Mục tiêu :
- Củng cố cách thực hiện phép chia cho số có hai, ba chữ số. Tìm thành phần chưa biết của phép chia hết, chia còn dư.
- Vận dụng phép chia vào giải toán có lời văn.
- Cách trình bày bài rõ ràng, khoa học.
II.Đồ dùng: Bảng phụ
III.Hoạt động dạy học:
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 19: Luyện tập về phép chia, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 ( tuần đệm)
Thứ ba ngày 3 tháng 1 năm 2012
Toán
Luyện tập về phép chia
I.Mục tiêu :
- Củng cố cách thực hiện phép chia cho số có hai, ba chữ số. Tìm thành phần chưa biết của phép chia hết, chia còn dư.
- Vận dụng phép chia vào giải toán có lời văn.
- Cách trình bày bài rõ ràng, khoa học.
II.Đồ dùng: Bảng phụ
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
1.Hướng dẫn luyện tập:
*GV đưa bảng phụ ghi các bài tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính ( Làm việc cá nhân )
a, 8640 : 24 b, 9891 : 35
5535 : 123 6560 : 234
32076 : 132 57560 : 237
Thực hiện phép chia sau rồi ghi lại thương và số dư 24650 : 120
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện :
725 : 25 + 525 : 25
144 x 25 : 36
( 125 x 36 ) : ( 5 x 9 )
624 : 3 – 324 : 3
Bài 3: Tìm y
3885 : ( y x 21 ) = 37
42 : y + 36 : y = 6
50343 : y = 405 ( dư 123 )
1752 : y x 69 = 10074
Bài 4 : Một phép chia có thương là 204. Nếu số bị chia giảm đi 6 lần và giữ nguyên số chia thì được thương mới bằng bao nhiêu ?
Bài 5: Người ta đóng mì sợi vào các gói, mỗi gói có 75 g mì sợi . Hỏi với 3 kg500 g mì sợi đóng được nhiều nhất là bao nhiêu gói mì như thế và còn thừa bao nhiêu gam mì sợi ?
Bài 6: Trong phép chia 15979 cho một số tự nhiên thì có số dư 234 và đó là số dư lớn nhất có thể có được trong phép chia này. Tìm số chia và thương trong phép chia đó.
Bài 7: Tìm số lớn nhất có ba chữ số, biết rằng số đó chia cho 135 thì dư 9
2.Làm bài vào, thu bài rồi chấm, chữa
3. Củng cố, dặn dò : Nêu các tính chất của phép chia
Hoạt động học
HS quan sát rồi lần lượt làm bài vào vở
- làm vào vở
Kết quả là 205 dư 50
- Làm việc cá nhân, trình bày cách làm
- Làm bài, đổi vở kiểm tra chéo kết quả
- HS trình bày miệng
- Đọc bài, tóm rồi giải bài vào vở
- Lập luận tìm số chia (234 + 1 = 235 ) tìm thương rồi tìm thương của phép chia ( 67 )
- HS trình bày cách làm bài ( Đ/S 954 )
- HS tiếp nối trình bày
Tiếng Việt
Tiết 1. Mở rộng vốn từ : Ước mơ . Dấu ngoặc kép
I.Mục tiêu
- Nắm được những từ ngữ thuộc chủ điểm Ước mơ , tìm từ cùng nghĩa, gần nghĩa, từ trái nghĩa và thành ngữ, tục ngữ. Biết sử dụng thành ngữ, tục ngữ đó vào viết văn, giao tiếp.
- Củng cố tác dụng dấu ngoặc kép. Cách sử dụng dấu ngoặc kép khi viết đoạn văn , bài văn.
II.Đồ dùng: Bảng phụ , phiếu học tập
III.Các hoạt động dạy học
I. GV phát phiếu học tập củng cố về chủ điểm Ước mơ
1. Đánh dấu vào từ lạc nhóm
a. ước mơ b. ước muốn c. mơ mộng
mơ tưởng ước hẹn mơ ước
mong ước ước ao mơ ngủ
mong mỏi ước vọng mơ tưởng
2. Nối từ ngữ cụm từ với nghĩa của nó cho thích hợp ( cột A với cột B )
A
Ước mơ được đánh giá không cao
Ước mơ bị đánh giá thấp
Ước mơ được đánh giá cao
B
Đó là những ước mơ vươn lên những việc làm có
Ích cho mọi người.
Đó là những ước mơ phi lí , không thể thực hiện
được.
Đó là những ước mơ giản dị, thiết thực , có thể
thực hiện được.
3. Gạch chân dưới những từ dùng sai trong mỗi câu sau và viết từ thay thế vào chỗ chấm.
a. Nếu cố gắng mơ tưởng của bạn sẽ trở thành hiện thực .
b. Em mơ màng trở thành một kĩ sư giỏi như bố.
c. Chúng ta móng ngóng về một cuộc sống no đủ hạnh phúc, không có chiến tranh.
d. Bà vợ của ông lão đánh cá có những ước mơ thật nhỏ bé.
4. Đánh dấu vào chữ cái trước câu thành ngữ có nghĩa là : gặp được điều vui mừng mãn nguyện .
a. Cầu được ước thấy
b. Ước sao được vậy
c. Ước của trái mùa
d. Đứng núi này trông núi nọ
II. Làm các bài tập sau vào vở ( cá nhân )
Bài 1 : Viết tác dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong mỗi câu sau :
a. Bác giám đốc gật đầu, cười bảo em : “ Công việc cửa diễn viên phi ngựa , đánh đàn bắt đầu như thế đấy , cháu a . Cái tháp cao nào cũng phải từ từ mặt đất lên” .
b. Không , cô chỉ yêu cầu “ Tả bố em đang đọc báo”.
c. Làm như thế chỉ tốn có vài phút mà một cô bé “ lọ lem” như tôi không trở thành “ công chúa”.
Bài 2 : Đặt dấu ngoặc kép thích hợp vào mỗi câu sau :
a. Hôm ấy , cô giáo dẫn vào lớp một bạn gái và nói với chúng tôi : Đây là Lan , bạn mới của lớp ta , các em hãy làm quen với nhau đi !
b.Mấy nhà ngồi xuống đất
Bàn báo ra ngày mai
Nhà thơ thì nói ngắn
Nhà báo thì nói dài
c. Quả đúng là Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
Bài 3 : Viết một đoạn văn ( 10 câu ) tả về một đồ chơi mà em thích trong đó có sử dụng dấu ngoặc kép.
Tập làm văn
Kiểm tra ( làm bài viết )
Đề bài : Em hãy tả cái trống trường em.
-Yêu cầu HS làm vào giấy kiểm tra
- GV thu, chấm điểm.
File đính kèm:
- GA tuan dem.doc