1.Đọc thành tiếng:
-Đọc đúng các tiếng, từ khó: An-đrây-ca, hoảng hốt, nấc lên, nức nở, cứu nổi
-Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đứng sau các dấu câu, giữa các cụm từ,.
-Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời kể chuyện.
2.Đọc - hiểu:
-Hiểu các từ ngữ:dằn vặt.
-Hiểu nội dung: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương, ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thựcvà sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
14 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn tiếng Việt - Tuần 6 - Tập đọc: Nỗi dằn vặt của An-Đrây-ca (Tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nào?
+Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
-Nêu ý chính của bài:
-Gọi HS nhắc lại
* Đọc diễn cảm:
-Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài
-GV chọn đoạn đọc diễn cảm:"Hai chị em ....cho nên người."
-Gọi HS đọc đoạn diễn cảm
-Tổ chức cho HS thi đọc phân vai.
-Nhận xét và cho điểm HS .
3. Củng cố-dặn dò:
+Vì sao chúng ta không nên nói dối?
+Em hãy đặt tên khác cho truyện theo tính cách của mỗi nhân vật.
- Nhận xét tiết học, về nhà học bài, kể lại câu chuyện. Chuẩn bị bài: Trung thu độc lập.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
-HS mở SGK.
-HS theo dõi
-HS nối tiếp đọc bài theo trình tự.
+HS luyện đọc đúng
-HS giải nghĩa từ khó SGK
-HS luyện đọc lại
-HS đọc theo cặp đôi.
-1 HS đọc, lớp đọc thầm
-HS lắng nghe
-HS đọc
+Cô xin phép ba đi học nhóm.
+Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đi xem phim hay la cà ngoài đường.
+Cô chị đã nói dối ba rất nhiều lần, cô không nhớ đây là lần thứ bao nhiêu cô nói dối ba, nhưng vì ba cô rất tin cô nên cô vẫn nói dối.
+Cô rất ân hận nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua.
+Vì cô cũng rất thương ba, cô ân hận vì mình đã nói dối , phụ lòng tin của ba.
+Nhiều lần cô chị nói dối ba.
- HS đọc thầm và trả lời.
*Cô bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim, lại đi lướt qua mặt chị, cô chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ để đi xem phim thì tức giận bỏ về.
* Khi cô chị mắng thì cô em thủng thẳng trả lời, lại còn giả bộ ngây thơ hỏi lại để cô chị sững sờ vì bị bại lộ mình cũng nói dối ba để đi xem phim.
+Cô nghĩ ba sẽ tức giận mắng mỏ thậm chí đánh hai chị em.
+ Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho giỏi.
+Cô em giúp chị tỉnh ngộ.
-1 HS đọc thành tiếng.
+Vì cô em bắt chước mình nói dối.
+Vì cô biết cô là tấm gương xấu cho em.
+Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cách em gái đã giúp mình tỉnh ngộ.
+Chúng ta không nên nói dối. Nói dối là tính xấu.
+Nói dối đi học để đi chơi là rất có hại.
+Nói dối làm mất lòng tin ở mọi người.
+Anh chị mà nói dối sẽ ảnh hưởng đến các em.
-Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu, làm mất lòng tin ở mọi người đối với mình.
-3 HS đọc nối tiếp
-HS tìm ra cách đọc
-3 HS đọc, HS khác nhận xét
-HS thi đọc phân vai
-HS nêu
-Cô chị biết hối lỗi.
-Cô em giúp chị tỉnh ngộ.
Bổ sung
Tập làm văn: Trả bài văn viết thư
I. Mục đích, yêu cầu:
-Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn viết thư (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
-HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
GD:Hiểu và biết được những lời hay, ý đẹp của những bài văn hay của các bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV:Bảng lớp viết sẵn 4 đề bài tập làm văn.Ghi ra giấy những lỗi sai của HS.
HS: SGK, vở, bút, ...
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Trả bài:
-Trả bài cho HS .
-Yêu cầu HS đọc lại đề bài của mình.
-GV nhận xét bài làm của HS .
+Ưu điểm:
-NHìn chung đa số các em đã xác định đúng trọng tâm của đề bài. Bố cục rõ ràng diễn đạt chưa gãy gọn. Nêu tên những HS viết bài tốt, số điểm cao nhất: An, Trung Dũng, Bình, ...
+Hạn chế: Một số ít em bố cục chưa rõ ràng.Nêu những lỗi sai của HS (không nên nêu tên HS ).
-Lỗi chính tả:
Nếu HS không đạt yêu cầu, GV không nên cho điểm mà dặn dò các em về nhà viết lại bài để có kết quả tốt hơn.
2. Hướng dẫn HS chữa bài:
-GV phát bài cho HS .
-GV ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả, mà nhiều HS mắc phải lên bảng sau đó gọi HS lên bảng chữa bài.
-Gọi HS bổ sung, nhận xét.
-Đọc những đoạn văn hay.
-GV gọi HS đọc những đoạn văn hay của các bạn trong lớp hay những bài GV sưu tầm được của các năm trước.
-Sau mỗi bài, gọi HS nhận xét.
3. Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS viết chưa đạt về nhà viết lại và nộp vào tiết sau.Chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
-HS đọc đề bài
-HS theo dõi, lắng nghe
+Đọc lời nhận xét củaGV .
+Đọc các lỗi sai trong bài, viết và chữa bài vào vở.
+Đổi vở để bạn bên cạnh kiểm tra lại.
-Đọc lỗi và chữa bài.
-HS lắng nghe
-Đọc bài.
-Nhận xét, tìm ý hay.
-HS cả lớp
Bổ sung
Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực- Tự trọng.
I.Mục đích, yêu cầu:
- Biết thêm được nghĩa một số từ ngữ về chủ điểm Trung thực- Tự trọng (BT1, BT2); bước đầu biết xếp các từ Hán Việt có tiếng "trung" theo hai nhóm nghĩa (BT3) và đặt câu được với một từ trong nhóm(BT4)
-Vận dụng nói viết, sử dụng từ linh hoạt.
II.Đồ dùng dạy – học:
GV: Thẻ từ ghi : tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái, SGK
HS: SGK, vở bút, ...
III. Hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
+ Viết 5 danh từ chung.
+ Viết 5 danh từ riêng.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ.
-Gọi HS lên bảng thực hiện ghép từ.
-GV nhận xét sửa sai.
-Thứ tự các từ điền như sau : tự trọng, tự kiêu, tự ti, tự tin, tự ái, tự hào.
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS thảo luận và thi nhau
-Nhóm 1 : đưa ra từ.
-Nhóm 2 :tìm nghĩa của từ.
+HS thực hiện và đổi vai người hỏi người trả lời.
-GV nhận xét sửa sai phân thắng – bại.
Bài 3:
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài.
-Nhóm nào xong trước lên bảng đính bài làm của nhóm mình lên bảng.
-Nhận xét, tuyên dương .
Bài 4:
-Yêu cầu HS tự đặt câu.
-Gọi HS đọc câu văn của mình. Chú ý nhắc những HS đặt câu chưa đúng hoặc có nghĩa tiếng Việt chưa hay.
-Nhận xét câu văn của HS .
3. Củng cố – dặn dò:
-Thế nào là Trung thực – Tự trọng?
-Nhận xét tiết học
- Về nhà viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta trong đó có dùng 2 trong số các từ ở bài tập 3.Chuẩn bị bài:Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Thảo luận cặp đôi,
-Tiếp nối nhau đọc bài và nhật xét.
-1 HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Hoạt động trong nhóm.
+Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó là : trung thành.
+Trước sau như một, không gì lay chuyển nổi là : trung kiên.
+Một lòng một dạ vì việc nghĩa là : trung nghĩa.
+Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau như một là : trung hậu.
+Ngay thẳng, thật thà là : trung thực.
-Hoạt động theo nhóm vào phiếu học tập.
+Trung có nghĩa là “ở giữa”: trung thu, trung bình, trung tâm.
+Trung có nghĩa là “một lòng một dạ” : trung thành, trung nghĩa, trung kiên, trung thực, trung hậu.
-Đặt câu và tiếp nối đọc câu của mình.
+Lớp em không có HS trung bình.
+Đêm trung thu thật vui và lí thú.
+Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.
-HS nêu
- Lắng nghe và thực hiện.
Bổ sung
Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
I. Mục đích, yêu cầu:
-Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện (BT1).
-Biết phát triển ý nêu dưới 2,3 tranh để tạo thành 2,3 đoạn văn kể chuyện (BT2)
-HS luôn mạnh dạn trước tập thể. Nhận xét, đánh giá được lời bạn kể.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Tranh minh hoạ cho truyện trang 46, SGK
HS: SGK, vở, bút, ...
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ (trang 54).
-Gọi 2 HS kể lại phần thân đoạn.
-Gọi 1HS kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên.
-Nhận xét và cho điểm HS .
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:GV ghi đề
b. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc đề.
-Dán 6 tranh minh hoạ theo đúng thứ tự như SGK. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh
+Truyện có những nhân vật nào?
+Câu chuyện kể lại chuyện gì?
+Truyện có ý nghĩa gì?
- Gv nhận xét, kết luận
-Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh.
-Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu.
-GV chữa cho từng HS
-Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lờ kể có sáng tạo.
Bài 2:
-Gọi HS đọc yêu cầu.
-GV làm mẫu tranh 1.
-Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi.
+Anh chàng tiều phu làm gì?
+Khi đó chàng trai nói gì?
+Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào?
+Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào?
-Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện
-Gọi HS nhận xét.
-Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại.
-Gọi các nhóm đọc phần câu hỏi của mình.GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp.
-Tổ chức cho HS thi kể từng đoạn.
-Nhận xét sau mỗi lượt HS kể.
-Tổ chức cho HS thi kể toàn chuyện.
-Nhận xét, cho điểm HS .
3. Củng cố- dặn dò:
-Hỏi: câu chuyện nói lên điều gì?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại nội dung câu chuyện vào vở và chuẩn bị bài sau: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện và trả lời các câu hỏi trong SGK.
-4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm phần lời. Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+Truyện có 2 nhân vật: chàng tiều phu và cụ già (ông tiên).
+Câu truyện kể lại việc chàng trai nghèo đi đốn củi và được ông tiên thử thách tính thật thà, trung thực qua việc mất rìu.
+ Truyện khuyên chúng ta hãy trung thực, thật thà trong cuộc sống sẽ được hưởng hạnh phúc.
-6 HS tiếp nối nhau đọc, mỗi HS đọc một bức tranh.
-3 HS kể cốt truyện.
-2 HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu thành tiếng.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc
-Quan sát, đọc thầm.
+Chàng tiều phu đang đốn củi thì chẳng may lưỡi rìu văng xuống sông.
+Chàng nói: “Cả gia tài nhà ta chỉ có lưỡi rìu này. Nay mất rìu không biết làm gì để sống đây.”
+Chàng trai nghèo, ở trần, đóng khố, người nhễ nhại mồ hôi, đầu quấn một chiếc khăn màu nâu.
+Lưỡi rìu sắt của chàng bóng loáng.
-2 HS kể đoạn 1.
-Nhận xét lời kể của bạn.
-Hoạt động trong nhóm, thư kí ghi câu trả lời vào giấy. Sau đó trong nhóm cùng xây dựng đoạn văn theo yêu cầu được giao.
-Đọc phần trả lời câu hỏi.
-Mỗi nhóm cử 1 HS thi kể một đoạn.
-2 đến 3 HS kể toàn chuyện.
-HS trả lời
- Cả lớp cùng thực hiện
Bổ sung
File đính kèm:
- tiengviet 4_t6.doc