- Luyện đọc :
* Đọc đúng: Tre xanh, lũy thành, lưng trần,
* Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
* Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung cảm xúc.
- Hiểu các từ ngữ trong bài: lũy thành, áo cộc, nôi tre, nhường .
- Hiểu nội dung của bài: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
- HS học thuộc lòng bài thơ.
13 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 5662 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Tiếng Việt - Tập đọc: Tre Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tạ? 30 + 3 = 33 (tạ)
Số tạ muối cả hai chuyến chở được là:
30 + 33 = 63 (tạ)
Đáp số : 63 tạ.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4, Củng cố – dặn dò:
- Bao nhiêu kg thì bằng 1yến, bằng 1tạ, bằng 1tấn?
+ 1 tạ bằng bao nhiêu yến?
+ 1 tấn bằng bao nhiêu tạ?
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà xem lại bài và hoàn thành nốt bài còn dở.
TẬP LÀM VĂN
CỐT TRUYỆN
I. Mục đích – yêu cầu:
- Hiểu được thế nào là cốt truyện. Hiểu được cấu tạo của cốt truyện gồm 3 phần cơ bản: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Sắp xếp các sự việc chính của một câu chuyện tạo thành cốt truyện. Kể lại câu chuyện sinh động hấp dẫn dựa vào cốt truyện.
-
II. Chuẩn bị:
-Bảng ép,bút lôngï.
-Hai bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học :
1.Ổn định:hát
2.Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Một bức thư thường gồm những phần nào? Hãy nêu nội dung của mỗi phần
+ Đọc lại bức thư mà mình viết cho bạn.
-Giáo viên nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: Giới thiệu bài – cá nhân nhắc lại đề.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Theo em thế nào là sự việc chính?
- Phát bảng ép, bút lông cho từng nhóm. Yêu cầu các nhóm đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và tìm các sự việc chính.
- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Nhắc nhở HS chỉ ghi một sự việc bằng một câu.
- Nhóm xong trước dán phiấu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Kết luận các phiếu đúng:
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Là những sự việc quan trọng, quyết định diễn biến các câu chuyện mà khi thiếu nó câu chuyện không còn đúng nội dung và hấp dẫn nữa.
- Hoạt động nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2 em đọc lại phiếu đúng.
Sự việc 1: + Dế Mèn gặp Nhà Trò đang gục đầu bên tảng đá.
Sự việc 2: + Dế Mèn gặng hỏi, Nhà Trò kể lại tình cảnh khốn khó bị bọn nhện ức hiếp và đòi ăn thịt.
Sự việc 3: + Dế Mèn phẫn nộ cùng Nhà Trò đi đến chỗ mai phục của bọn nhện.
Sự việc 4: + Gặp bọn nhện, Dế Mèn ra oai, lên án sự nhẫn tâm của chúng, bắt chúng phá vòng vây hãm Nhà Trò.
Sự việc 5: + Bọn Nhện sợ hãi phải nghe theo, Nhà Trò được tự do.
Bài 2:
- Chuỗi các sự việc như bài 1 được gọi là cột truyện. Vậy cốt truyện là gì?
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Sự việc 1 cho em biết điều gì?
+ Sự việc 2, 3 ,4 kể lại những chuyện gì?
+ Sự việc 5 nói lên điều gì?
- Cốt truyện là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của chuyện.
- 1 em đọc thành tiếng.
- Sự việc nêu nguyên nhân Dế Mèn bênh vực Nhà Trò, Dế Mèn gặp Nhà Trò đng khóc.
- Kể lại chuyện Dế Mèn đã bênh vực Nhà Trò như thế nào, Dế Mèn đã trừng trị bọn nhện.
- Sự việc 5 nói lên kết quả bọn nhện phải nghe theo Dế mèn, Nhà Trò được tự do.
Kết luận:
+ Sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác. (Dế mèn bắt gặp Nhà Trò đang ngồi khóc bên tảng đá)là phần mở đầu câu chuyện.
+ Các sự việc chính kế tiếp theo nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện (Dế Mèn nghe Nhà Trò kể tình cảnh mình/Dế Mèn phẫn nộ đến chỗ bọn nhện/ Dế Mèn ra oai, lên án bọn nhện, bắt chúng phải phá vòng vây, trả tự do cho Nhà Trò) là phần diễn biến của truyện.
+ Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính (bọn nhện phải vâng lệnh Dế Mèn, Nhà Trò được cứu thoát) là phần kết thúc truyện.
+ Cốt truyện thường có những phần nào?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Yêu cầu HS mở SGK trang 30, đọc câu chuyện chiếc áo rách và tìm cốt truyện của câu chuyện.
- Nhận xét, khen những HS hiểu bài.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và sắp xếp các sự việc bằngcách đánh dấu theo sốt thứ tự 1,2,3,4,5,6.
- Gọi 2 em lên bảng sắp xếp thứ tự các sự việc bằng bảng phụ. Cả lớp nhận xét.
- Kết luận: 1b – 2d – 3a – 4c – 5e – 6g.
Bài 2:
- Gọi Hs đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tập kể lại truyện trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi kể.
Lần 1: Tổ chức cho Hs thi kể bằng cách kểlại đúng các sự việc đã sắp xếp.
Lần 2: Tổ chức cho Hs thi kể bằng cách thêm bớt một số câu văn, hình ảnh, lời nói để câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- 2 – 3 em đọc ghi nhớ.
- 1 em đọc thành tiếng
+ Suy nghĩ tìm cốt truyện.
- 1 em đọc thành tiếng.
- Thảo luận và làm bài.
- 2 HS lên bảng xếp, dưới lớp nhận xét, bổ sung.
- 1 em đọc yêu cầu SGK.
- Tập kể trong nhóm.
- Thi kể trước lớp.
-lắng nghe.
4.Củng cố :
Câu chuyện Cây khế khuyên chúng ta điều gì?
Nhận xét tiết học.
5.Dặn dò:
Dặn Hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
________________________
ĐỊA LÍ:
HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN
Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. Mục Tiêu:
- Học xong bài này HS biết:
+Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân Hoàng Liên Sơn.
+Dựa vào tranh, ảnh để tìm ra kiến thức.
+Dựa vào hình vẽ nêu được qui trình sản xuất phân lân.
+Xác lâp được mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người.
- Rèn luyện kỹ năng xem lược đồ, bản đồ, bảng thống kê.
- HS biết yêu thiên nhiên, con người ở Hoàng Liên Sơn.
II. Đồ dùng dạy học
- GV:- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam - Tranh, ảnh một số mặt hàng thủ công, khai thác khoáng sản
- HS : Chuẩn bị sách ,vở địa lí.
III. Hoạt động dạy học
1. Ổn định: Nề nếp
2. Bài cũ:
-GV yêu cầu 2 HS lên bảng,điền và hoàn thiện vào sơ đồ sau :
Trang phục
Lễ hội
Dân cư sống ở
Hoàng Liên
Sơn
Một số dân tộc ít người
Chợ phiên
Giao thông
Sống ở
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- GV yêu cầu 1 HS dựa vào sơ đồ, nêu khái quát những nội dung về một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
- GV nhận xét , đánh giá .
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3. Bài mới:
Giới thiệu bài – Ghi đầu bài, gọi HS nhắc lại.
* Hoạt động 1: Trồng trọt trên đất dốc.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 em theo câu hỏi sau:
1. Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng trọt gì ? Ở đâu ?
2. Tại sao họ lại có cách thức trồng trọt như vậy ?
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, chốt ý:
+ Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng lúa, ngô, chètrên nương, rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn trồng lanh và một số loại cây ăn quả xứ lạnh.
+ Họ có cách thức trồng trọt như vậyvì họ sống ở vùng núi đất dốc nên phải làm ruộng bậc thang, khí hậu lạnh trồng rau và quả xứ lạnh.
* Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết thảo luận theo nhóm đôi các gợi ý sau:
H. Kể tên một số nghề thủ công và sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn?
H. Hàng thổ cẩm thường được dùng làm gì?
-GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
* GV kết luận : Nguời dân ở Hoàng Liên Sơn có các nghề thủ công chủ yếu như : dệt, may, thêu, đan lát ,rèn đúc
* Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản
- GV treo bản đồ khoáng sản, yêu cầu HS chỉ trên bản đồ một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn .
* GV kết luận (đồng thời chỉ trên bản đồ):
Hoàng Liên Sơn có một số khoáng sản như: a-pa-tít, chì, kẽm
Là khoáng sản được khai thác nhiều ở vùng này & là nguyên liệu để sản xuất phân lân .
- Yêu cầu nhóm 4 em quan sát hình 3, sau đó điền các cụm từ thích hợp vào sơ đồ sau để thể hiện được qui trình sản xuất phân lân.
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
Được khai Để làm
Thác từ
Phục vụ
Ngành SX Sản xuất ra
- GV nhận xét phần trình bày của HS, chốt ý.
*Tổng kết : Qúa trình sản xuất phân lân bao gồm : quặng apatít được khai thác từ mỏ, sau đó được làm giàu quặng ( loại bỏ bớt đá, tạp chất ). Quặng nào được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽû được đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân . phục vụ ngành nông nghiệp .
- GV nêu câu hỏi để rút ra ghi nhớ.
- GV yêu cầu 2 – 3 HS nêu ghi nhớ SGK trang 79.
4. Củng cố
- Gọi 1 HS đọc ghi nhớ SGK.
- Nhâïn xét tiết học.
5.Dặn dò
- Dặn dò về nhà chuẩn bị bài: Trung du Bắc Bộ
- 2 HS nhắc lại đầu bài.
-HS thực hiện thảo luận theo nhóm 4 em, cử thư ký ghi kết quả thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời, mời nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- Từng cặp HS dựa vào tranh , ảnh, vốn hiểu biết để trả lời:
+ Nghề thủ công : dệt, may ,thêu , đan lát, rèn đúc
+ Hàng thổ cẩm có màu sắc sặc sỡ , thường được dùng để làm thảm, khăn , mũ túi
-HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi, lắng nghe
- 1-2 HS lên bảng nhìn ký hiệu, chỉ vào bản đồ khoáng sản các khoáng sản chính ở Hoàng Liên Sơn.
-HS cả lớp quan sát, nhận xét , bổ sung.
- HS lắng nghe
- Tiến hành thảo luận nhóm (4 em).
- Đại diện các nhóm trình bày- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- 2 – 3 HS đọc ghi nhớ, cả lớp đọc thầm .
- 1 HS đọc ghi nhớ, lớp theo dõi.
- HS lắng nghe, ghi nhận.
File đính kèm:
- Thu 4 (4).doc