- Đọc đúng các tiếng, từ khó: mồn một, quan sang, phì phào, cúc cắc, nghèn nghẹn ở cổ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thê hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ: Dòng dõi quan sang, bất giác, đầy tớ.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85, SGK
36 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 696 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Tuần 9 - Tập đọc: Thưa chuyện với mẹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước.
H: Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau?
H: Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì?
+ GV nêu: Chúng ta sẽ dựa vào các đăïc điểm trên để vẽ hình vuông có độ dài cạnh cho trước.
+ GV nêu ví dụ: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm.
+ GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK:
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành.
Bài 1:
+ GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự vẽ hình vuông có độ dài cạnh là 4cm, sau đó tính chu vi và diện tích hình đó
+ GV yêu cầu HS nêu rõ từng bước vẽ của mình.
Bài 2:
+ GV yêu cầøu HS quan sát kĩ hình rồi vẽ vào vở bài tập, hướng dẫn HS đếm số ô vuông trong hình mẫu, sau đó dựa vào các ô vuôngcủa vở ô li để vẽ hình.
+ Hướng dẫn HS xác định tâm của hình tròn bằng cách vẽ hai đường chéocủa hình vuông. Giao của hai đường chéo chính là tâm của hình tròn.
Bài 3:
+ Yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 5cm và kiểm tra xem hai đường chéo có bằng nhau không, có vuông góc với nhau không
+ Yêu cầu HS báo cáo kết quả kiểm tra về hai đường chéo của mình
* GV kết luận: Hai đường chéo của hình vuông luôn bằng nhau và vuông với nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng làm, lớp nháp, nhận xét
- Hình vuông có các cạnh bằng nhau
A B
D C
- HS làm vào vở bài tập.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS quan sát và vẽ hình vào vơ.û
- HS thực hiện.
- HS tự vẽ hình vuông ABCD vào bài tập, sau đó:
+ Dùng thước thẳng có vạch chia cm để đo độ dài hai đường chéo.
+ Dùng ê ke để kiểm tra các góc tạo bởi hai đường chéo.
- Hai đường chéo của hình vuông ABCD bằng nhau và vuông góc với nhau.
- HS lắng nghe.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục đích yêu cầu
+ Xác định được mục đích trao đổi.
+ Xác định được vai trò của mình trong cách trao đổi.
+ Lập được dàn ý của bài trao đổi.
+ Đóng vai trao đổi tự nhiên, thân ái, cử chỉ thích hợp, kời lẽ có sức thuyết phục để đạt được mục đích đề ra.
+ Luôn có khả năng trao đổi với người khác để đạt được mục đích.
II.Đồ dùng dạy – học
+ bảng lớp viết sẵn đề bài.
III.Các hoạt động dạy – học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi HS kể lại câu chuyện về Yết Kiêu
đã được chuyển thể từ kịch.
GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài.
+ Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
+ GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh ( chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
+ Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Nội dung cần trao đổi là gì?
H: Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
H: Mục đích trao đổi là để làm gì?
H: Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
H: Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh ( chị )?
Hoạt động 2: Trao đổi trong nhóm.
+ Chia lớp làm 4 nhóm. Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi.
+ Các nhóm khác theo dõi hành động, cử chỉ, lắng nghe lời nói để nhận xét, góp ýcho bạn.
Hoạt động 3: trao đổi trước lớp.
+ Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi
+ Yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí sau:
- Lầøn lượt 3 HS lên bảng kể.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- HS theo dõi.
- 3 em đọc nối tiếp nhau.
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
- Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em.
- Mục đích trao đổi làm cho anh (chị )hiểu rõ nguyện vọng của em.
- Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh ( chị ) của em.
+ Em muốn đi học múa vào các buổi chiều tối.
+ Em muốn đi học vẽ vào các buổi sáng thứ bảy và chiều chủ nhật.
+ Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.
- Hoạt động nhóm ghi nhũng ý kiến đã thống nhất.
- Từng cặp trao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
+ Nội dung trao đổi của bạn có đúng đề bài yêu cầu khôn?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích như mong muốn chưa?
+ Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp và giàu sức thuyết phục chưa?
+ Bạn đã thể hiện được tài khéo léo của mình chưa? Bạn đã mạnh dạn khi trao đổi không?
* Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp cho diễn mẫu.
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học .
+ Dặn HS về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở.
Kĩ thuật
THÊU LƯỚT VẶN
I.Mục tiêu
+ HS biết cách thêu lướt vặn và ứng dụng của thêu lướt vặn.
+ Thêu được các mũi thêu lướt vặn theo đường vạch dấu
+ HS có hứng thú học tập.
II. Đồ dùng dạy học
+ Tranh quy trình thêu lướt vặn
+ Mẫu thêu lướt vặn.
+ vật liệu và dụng cụ cần thiết.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ GV kiểm tra dụng cụ chuẩn bị của HS.
2. Dạy bài mới: GV giơi thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát mẫu và nhậ xét mẫu.
+ GV giới thiệu mẫu thêu lướt vặn và hướng dẫn HS quan sát mũi thêu lướt vặn ở mặt phải, mặt trái đường thêu.
H: Thêu lướt vặn là gì?
* GV giới thiệu 1 số sản phẩm được thêu trang trí bằng các mũi thêu lướt vặn để HS biết ứng dụng của các mũi thêu.
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
+ GV treo tranh quy trình thêu lướt vặn, hướng dẫn HS quan sát tranh kết hợpvới quan sát các hình 2; 3; 4.SGK để nêu quy trình thêu lướt vặn.
+ Yêu câu HS quan sát hình 2 để trả lời câu hỏi SGK.
+ Cho 1 HS lên vạch dấu đường thêu lướt vặn và ghi số thứ tự trên bảng.
+ Nhận xét và lưu ý đánh số thứ tự đúng theo chiều từ trái sang phải.
+ Hướng dẫn HS quan sát hình 3a; 3b; 3c.SGK và gọi HS nêu cách bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất, mũi thứ hai. Sau đó GV thực hiện thao tác để hướng dẫn cách bắt đầu thêu, thêu mũi thứ nhất , mũi thứ hai.
+ Các mũi thứ ba, thứ tư, tương tự các mũi 1; mũi 2.
+ Hướng dẫn HS quan sát hình 4 SGK để nêu cách kết thúc đường thêu lướt vặn.
* GV lưu ý:
- Thêu theo chiều từ trái sang phải.
- Vị trí lên kim và xuống kim cách đều nhau.
- Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng.
* GV hướng dẫn nhanh lại các thao tác thêu lướt vặn lần hai.
+ Gợi ý Để HS rút ra cách thêu lướt vặn và so sánh sự giống nhau, khác nhau giữa cách thêu lướt vặn với cách khâu đột mau.
* Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học .
+ Dặn HS chuẩn bị tiết sau thực hành.
- HS quan sát và nhận xét.
- Là cách thêu để tạo thành các mũi thêu gối đều lên nhau và nối tiếp nhau giống như đường vặn thừng ở mặt phải đường thêu. Ở mặt trái các mũi thêu nối liên tiếp nhau giống đường khâu đột.
+ HS quan sát và nêu quy trìnhthêu lướt vặn.
+ 1 em lên thực hiện.
+ HS quan sát và nêu.
+ HS tiếp tục quan sát.
+ HS lắng nghe.
+ 2 HS nêu, lớp theo dõi, nhậ xét và bổ sung.
+ 2 em nêu.
+ HS lắng nghe và nhớ thực hiện.
Chính tả
THỢ RÈN
I. Mục đích yêu cầu
+ nghe – viết đúng chính tả bài Thợ rèn.
+ Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc uôn/ uông.
II. Đồ dùng dạy – học
+ Bài tập 2a hoặc 2b viết vào bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp: Con dao, rao vặt, giao hàng, đắt rẻ, hạt dẻ, cái giẻ, bay liệng, điên điển.
+ GV nhận xét chữ viết của HS tên bảng.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài thơ.
+ Gọi HS đọc bài thơ và đọc chú giải.
H: Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?
H: Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn?
H: Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn?
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết từ khó
+ Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
Hoạt động 3: Viết chính tả.
+ GV đọc từng câu cho HS viết bài và soát lỗi, thống kê số lỗi.
+ Thu một số vở chấm và nhận xét.
Hoạt động 4: hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
* GV kết luận lời giải đúng:
Năm gian lều cỏ thấp le te
Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè
Lưng dậu phất phơ chòm khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
3. Củng cố, dặn dò:
+ GV nhận xét tiết học, ôn luyện chuẩn bị kiểm tra.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- 1 HS đọc.
+ Các từ cho thấy nghề thợ rèn vất vả: ngôiøi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai.
+ Nghề thợ rèn vui như diễn kịch, già trẻ như nhau, nụ cười không bao giờ tắt.
+ bài thơ cho em biết nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động.
+ Các từ: trăm nghề, quai một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch.
- HS lắng nghe và viết bài.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- Các nhóm hoạt động.
- Nhận xét bài làm của nhóm khác.
- HS lắng nghe.
File đính kèm:
- TUAN 9.doc