Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 21: Rút gọn phân số

A. Mục tiêu

Giúp HS

Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản

Biết cách thực hiện rút gọn phân số (trường hợp các phân số đơn giản)

B. Đồ dùng dạy học

VBT

C. Các hoạt động chủ yếu

 

doc6 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 21: Rút gọn phân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Thứ hai ngày 21 tháng 1 năm 2013 Toán RÚT GỌN PHÂN SỐ A. Mục tiêu Giúp HS Bước đầu nhận biết về rút gọn phân số và phân số tối giản Biết cách thực hiện rút gọn phân số (trường hợp các phân số đơn giản) B. Đồ dùng dạy học VBT C. Các hoạt động chủ yếu Hoạt động dạy Hoạt động học I. Bài cũ GV yêu cầu HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm tiết 100 GV nhận xét và cho điểm HS 2 HS lên bảng HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn. II. Bài mới Bài 1 : Yêu cầu HS mở SGK tự làm bài, nhắc HS rút gọn đến khi được phân số tối giản thì mới dừng lại. Khi rút gọn phân số có thể có một bước trung gian, không nhất thiết phải giống nhau. 2 HS lên bảng làm bài Dưới lớp làm vào vở bài tập. Bài 2 : - GV yêu cầu HS kiểm tra các phân số trong bài, sau đó trả lời câu hỏi. Phân số là phân số tối giản vì 1 và 3 không cùng chia hết cho số nào hơn hơn 1. HS trả lời tương tự phân số Rút gọn : Bài 3 : - GV hướng dẫn HS như cách đã hướng dẫn ở bài tập 3, tiết 100 phân số bằng nhau. HS tự làm bài III. Củng cố – dặn dò : Yêu cầu HS ghi nhớ cách rút gọn phân số, làm bài tập hướng dẫn Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA. A. Mục tiêu. Rèn kỹ năng nói:Hs chọn được một câu chuyện phù hợp với yêu cầu của bài.Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện có đầu có cuối.Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. -Lời kể tự nhiên,chân thực,có thể kết hợp với lời nói ,với cử chỉ ,điệu bộ. -Rèn kỹ năng nghe:Chăm chú nghe bạn kể,nhận xét đúng lời kể của bạn. B. Đồ dùng: SGK. C. Hoạt động dạy học chủ yếu. Hoạt động dạy Hoạt động học I. KTBC Kể câu chuyện về một người có tài? II. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Xác định đề ?Đề bài yêu cầu gì? Gv nxét-gạch chân từ trọng tâm. ?Hãy đọc các gợi ý trong SGK? Người con muốn kể là ai? ở đâu? Người đó có tài gì đặc biệt? Gv nxét- hdẫn hs chọn câu chuyện để kể. 3. Thực hành kể chuyện Gv tổ chức cho những hs có cùng nội dung chuyện về 1 nhóm kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. Gv quan sát-hdẫn. Hãy kể lại câu chuyện của nhóm và nêu ý nghĩa câu chuyện? Gv nxét-tuyên dương. III. Củng cố - dặn dò. Gv nxét giờ. 1hs kể chuyện. Hs đọc đề. Trả lời cá nhân-nxét. 1hs đọc gợi ý. Hs nêu ý kiến-nxét. Hs kể theo nhóm. Đại diện 3,4 nhóm kể. Lớp nxét,bình chọn bạn kể hay nhất. 1hs kể. Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013 Toán TH LUYỆN TẬP A. Mục tiêu - Luyện cách rút gọn phân số - Nhận biết phân số tối giản B. Đồ dùng dạy học C. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - Gọi Hs nêu cách rút gọn phân số - Gọi HS lên bảng rút gọn phân số - GV nhận xét II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới a) Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu ccả lớp đồng thanh nhắc laij cách rút gọn phân số - Yêu cầu HS tự làm Bài 2: - Gọi HS đọc đề - Phân số 2/5 là phân số như thế nào? - Để biết những phân số nào bằng phân số 2/5 ta làm thế nào? - GV hướng dẫn lại cách làm Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài - Phân số tối giản là phân số như thế nào? - Gọi Hs nêu cách làm - GV nêu lại cách giải b) Thực hành - Yêu cầu HS nghiêm túc làm bài - GV quan sát giúp đỡ - Thu chấm một số bài - Nhận xét một số lỗi thường mắc phải III. Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài - HS nêu lại - HS làm bài - HS lắng nghe nhận xét - HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu - HS lắng nghe, ghi nhớ cách làm - HS lắng nghe - HS đọc đề - phân số tố giản - Hs nêu cách làm bài: Cần rút gọn các phân số cần so sánh - Lắng nghe, ghi nhớ - HS đọc - HS trả lời: Cả tử số và mẫu số không cùng chia hết cho STN nào lớn hơn 1 - HS lắng nghe - HS làm bài - HS lắng nghe, sửa lỗi - HS lắng nghe, ghi nhớ Kỹ thuật BÀI 16 ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU, HOA A. Mục tiêu - Hs biết được các điều kiện ngoại cảnh và ảnh hưởng của chúng đối với cây rau, hoa. - Có ý thức chăm sóc cây rau, hoa đúng kỹ thuật. B. Đồ dùng Gv - Phôtô hình trong sgk trên khổ giấy lớn. - Sưu tầm một số tranh ảnh minh họa những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. Hs : Sưu tầm một số tranh ảnh minh họa những ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đối với cây rau, hoa. C. Các hoạt động dạy học I. Kiểm tra bài cũ Kiểm tra phân ghi nhớ và tranh minh họa. II. Bài mới Hoạt động dạy Hoạt động học * Giới thiệu bài và ghi đề bài Hoạt động 1: làm việc cá nhân *Mục tiêu: Tìm hiểu các điều kiên ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. *Cách tiến hành: -Gv treo tranh và hướng dẫn hs quan sát tranh kết hợp với quan sát hình 2/sgk để trả lời câu hỏi : Cây rau, hoa cần những điều kiện ngọai cảnh nào? - Gv nêu câu trả lờinhư sgv/62. *Kết luận: Những điều kiẹn ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây rauvà hoa: nhiệt dộ, nước, ánh sáng, chất dinh dưỡng, không khí. Hoạt động 2: lam việc cá nhân *Mục tiêu: Tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiên ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây rau, hoa. *Cách tiến hành: -Yêu cầu hs đọc nội dung sgk. - Cho hs nêu ảnh hưởng của các điều kiên ngoại cảnh ảnh hưởng cây rau, hoa, mỗi yếu tố phải nêu được 2 ý cơ bản: + Yêu cầu của cây đối với từng điều kiện ngoại cảnh. + Những điều kiện bên ngoài của cây khi gặp các điều kiện nhgoai cảnh không phù hợp * Kết luận; Như phần ghi nhớ trong sgk/51 III. Củng cố : - GV nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập của học sinh. Nhắc lại -Hs quan sát và trả lời Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2013 Toán QUY ĐỒNG MẪU SỐ CÁC PHÂN SỐ A. Mục tiêu - Luyện cách quy đồng mẫu số hai phân số B. Đồ dùng dạy học C. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ - Gọi Hs nêu cách quy đồng mẫu số - Gọi HS lên bảng quy đồng - GV nhận xét II. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Bài mới a) Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu - Yêu cầu cả lớp đồng thanh nhắc lại cách quy đồng mẫu số - Yêu cầu HS phảI cố kết luận sau khi quy đồng - Yêu cầu HS tự làm Bài 2: - Gọi HS đọc đề - Phân số nào đã có mẫu số là mẫu số chung? - Ta cần quy đồng mẫu số này nữa không? - GV hướng dẫn lại cách làm b) Thực hành - Yêu cầu HS nghiêm túc làm bài - GV quan sát giúp đỡ - Thu chấm một số bài - Nhận xét một số lỗi thường mắc phải III. Củng cố, dặn dò - Gv nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài - HS nêu lại - HS làm bài - HS lắng nghe nhận xét - HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu - HS lắng nghe, ghi nhớ cách làm - HS lắng nghe - HS đọc đề - Phân số 7/12 - Không. Ta chỉ giữ nguyên - Lắng nghe, ghi nhớ - HS làm bài - HS lắng nghe, sửa lỗi - HS lắng nghe, ghi nhớ Luyện từ và câu LUYỆN CÂU KỂ AI THẾ NÀO? A- Mục tiêu - HS hiểu được câu kể Ai thế nào? Nắm được đặc điểm về ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? - Xác định được bộ phận vị ngữ trong các câu kể Ai thế nào ? Biết đặt câu đúng mẫu B- Đồ dùng dạy- học C- Các hoạt động dạy- học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò I. Kiểm tra bài cũ II. Dạy bài mới Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC Bài mới a) Luyện câu kể Ai thế nào? Bài tập 1 - GV nhận xét, kết luận: Các câu 1, 2, 4, 6, 7 là câu kể Ai thế nào ? Bài tập 2 - GV mở bảng lớp chép sẵn 6 câu kể Ai thế nào ? GV chốt lời giải đúng(gạch dưới bộ phận chủ ngữ, bộ phận vị ngữ) Bài tập 3 - GV nêu yêu cầu, chốt lời giải đúng - Câu 1, 2 :VN biểu thị trạng thái của sự vật - Câu 3 : VN biểu thị trạng thái của người b) Luyện chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào? Bài tập 1 - Gọi HS đọc yêu cầu - Treo bảng phụ chép 5 câu kể Ai thế nào? - GV nhận xét, chốt lời giải đúng * Tất cả các câu 1,2,3,4,5 đều là câu kể Ai thế nào ? * Xác định vị ngữ: - Câu 1: Rất khoẻ (cụm tính từ) - Câu 2: Dài và cứng (2 tính từ) Bài tập 2 - Gọi HS đọc bài, GV nhận xét III. Củng cố, dặn dò - Dặn HS học bài . - 2 em đọc đoạn văn kể về các bạn trong tổ có sử dụng câu kể Ai thế nào ? - Nghe giới thiệu, mở sách - HS đọc yêu cầu bài 1, tìm các câu kể Ai thế nào trong đoạn văn. Lần lượt đọc các câu tìm được. - 1 em đọc, lớp đọc thầm, gạch 1 gạch dưới bộ phận CN, 2 gạch dưới bộ phận VN - 1 em làm bảng lớp, lớp nhận xét, chữa bài đúng vào vở - HS đọc thầm, tìm vị ngữ, từ ngữ tạo thành vị ngữ - HD học sinh làm các bài tập trong vở BT - HS đọc nội dung bài 1, đọc đoạn văn, trao đổi theo cặp làm bài vào vở BT - 1 em chữa trên bảng phụ - Lớp chữa bài đúng vào vở - HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. Nối tiếp nhau đọc 3 câu văn là câu kể Ai thế nào ? - HS lắng nghe,, ghi nhớ HĐNGLL TRÒ CHƠI KÉO CO I. MỤC TIÊU - HS biết chơi trò chơi Kéo co và vận dụng trò chơi Kéo co trong giờ nghỉ, trong các hoạt động tập thể. - HS biết yêu thích các trò chơi dân gian. II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG Tổ chức theo quy mô lớp. III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - Tuyển tập các trò chơi dân gian, các sách báo, mạng Internet về trò chơi dân gian. - Các dụng cụ phục vụ trò chơi. IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị - Trước 1 – 2 ngày, GV phổ biến cho HS chuẩn bị dây thừng to, chắc chắn và một dây vải màu đỏ để chơi trò chơi Kéo co. Bước 2: Tiến hành chơi - GV hướng dẫn cách chơi: - Quản trò tiến hành chia đội (nên chia đều lực lượng người khỏe, người yếu cho cân đối). Quy định số lượt kéo co của một lần thi. Đội nào thắng sẽ được ghi điểm. - Các đội còn lại đứng theo hàng dọc của sân để cổ vũ cho hai đội chơi. Bước 3: Nhận xét – Đánh giá - Quản trò công bố số điểm các đội đã ghi được. - GV hoan nghênh cả lớp đã nhiệt tình hưởng ứng trò chơi vui và rèn luyện sức khỏe tốt. Khuyến khích HS tăng cường chơi trò chơi dân gian có ích này để tạo không khí vui vẻ, thoải mái sau những giờ học hay những buổi sinh hoạt tập thể. - Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt.

File đính kèm:

  • docTuan 21.doc