I.Mục tiêu:
-Giúp HS-Đọc được một số thông tin trên bản đồ. Làm bài tập 1,2
-Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
II.Đồ dùng dạy học:
-Các biểu đồ trong bài học.
III.Hoạt động trên lớp:
36 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 6: Tiết 1: Luyện tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng những tháng hạn nhất nên cao nguyên lúc nào cũng có màu xanh .
+ Lâm Viên là cao nguyên có địa hình phức tạp , nhiều núi cao , thung lũng sâu , sông và suối có nhiều thác ghềnh . Ở đây có khí hậu mát quanh năm .
Hoạt động 3 :
- Sửa chữa , giúp HS hoàn thiện câu trả lời .
Hoạt động cá nhân .
- Dựa vào mục 2 và bảng số liệu SGK , từng em trả lời các câu hỏi sau :
+ Ở Buôn Ma Thuột có mùa mưa vào những tháng nào ?
+ Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa ? Kể ra .
+ Mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên .
4. Củng cố :
- Trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí , địa hình và khí hậu của Tây Nguyên .5. Dặn dò : - Học thuộc ghi nhớ ở nhà .
Buổi 2: Tiết 1: Luyện tập làm văn
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu:
+ Dựa vào tranh minh hoạ và lời gợi ý, xây dựng được cốt truyện Ba lưỡi rìu.
+ Xây dựng đoạn văn kể chuyện kết hợp miêu tả hình dáng nhân vật. Đặc điểm của các sự vật.
+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện.
+ Lời kể tự nhiên, sinh động, sáng tạo khi miêu tả.
+ Nhận xét, đánh giá được lời bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Tranh minh hoạ cho truyện trang 46, SGK
+ Bảng lớp kẻ sẵn các cột:
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS kể lại phần thân đoạn.
-Gọi 1HS kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2/. Dạy- học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề.
-Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK lên bảng. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi:
+Truyện có những nhân vật nào?
+Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+Truyện có ý nghĩa gì?
-Câu chuyện kể lại việc chàng trai được tiên ông thử thách tính thật thà, trung thực qua những lưỡi rìu.
-Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.
-Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-Để phát triển ý thành một đoạn văn kể chuyện, các em cần quan sát kĩ tranh minh hoạ, hình dung mỗi nhân vật trong tranh đang làm gì, nói gì, ngoại hình nhân vật như thế nào, chiếc rìu trong tranh là rìu sắt, rìu vàng hay rìu bạc. Từ đó tìm những từ ngữ để miêu tả cho thích hợp và hấp dẫn người nghe.
-GV làm mẫu tranh 1.
-Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng.
+Anh chàng tiều phu làm gì?
+Khi đó chành trai nói gì?
+Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
-Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu trả lời.
-Gọi HS nhận xét.
-Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. Chia lớp thành 10 nhóm, 2 nhóm cùng 1 nội dung.
-Gọi 2 nhóm có cùng nội dung đọc phần câu hỏi của mình.GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+Truyện có 2 nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (ông tiên).
+Câu truyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
+ Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
-Lắng nghe.
-6 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một bức tranh.
-3 đế 5 HS kể cốt truyện.
-2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu thành tiếng.
-Lắng nghe.
-Quan sát, đọc thầm.
+Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông.
+Chàng nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”
+Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
-2 HS kể đoạn 1.
-Nhận xét lời kể của bạn.
-Hoạt động trong nhóm: 1 HS hỏi câu hỏi cho các thành viên trong nhóm trả lời, thư kí ghi câu trả lời vào giấy. Sau đó trong nhóm cùng xây dựng đoạn văn theo yêu cầu được giao.
-Đọc phần trả lời câu hỏi.
Đoạn
Nhân vật làm gì?
Nhân vật nói gì?
Ngoại hình
nhân vật
Lưỡi rìu vàng,
Bạc, sắt
1
Chàng tiều phu đang đốn củi thì lưỡi rìu bị văng xuống sông
“Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”.
Chàng ở trần, đón khố, người nhễ nhại mồ hôi.
Lưỡi rìu sắt bóng loáng
2
Cụ già hiện lên
Cụ hứa vớt rìu giúp chàng trai. Chàng chắp tay cảm ơn.
Cụ già râu tóc bạc phơ, vẻ mặt hiền từ.
3
Cụ già vớt dưới sống lên một lưỡi rìu, đưa cho chàng trai, chàng trai ngồi trên bờ xua tay.
Cụ bảo: “Lưỡi rìu của con đây”, chàng trai nói: “Đây không phải rìu của con.”
Chàng trai vẻ mặt thật thà.
Lưỡi rìu vàng sáng loá
4
Cụ già vớt lên lưỡi rìu thứ hai. Chàng trai vẫn xua tay.
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này của con chứ?”. Chàng trai đáp: “Lưỡi rìu này cũng không phải của con”.
Lưỡi rìu bạc sáng lấp lánh
5
Cụ già vớy lên lưỡi rìu thứ ba, chỉ tay vào lưỡi rìu. Chàng trai giơ hai tay lên trời.
Cụ hỏi: “Lưỡi rìu này có phải của con không?” chàng trai mừng rỡ : “ Đây mới đúng là rìu của con”
Chàng trai vẻ mặt hớn hở.
Lưỡi rìu sắt
6
Cụ già tặng chàng trai cả 3 lưỡi rìu. Chàng chắp tay tạ ơn.
Cụ khen: “Con là người trung thực, thật thà. Ta tặng con cả ba lưỡi rìu”. Chàng trai mừng rỡ nói: “Cháu cảm ơn cụ”.
Cụ già vẻ hài lòng. Chàng trai vẻ mặt vui sướng.
-Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn.
GV có thể tổ chức cho nhiều lượt HS thi kể tuỳ thuộc vào thời gian.
-Nhận xét sau mỗi lượt HS kể.
-Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.
-Nhận xét, cho điểm HS .
3/. Củng cố- dặn dò:
-Hỏi: câu chuyện nói lên điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại nội dung câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau.
-Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn.
-2 đến 3 HS kể toàn chuyện.
Tiết 2: Luyện toán
PHÉP CỘNG- PHÉP TRỪ
I.Mục tiêu:
Giúp HS:
-Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng, trừ có nhớ và không nhớ với các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số.
-Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn bằng một phép tính cộng, trừ.
II.Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập,
- Vở nháp ,bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-.KTBC:
2-.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
b.HD HS ơn tập
* Củng cố kĩ năng làm tính cộng, tính trừ.
Bài 1
-GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài, GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài.
4682 7247 3968 8 919
2305 2741 6534 5267
6987 9988 10402 14186
79680 92714 8300 71990
40954 25091 516 29127
3 972 6 67623 7784 42863
+
+
_
_
GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2 Tìm x
A, x - 67421 = 56789; b, x + 2005 = 12004
C, x - 2003 =2004 + 2005
-GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở, sau đó gọi HS đọc kết quả bài làm trước lớp.
-GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp.
Bài 3
-GV gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Gv chấm một số bài,nhận xét,
Tóm tắt
Cây lấy gỗ: 325164 cây
Cây ăn quả: 60830 cây
Tất cả: cây ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố- Dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau :Luyện tập
+
+
-4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 7247 + 2741 (cộng không nhớ) và phép tính 3968 + 6524 (cộng co nhớù nhớ)
_
_
-Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
-HS đọc.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
HS nhận xét chữa bài
a, x - 67421 = 56789
x = 56789 + 6742
x = 124210
b, x +2005 =12004
x = 12004 -2005
x = 9999
c, x – 2003 = 2004 + 2005
x – 2003 = 4009
x = 4009 + 2003
x = 6012
HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, số hạng chưa biết
1 HS lên bảng chữa bài
Bài giải
Số cây huyện đó trồng có tất cả là:
325164 + 60830 = 385994 (cây)
Đáp số: 385994 cây
-HS cả lớp.
Tiết3:
SINH HOẠT ĐỘI
I.Mục tiêu:
-Đánh giá các hoạt động trong tuần.
-Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
-GD HS có ý thức xây dựng tập thể lớp vững mạnh
II.Lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định tổ chức.
2.Đánh giá công tác tuần qua:
Nhận xét chung của GV.
3.Phương hướng:
- Phat động phong trào thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng ngáy 20/10.
-Thi đua dạy tốt ,học tốt
-Đăng ký giờ học tốt, ngày học tốt
-Lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ
-Tiến hành xây dựng lớp học thân thiện.
-Học bài và làm bài tậpø đầy đủ.
-Đồng phục theo nghi thức của đội viên.
-Học thuộc chương trình rèn luyện đội viên.
-Nộp đủ các khoản tiền
III.Dặn dò:
- Khắc phục những tồn tại của tuần qua ,thực hiện tốt nhiệm vụ tuần tới
HS sinh hoạt văn nghệ,GV dặn dò
-HS sinh hoạt văn nghệ.
- Lớp trưởng đánh giá chung hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng nhận xét bổ sung.
- Cá nhân phát biểu.
HS lắng nghe
-HS tham gia văn nghệ,
File đính kèm:
- giao an 4 tuan 6 ca ngay cktkn(1).doc