòng cốt cho sự diễn biến của truyện. Khi hết một câu văn, cần chấm xuống dòng.
c.Ghi nhớ:
-Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
-Yêu cầu HS tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó.
-Nhận xét, khen những HS lấy đúng ví dụ và hiểu bài.
d. Luyện tập:
-Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
-Hỏi: +câu truyện kể lại chuyện gì?
+Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh? Đoạn nào còn thiếu?
+Đoạn 1 kể sự việc gì?
+Đoạn 2 kể sự việc gì?
+Đoạn 3 còn thiếu phần nào?
+Phần thân đoạn theo em kể lại chuyện gì?
-Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
-Gọi HS trình bày, nhận xét, cho điểm HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại đoạn 3 câu truyện vào vở.Chuẩn bị bài: Trả bài văn viết thư.
-2 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung
Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
-Trao đổi, đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
*Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đầu)
*Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp)
*Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (4 dòng còn lại).
+Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
+Ở đoạn 2 khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là 1 đoạn văn.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng yêu cầu SGK.
-Thảo luận cặp đôi.
+Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện.
+Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng.
-Lắng nghe.
-3 HS đọc thành tiếng.
-3 đến 4 HS phát biểu:
+Đoạn văn“Tô Hiến ThànhLý Cao Tông” trong truyện Một người chính trực kể về lập ngôi vua ở triều Lý.
+ Đoạn văn “Chị nhà trò đã bé nhỏ vẫn khóc”trong truyện Dế mèn bênh vực kẻ yếu kể về hình dáng yếu ớt, đáng thương của Nhà Trò
-2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung và yêu cầu.
+Câu chuyện kể về một em bévừa hiếu thảo, vừa trung thực thật thà.
+ Đoạn 1 và 2 đã hoàn chỉnh, đoạn 3 còn thiếu.
+Đoạn 1 kể về cuộc sống và hoàn cảnhcủa 2 mẹ con: nhà nghèo phải làm lụng vất vả quanh năm.
+Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc.
+Phần thân đoạn.
+Phần thân đoạn kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi túi tiền.
-Viết bài vào vở nháp.
-Đọc bài làm của mình.
Khoa học: Ăn nhiều rau và quả chín.
Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS:
- Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
-Nêu được:
+ Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn (giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không bị nhiễm khuẩn, hóa chất; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khỏe con người)
+ Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (chọn thức ăn tươi, sạch có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết).
-Có ý thức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm và ăn nhiều rau, quả chín hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: -Các hình minh hoạ ở trang 22, 23 / SGK
-Một số rau còn tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu đã bị gỉ.
-5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi.
HS: SGK, theo nhóm 4: rau tươi, ít rau héo,...
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng hỏi:
1) Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ?
2) Vì sao phải ăn muối i-ốt và không nên ăn mặn ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài:
-Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS mà GV yêu cầu ở tiết trước.
-GV giới thiệu: ghi tựa đề
* Hoạt động 1: Ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày.
-HS thảo luận theo cặp đôi với các câu hỏi:
1) Em cảm thấy thế nào nếu vài ngày không ăn rau ?
2) Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích gì ?
-Gọi các HS trình bày và bổ sung ý kiến.
-GV nhận xét, tuyên dương HS
* Kết luận: Ăn phối hợp nhiều loại rau, quả để có đủ vi-ta-min, chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón. Vì vậy hàng ngày chúng ta nên chú ý ăn nhiều rau và hoa quả.
* Hoạt động 2: Trò chơi: Đi chợ mua hàng. Hoạt động nhóm 4( 5 phút)
-GV yêu cầu cả lớp sử dụng các loại rau, đồ hộp mình mang đến lớp để tiến hành trò chơi.
-Các đội hãy cùng đi chợ, mua những thứ thực phẩm mà mình cho là sạch và an toàn.
-Sau đó giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà không mua thứ kia.
-GV nhận xét, tuyên dương các nhóm biết mua hàng và trình bày lưu loát.
* GV kết luận:
* Hoạt động 3: Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Chia lớp thành 10 nhóm, phát phiếu có ghi sẵn câu hỏi cho mỗi nhóm.
-Sau 7 phút GV gọi các nhóm lên trình bày.
-Tuyên dương các nhóm có ý kiến đúng
Nội dung phiếu: Phiếu 1
1) Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch.
2) Làm thế nào để nhận ra rau, thịt đã ôi ?
Phiếu 2
1) Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì ?
2) Vì sao không nên dùng thực phẩm có màu sắc và có mùi lạ ?
Phiếu 3
1) Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn ?
2) Nấu chín thức ăn có lợi gì ?
Phiếu 4
1) Tại sao phải ăn ngay thức ăn sau khi nấu
xong ?
2) Bảo quản thức ăn chưa dùng hết trong tủ lạnh có lợi gì ?
3.Củng cố- dặn dò:
-Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết.
-Yêu cầu HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn.
-2 HS trả lời.
- HS khác nhận xét, bổ sung
-Các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của tổ mình.
-Thảo luận cùng bạn.
+Em thấy người mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được.
+Chống táo bón, đủ các chất khoáng và vi-ta-min cần thiết, đẹp da, ngon miệng.
-HS lắng nghe.
-HS để gọn những thứ mình có vào 1 chỗ.
-Các đội cùng đi mua hàng.
-Mỗi đội cử 2 HS tham gia. Giới thiệu về các thức ăn đội đã mua.
-HS lắng nghe và ghi nhớ.
-HS thảo luận nhóm.
-Chia nhóm và nhận phiếu câu hỏi.
-Các nhóm lên trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau.
Phiếu 1
1) Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc,
2) Rau mềm nhũn, có màu hơi vàng là rau bị úa, thịt thâm có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi.
Phiếu 2
1) Khi mua đồ hộp cần chú ý đến hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, phồng, han gỉ.
2) Thực phẩm có màu sắc, có mùi lạ có thể đã bị nhiễm hoá chất của phẩm màu, dễ gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người.
Phiếu 3
1) Vì như vậy mới đảm bảo thức ăn và dụng cụ nấu ăn đã được rửa sạch sẽ.
2) Nấu chín thức ăn giúp ta ăn ngon miệng, không bị đau bụng, không bị ngộ độc, đảm bảo vệ sinh.
Phiếu 4
1) Ăn thức ăn ngay khi nấu xong để đảm bảo nóng sốt, ngon miệng, không bị ruồi, muỗi hay các vi khuẩn khác bay vào.
2) Thức ăn thừa phải bảo quản trong tủ lạnh cho lần sau dùng, tránh lãng phí và tránh bị ruồi, bọ đậu vào.
- 3 HS nhắc lại
-HS cả lớp.
Hoạt động tập thể: Sinh hoạt lớp.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Giúp HS biết phê và tự phê cao về học tập, vệ sinh cá nhân , trường, lớp của lớp trong tuần vừa qua.
- HS biết khắc phục những ưu điểm, tự sửa chữa những mặt còn tồn tại của lớp, của bản thân.
- HS luôn có ý thức tốt trong giờ sinh hoạt, thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Đồ dùng dạy- học:
GV: Nội dung sinh hoạt của lớp
HS: Các tổ ghi nội sinh hoạt cụ thể của tổ mình.
III. Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: HS vui văn nghệ
2. Nội dung sinh hoạt:
- Gọi lớp trưởng lên điều khiển các hoạt động của lớp
GV theo dõi, giúp đỡ những tổ còn lúng túng
* Phương hướng tuần tới:
GV vạch ra phương hướng cho tuần tới
- Luôn chấp hành tốt việc học bài và làm bài ở nhà, vệ sinh trường lớp luôn sạch, đẹp. Lao động tham gia đầy đủ có chất lượng,...
- Dặn dò: Chuẩn bị tốt cho tuần sau: Sinh hoạt Đội
- Cả lớp hát
- Lớp trưởng điều khiển
+ Lần lượt các tổ trưởng lên lớp đánh giá lại các hoạt động củ tổ mình trong tuần vừa qua
+Học tập:nêu tên những HS thực hiện tốt, những HS thực hiện chưa tốt cần nhắc nhỡ
+Trang phục:
+ Vệ sinh cá nhân, trường, lớp.
+ Lao động và hoạt động ngoài giờ,...
- Lớp phó đánh giá về học tập, tuyên dương những HS tốt
- Lớp phó lao động đánh giá, nhận xét
- Lớp trưởng đánh giá chung về các hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Lớp trưởng đưa ra phương hướng, các tổ cùng thực hiện, bổ sung thêm
- HS nghe.
File đính kèm:
- GA lop 4 tuan 5 CKTKN.doc