I.MỤC TIÊU
· HS nhận biết được đặc điểm của 1 số khuôn mặt người.
· HS biết cách vẽ và vẽ được chân dung theo ý thích.
· HS biết quan tâm đến mọi người.
II. CHUẨN BỊ
+ GIÁO VIÊN
· SGK, SGV.
· Một số ảnh chân dung.
· Tranh chân dung của hoạ sĩ và tranh đề tài khác để so sánh.
· Hình gợi ý cách vẽ.
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 15: Vẽ tranh: Vẽ chân dung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15 VẼ TRANH (L4)
VẼ CHÂN DUNG
I.MỤC TIÊU
HS nhận biết được đặc điểm của 1 số khuôn mặt người.
HS biết cách vẽ và vẽ được chân dung theo ý thích.
HS biết quan tâm đến mọi người.
II. CHUẨN BỊ
+ GIÁO VIÊN
SGK, SGV.
Một số ảnh chân dung.
Tranh chân dung của hoạ sĩ và tranh đề tài khác để so sánh.
Hình gợi ý cách vẽ.
+ HỌC SINH
SGK.
VTV, bút chì, màu.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Kiểm tra đồ dùng học tập học sinh
Giới thiệu bài.
HĐ CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
HĐ1. QUAN SÁT, NHẬN XÉT
1.Mục tiêu: Giúp HS nhận biết đặc điểm khuôn mặt người.
2.Tiến hành:
GVg/t tranh và ảnh chân dung.
+ Aûnh được chụp bằng máy nên giống thật và rõ ràng chi tiết.
+ Tranh được vẽ bằng tay, thường diển tả đặc điểm chính của nhân vật.
GV cho HS so sánh chân dung và tranh đề tài sinh hoạt.
HS quan sát khuôn mặt để thấy được:
+ Hình dáng khuôn mặt: (hình trái xoan, hình vuông, hình tròn).
+ Tỉ lệ dài ngắn to, nhỏ, rông, hẹp của trán, mắt, mũi, miệng, cằm,
3. Kết luận: GV chốt ý:
Mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau;
Mắt, mũi, miệng của mỗi người có hình dạng khác nhau.
Vị trí của mắt, mũi, miệng trên khuôn mặt mỗi người một khác. ( xa, gần, cao, thấp).
HĐ2: CÁCH VẼ
1.Mục tiêu: Giúp HS biết cách vẽ chân dung.
2. Tiến hành:
GV gợi ý HS vẽ hình; quan sát người mẫu, vẽ hình từ khái quát đến chi tiết.
+ Phác hình theo khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa tờ giấy.
+ Vẽ cổ vai và đường trục của mặt;
+ Tìm vị trí của tóc, tai, mắt, mũi, miệng để vẽ hình cho rõ đặc điểm: (trán cao thấp, mắt to nhỏ, mũi dài hay ngắn, miệng rộng hay hẹp, tóc dài hay ngắn,)
GV gợi ý HS vẽ màu.
+ Vẽ màu da, tóc, áo có thể trang trí thêm cho đẹp phù hợp với nhân vật.
+ Vẽ màu nền.
3. Kết luận: GV chốt ý: vẽ chân dung cần vẽ đầy đủ mắt mũi miệng. Thể hiện trạng thái vui, buồn của nhân vật.
HĐ3: THỰC HÀNH
1.Mục tiêu:Giúp HS vẽ được bài.
2. Tiến hành:
GV tổ chức theo nhóm.
GV gợi ý HS vẽ theo trình tự.
3. Kết luận: GV chốt ý.
HĐ4: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
1.Mục Tiêu: Giúp HS biết đánh giá bài bạn.
2.Tiến hành:
GV, HS chọn bài, gợi ý HS nhận xét về : bố cục, cách vẽ hình,các chi tiết, màu sắc.
3. Kết luận: GV nhận xét chung tiết học.
DẶN DÒ
+ Quan sát, nhận xét nét mặt người khi vui, buồn, lúc tức giận
+ Sưu tầm các loại võ hộp.
HS quan sát nhận ra sự khác nhau.
HS phân biệt 2 thể loại này.
HS quan sát trả lời.
HS lắng nghe.
HS quan sát hình mẫu.
HS lắng nghe.
HS cần nắm rõ đặc điểm các chi tiết.
HS thực hành.
HS nhận xét, đánh giá, xếp loại, tìm bài đẹp.
File đính kèm:
- bai 15.doc