I. MỤC TIÊU
- Học sinh bước đầu hiểu nội dung của tranh qua bốp cục, hình ảnh và màu sắc.
- Học sinh biết khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài.
- Học sinh cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
II. CHUẨN BỊ
· GIÁO VIÊN
- Sưu tầm tranh về các đề tài của học sinh các lớp.
- Tranh thiếu nhi.
· HỌC SINH
- Dụng cụ học vẽ.
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 2676 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 26 - Tiết 26: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh của thiếu nhi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26 Ngày dạy //2009
Tiết 26 THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH CỦA THIẾU NHI
MỤC TIÊU
Học sinh bước đầu hiểu nội dung của tranh qua bốp cục, hình ảnh và màu sắc.
Học sinh biết khai thác nội dung khi xem tranh về các đề tài.
Học sinh cảm nhận được và yêu thích vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
CHUẨN BỊ
GIÁO VIÊN
Sưu tầm tranh về các đề tài của học sinh các lớp.
Tranh thiếu nhi.
HỌC SINH
Dụng cụ học vẽ.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động 1: Xem tranh.
Tranh 1: Thăm ông bà. Tranh sáp màu của Thu Vân.
Học sinh xem tranh và tìm hiểu nội dung qua các câu hỏi gợi ý sau:
+Cảnh thăm ông bà diễn ra ở đâu?
+Trong tranh có những hình ành nào? Hãy mêu tả hình dáng của mỗi người trong từng công việc?
+Màu sắc của bức tranh như thế nào?
Sau khi học sinih tìm hiểu về nội dung, giáo viên yêu cầu học sinh nòi lên cảm nhận riêng của mình về bức tranh.
Giáo viên tóm tắt: Bức tranh thăm ông bà thể hiện tình cảm của các cháu với ông bà. Tranh vẽ hình ảnh ông bà và các cháu với càc dáng hoạt động rất sinh động thể hiện tình cảm thân thương gần gũi của những người ruột thịt. Màu sắc trong tranh tơi sáng, gợi lên không khí ấm cúng của cảnh sum họp gia đình.
Tranh 2: Chúng em vui chơi, tranh sáp màu của Thu Hà.
Giáo viên gợi ý học sinh tìm hiểu tranh:
+Bức tranh vẽ về đề tài gì?
+Hình ảnh nào là hình ảnh chính trong tranh?
+Hình ảnh nào là hình ảnh phụ trong tranh?
+Các dáng hoạt động của các em nhỏ trong tranh như thế nào?
+Màu sắc trong tranh như thế nào?
Học sinh xem tranh theo gợi ý trên.
Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh nêu cảm nhận của mình về bức tranh.
Giáo viên tóm tắt: Chúng em vui chơi là bức tranh đẹp, thể hiện cảnh vui chơi của thiếu nhi với những hình ảnh sinh động: em cầm hoa, em cầm bóng với những hình ảnh chạy nhảy tung tăng. Màu sắc tươi sáng rực rỡ càng làm cho tranh đẹp và tươi vui.
Tranh 3: Vệ sinh mọi trường chào đón Sea Game 22, tranh sáp màu của Phương Thảo.
Giáo viên yêu cầu học sinh xem tranh và gợi ý tìm hiểu nội dung:
+Tên của bức tranh này là gì? Bạn nào vẽ bức tranh này?
+Trong tranh có nhữg hình ảnh nào?
+Những hình ảnh nào là hình ảnh chính, hình ảnh phụ?
+Bạn Thảo vẽ về đề tài nào?
+Em có nhận xét gì về bức tranh này?
Học sinh vừa quan sát vừa trả lời các câu hỏi theo cảm nhận riêng.
Giáo viên tóm tắt: Bức tranh của bạn Thảo vẽ về đề tài sinh hoạt của thiếu nhi: làm vệ sinh môi trường để chào đón ngày hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 được tổ chức ở nước ta vào năm 2003 tại Hà Nội. Bức tranh có bố cục rõ trọng tâm, hình ảnh sinh động, màu sắc tươi sáng, thể hiện được không khí lao động, sôi nổi hăng say.
**Ba bức tranh được giời thiệu tron bài là những bức tranh đẹp của các bạn thiếu nhi. Các bạn đã vẽ về những hoạt động khác nhau nhưng đều rất quen thuộc đối với lứa tuổi nhỏ. Nếu thường xuyên quan sát cuộc sống xung quanh, các em sẽ tìm được nhiều đế tài lí thú để vẽ thành bức tranh đẹp.
Hoạt động 2: Nhận xét – đánh giá:
Giáo viên khen ngợi những học sinh tích cực phát biểu bài.
Dặn dò học sinh:
Sưu tầm tranh và tập nhận xét về cách vẽ hình, vẽ màu.
Quan sát một số loại cây.
File đính kèm:
- Bai 26.doc