. ỔN định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh làm bài tập 5.
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh khác.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài:
*So sánh giá trị của hai biểu thức:
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của hai biểu thức:
(35+21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
15 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Toán học Tuần 14: Tiết 66: Chia một tổng cho một số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể bảo vệ nguồn nước:
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải..
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền mọi người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Các hình trang 58, 59 SGK.
- Sơ đồ sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước.
- Học sinh chuẩn bị giấy bút màu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
(?) Dùng sơ đồ để mô tả dây truyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước?
(?) Tại sao chúng ta cần phải đu sôi nước trước khi uống?
2. Giới thiệu bài: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó.
- Học sinh mô tả.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nghe.
Hoạt động 1: Những việc nên là và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Thảo luận nhóm: Q/sát h/vẽ cứ một hình hai nhóm
(?) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ?
(?) Theo em việc làm đó có nên làm không ?
- Yêu cầu đọc mục bạn cần biết trang 59.
- 2 nhóm một hình vẽ, quan sát và cử đai diện lên trình bày.
- HS trả lời câu hỏi.
- Học sinh đọc to.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
(?) Các em đã và sẽ làm gì để bảo vệ nguồn nước?
+ Thường xuyên quét dọn sân giếng.
+ Không vứt rác xuống suối.
+ Không đục phá hay làm hại đường ống nước.
Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi.
- Yêu cầu đóng vai vận động mọi người trong gia đình tiết kiệm nước.
- Thi học sinh đóng vai.
- Nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động kết thúc:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn về học mục bạn cần biết.
- Dặn có ý thức bảo vệ nguồn nước và có ý
thức tuyên truyền mọi người làm theo.
- Đóng vai.
- Các nhóm gi/thiệu trình bày ý tưởng của mình
************************************
Toán
Tiết 67: CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện được phép chia một số cho một tích.
- Áp dụng các thực hiện một số chia cho một tích để giải các bài toán liên quan.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên làm bài tập 4.
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh khác.
- Chữa, nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Giới thiệu tính chất một số chia cho một tích:
*. So sánh giá trị các biểu thức:
- Giáo viên viết: 24 : 3 x 2; 24 : 3 : 2;
24 : 2 : 3.
- Yêu cầu tính giá trị của các biểu thức trên.
- Yêu cầu so sánh giá trị của ba biểu thức.
- Vậy: 24: (3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3
*. Tính chất một số chia cho một tích.
(?) Biểu thức 24: (3 x 2) có dạng như thế nào ?
(?) Nêu cách thực hiện biểu thức này?
(?) 3 và 2 là gì trong biểu thức 24 : (3 x 2)?
- Giáo viên nêu tính chất SGK.
3. Luyện tập:
Bài 1:
(?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Tính giá trị biểu thức theo ba cách khác nhau.
- Học sinh làm, lớp theo dõi, nhận xét.
- Đọc biểu thức.
- Học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp.
24 : (3 x 2) = 24 : 6 = 4
24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4
24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4
- Bằng nhau và cùng bằng 24.
- Một số chia cho một tích.
- Tính tích 3 x 2 = 6 rồi 24 : 6 = 4
+ Lấy 24: 3 rồi chia tiếp cho 2
+ Lấy 24 : 2 rồi chia tiếp cho 3
- Là các thừa số của tích (3 x 2)
- Nghe và nhắc lại.
- Tính giá trị của bài tập.
- Học sinh lên bảng, lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi học sinh nhận xét.
Bài 2:
- Gọi học sinh dọc yêu cầu.
- Viết 60 : 15, yêu cầu suy nghĩ để chuyển thành phép chia một số cho một tích (15 bằng mấy nhân mấy)
- Vì 15 =3x5 nên ta có: 60 : 15 = 60 : (3x5)
- Yêu cầu tính giá trị của 60 : (3x5)
- Yêu cầu làm các phần còn lại.
- Nhận xét, đổi chéo vở kiểm tra.
- 1 học sinh đọc to.
- Đọc biểu thức.
- Suy nghĩ và nêu:
60 : 15 = 60 : (3 x5)
- Nghe.
- Học sinh tính: (mẫu SGK)
- Học sinh lên bảng.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3:
- Gọi đọc đề toán.
- Yêu cầu tóm tắt đề toán.
(?) Hai bạn mua bao nhiêu quyển vở?
(?) Giá của mỗi quyển vở là bao nhiêu?
(?) Nêu cách giải khác?
- Đổi chéo để kiểm tra bài.
- Học sinh tóm tắt lên bảng.
- Hái bạn mua 3 x 2 = 6 (quyển vở)
- Là 7200 : 6 = 1200 (đồng)
- Trình bày vào vở.
- Yêu cầu đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
4. Củng cố - dặn dò
- Tổng kết giờ học.
- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS hoà nhập không phải làm bài 3.
******************************************************************
Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009
Toán
Tiết 70: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU
- Biết cách thực hiện phép chia một tích cho một số.
- Áp dụng phép chia một số cho một tích để giải các bài toán có liên quan.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh lên chữa bài 3 bằng hai cách.
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh khác.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Chia một tích cho một số:
*. So sánh giá trị của các biểu thức:
*Ví dụ 1: Viết (9 x 15) : 3; 9x (15 : 3); (9 : 3) x 15.
- Yêu cầu tính các giá trị của các biểu thức trên.
- Yêu cầu so sánh giá trị của ba biểu thức.
Vậy (9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15
*Ví dụ 2: (7 x 15) : 3; 7 x (15 : 3)
- Yêu cầu tính giá trị của các biểu thức trên.
- Yêu cầu so sánh giá trị của hai biểu thức trên.
Vậy (7x15) : 3 = 7x (15:3)
*. Tính chất một tích chia cho một số.
- Hỏi để đưa ra tính chất.
3. Luyện tập:
Bài 1:
(?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Học sinh thực hiện.
- Nghe.
- Đọc biểu thức.
- Học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp.
(9 x15) : 3 = 135 : 3= 45
9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
(9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
- Bằng nhau và bằng 45
- Đọc biểu thức.
- Học sinh lên bảng, lớp làm vào nháp.
(7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
- Bằng nhau và bằng 35.
- Nêu tính chất.
- Tính giá trị của biểu thức bằng 2 cách.
HS làm
(?) Em đã áp dụng tính chất gì để tính giá trị biểu thức bằng hai cách?
Bài 2:
(?) Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu suy nghĩ, tìm cách tính thuận tiện
(?) Giải thích vì sao lại thuận tiện hơn?
- Nhận xét, sửa sai (nếu có)
Bài 3:
- Gọi đọc yêu cầu của bài toán.
- Yêu cầu tóm tắt bài toán.
(?) Cửa hàng có bao nhiêu mét vải?
(?) Cửa hàng đã bán được bao nhiêu phần số vải đó?
(?) Vậy cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải?
(?) Còn cách giải nào khác?
- Nêu tính chất đặc điểm đó
- Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- Giải thích.
- Đọc yêu cầu bài toán.
- Học sinh tóm tắt.
- Có tất cả là 30 x 5 =150 m vải.
- Đã bán được 1/5 số mét vải đó.
- Bán được 150 : 5 = 30 mét vải.
- Học sinh trả lời cách giải khác.
4. Củng cố - dặn dò:
- Tổng kết giờ học.
- Làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- HS hoà nhập không phải làm bài 3
*************************************************
Địa lý
Tiết13 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC TIÊU
- Trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu của hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
- Nêu được các công việc chính phải làm trong sản xuất lúa gạo(HS khá, giỏi)
- Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ.(HS khá, giỏi)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Bảng phụ viết câu hỏi và sơ đồ.
- Hình 1-8 SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ-
Yêu cầu trình bày những hiểu biết của mình về nhà ở, làng xóm của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài:
b. Bài mới
- Học sinh trả lời.
Hoạt động 1: Đồng bằng Bắc Bộ - vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
- Treo bản đồ đồng bằng Bắc Bộ và giảng: Vùng này, với nhiều lợi thế đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
- Yêu cầu làm việc từng cặp, đọc sách mục 1 để trả lời câu hỏi:
(?) Tìm ba nguồn lực chính giúp đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thú hai của cả nước và điền vào sơ đồ:
- Quan sát và lắng nghe.
- Thảo luận cặp, đọc sách thảo luận và trả lời câu hỏi.
ĐB Bắc Bộ vựa lúa lớn thứ hai
Đất phù sa màu mỡ
Nguồn nước dồi dào
Người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nước
- Yêu cầu học sinh trả lời.
Kết luận: Các ý trên, nên đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thứ hai trong cả nước.
- 3 học sinh trả lời 3 ý. Theo dõi, bổ sung.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2: Cây trồng và vật nuôi thường gặp ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Yêu cầu giải thích tranh ảnh sưu tầm về cây trồng trọt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
(?) Kể tên các cây trồng và vật nuôi ở vùng đồng bằng Bắc Bộ?
- Giáo viên chốt ý trên.
(?) Ở đây có điều kiện thuận lợi gì để chăn nuôi lợn, gà, vịt, tôm cá ?
- Giới thiệu với bạn về tranh cây trồng, vật nuôi trong tranh ở đồng bằng Bắc Bộ.
+ Cây trồng: Ngô, khoai, lạc, đỗ, cây ăn quả,
+ Vật nuôi: Trâu, bò, lợn (gia súc), vịt, gà (gia cầm), nuôi và đánh bắt cá.
- Do là vựa lúa, thóc thứ hai nên sẵn nguồn thức ăn cho gia xúc gia cầm, cá, Đồng thời cũng có các sản phẩm như ngô, khoai làm thức ăn.
Hoạt động 3: Đồng bằng Bắc Bộ - vùng trồng rau xứ lạnh.
- Đưa bảng nhiệt độ của Hà Nội ra và giới thiệu nhiệt độ trung bình tháng của Hà Nội trong một năm, phần nào cũng thể hiện được nhiệt độ của đồng bằng Bắc Bộ.
- Yêu cầu quan sát bảng đo nhiệt độ và điền vào chỗ chấm để được câu đúng.
+ Hà Nội có.(ba) tháng có nhiệt độ nhỏ hơn 200C
+ Đó là các tháng .(12, 1,2)
+ Đó là thời gian của mùa ..(đông).
(?) Mùa dông lạnh ở ĐBBB kéo dài mấy tháng?
(?) Vào mùa đông nhiệt độ thường giảm nhanh khi nào?
(?) Thời tiết màu đông ở đồng bằng Bắc Bộ thích hợp trồng loại cây gì?
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và kể tên các loại rau xanh xứ lạnh trồng ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Chốt: Nguồn rau xứ lạnh này là nguồn thức ăn, thực phẩm cho người dân đồng bằng Bắc Bộ thêm phông phú và mang lại giá trị cao.
4. Củng cố - dặn dò
- Học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Dặn sưu tầm tranh ảnh về làng nghề.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Gọi 1-2 học sinh trả lời.
- Kéo dài ba tháng.
- Mỗi khi có đợt gió mùa đông bắc trở về.
- Trồng các loại rau xứ lạnh.
- Bắp cải, hoa lơ, xà lách, cà rốt,
******************************************************************
BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT
File đính kèm:
- GA Toan Buoi 1 Tuan 14 Lop 4 20022010.doc