Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 11: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh của họa sĩ

• HS hiểu được nội dung của các bức tranh qua hình vẽ, bố cục, màu sắc.

• HS làm quen với chất liệu và kĩ thuật vẽ tranh.

• HS chỉ ra được các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy – học:

GIÁO VIÊN HỌC SINH

- SGK, SGV. - SGK.

- Có thể sưu tầm tranh phiên bản khổ lớn để HS quan sát, - Sưu tầm tranh phiên bản của họa sĩ

 nhận xét. về các đề tài.

- Que chỉ tranh.

- Sưu tầm thêm tranh phiên bản của họa sĩ về các đề tài.

 

doc4 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 11 - Tiết 11 - Bài 11: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh của họa sĩ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng Giáo dục & Đào tạo Huyện Châu Thành Trường Tiểu học “A” Tân Phú Bài 11: Thường thức mĩ thuật š&› Môn: Mĩ thuật Tiết: 11, Lớp: 4, Tuần: 11 Ngày dạy: 03/11/2011 I/ MỤC TIÊU: HS hiểu được nội dung của các bức tranh qua hình vẽ, bố cục, màu sắc. HS làm quen với chất liệu và kĩ thuật vẽ tranh. HS chỉ ra được các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích. II/ CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy – học: GIÁO VIÊN HỌC SINH - SGK, SGV. - SGK. - Có thể sưu tầm tranh phiên bản khổ lớn để HS quan sát, - Sưu tầm tranh phiên bản của họa sĩ nhận xét. về các đề tài. - Que chỉ tranh. - Sưu tầm thêm tranh phiên bản của họa sĩ về các đề tài. 2. Phương pháp dạy – học: Phương pháp trực quan, vấn đáp, gợi mở, học nhóm. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: A. Ổn định lớp: B. Kiểm tra dụng cụ học tập của HS, bài tập tiết trước. C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH Bài 11: Thường thức mĩ thuật XEM TRANH CỦA HỌA SĨ Giới thiệu bài: Chia lớp thành 2 đội (đội A và đội B), cho HS chơi trò chơi ghép tranh. Mỗi đội cử 2 đại diện lên bảng tham gia trò chơi. Trong thời gian 1 phút đội nào ghép hoàn thành trước thì thắng cuộc. HS tham gia trò chơi. GV nhận xét trò chơi và tuyên dương đội thắng cuộc. HS lắng nghe GV nhận xét trò chơi. GV ghi tựa bài lên bảng. I. Xem tranh: HOẠT ĐỘNG 1: Xem tranh GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK. Sau đó chia lớp thành 6 nhóm (thảo luận 2 câu hỏi), phát câu hỏi thảo luận cho từng nhóm. Các nhóm thảo luận trong thời gian 10 phút, sau đó cử đại diện lên bảng trình bài. HS quan sát tranh và thảo luận nhóm. 1) Về nông thôn sản xuất: Tranh lụa của họa sĩ Ngô Minh Cầu (1924). Câu hỏi 1: - Bức tranh tên gì? - Về nông thôn sản xuất. - Tên tác giả? - Ngô Minh Cầu. - Tranh vẽ bằng chất liệu gì? - Vẽ trên nền lụa. - Bức tranh vẽ về đề tài gì? - Vẽ về đề tài sản xuất ở nông thôn. - Trong bức tranh có những hình ảnh nào? - Đôi vợ chồng, những con trâu, nhà, đống gôm, cây cối, con đường, - Trong tranh hình ảnh nào là chính? - Hình ảnh chính ở giữa tranh là đôi vợ chồng người nông dân đang ra đồng. Người chồng (chú bộ đội) vai vác bừa, tay giong bò, người vợ vai vác cuốc, hai người vừa đi vừa nói chuyện. - Hình ảnh chú bê con đang làm gì? - Đang chạy theo mẹ làm cho bức tranh thêm sinh động. - Màu sắc trong tranh như thế nào? Có những màu gì? - Màu sắc trong tranh hài hòa. Có màu vàng của đống gôm, mái nhà tranh; màu đỏ của mái ngói; - Bố cục và đường nét tranh như thế nào? - Bố cục chặt chẽ, cách vẽ nhẹ nhàng, gợi cảm. GV nhận xét và bổ sung: Ø Bức tranh “Về nông thôn sản xuất”. Tranh lụa của họa sĩ Ngô Minh Cầu (1924) vẽ về đề tài sản xuất ở nông thôn. Ø Sau chiến tranh, chú bộ đội về nông thốn sản xuất cùng gia đình. Ø Hình ảnh chính ở giữa tranh là vợ chồng người nông dân đang ra đồng. Người chồng (chú bộ đội) vai vác bừa, tay giong bò, người vợ vai vác cuốc, hai người vừa đi vừa nói chuyện. Ø Hình ảnh bò mẹ đi trước, bê con chạy theo làm cho bức tranh thêm sinh động. Ø Phía sau là nhà tranh, nhà ngói cho thấy cảnh nông thôn yên bình, đầm ấm. Ø “Về nông thôn sản xuất” là bức tranh đẹp, có bố cục chặt chẽ, hình ảnh rõ ràng, sinh động, màu sắc hài hòa, thể hiện cảnh lao động trong cuộc sống hằng ngày ở nông thôn sau chiến tranh. HS lắng nghe GV chốt lại. - Hãy nêu nhận xét riêng của mình về bức tranh? - HS trả lời theo cảm nghĩ. 2) Gội đầu: Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 – 1994). Câu hỏi 2: - Bức tranh tên gì? - Gội đầu. - Tên tác giả? - Trần Văn Cẩn. - Tranh vẽ bằng chất liệu gì? - Tranh khắc gỗ màu (khác với tranh vẽ, tranh khắc gỗ có thể in được nhiều bản). - Tranh vẽ về đề tài gì? - Tranh vẽ về đề tài sinh hoạt (cảnh cô gái nông thôn đang chải tóc, gội đầu). - Trong tranh có những hình ảnh nào? - Cô gái, chậu thau, cái ghế tre, khóm hồng. - Hình ảnh nào là hình ảnh chính? - Hình ảnh cô gái là hình ảnh chính chiếm gần hết mặt tranh. - Màu sắc trong tranh như thế nào? Có những màu gì? - Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng: màu trắng hồng của thân cô gái, màu hồng của hoa, màu xanh dịu mát của nền và màu đen đậm của tóc tạo cho tranh thêm sinh động. - Bố cục tranh như thế nào? - Bố cục vừa vững chãi, vừa uyển chuyển. GV nhận xét và bổ sung: Ø Bức tranh “Gội đầu”: Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Trần Văn Cẩn (1910 – 1994) vẽ về đề tài sinh hoạt (cảnh cô gái nông thôn đang chải tóc, gội đầu). Ø Hình ảnh cô gái là hình ảnh chính chiếm gần hết mặt tranh: thân hình cô gái cong mềm mại; mái tóc đen dài buôn xuống chậu thau làm cho bố cục vừa vững chãi, vừa uyển chuyển. Bức tranh đã khắc họa cảnh sinh hoạt đời thường của người thiếu nữ nông thôn Việt Nam. Ø Ngoài hình ảnh chính, trong tranh còn có hình ảnh cái chậu thau, cái ghế tre, khóm hồng làm cho bố cục thêm chặt chẽ và thơ mộng. Ø Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng: màu trắng hồng của thân cô gái, màu hồng của hoa, màu xanh dịu mát của nền và màu đen đậm của tóc tạo cho tranh thêm sinh động. Ø Bức tranh Gội đầu là tranh khắc gỗ màu (tranh in từ các bản khắc gỗ). Khác với tranh vẽ, tranh khắc gỗ có thể in được nhều bản. Ø Bức tranh “Gội đầu” là một trong những bức tranh đẹp của họa sĩ Trần Văn Cẩn. Với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuật Việt Nam, ông đã được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt I – năm 1996). HS lắng nghe GV chốt lại và bổ sung. - Hãy nêu nhận xét riêng của mình về bức tranh? - HS trả lời theo cảm nghĩ. HOẠT ĐỘNG 2: Nhận xét, đánh giá. GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS tích cực phát biểu tìm hiểu nội dung tranh. HS lắng nghe. Dặn dò: Về nhà quan sát những sinh hoạt hằng ngày để chuẩn bị cho tiết hoc sau Bài 12: Đề tài tranh sinh hoạt. HS về nhà làm theo yêu cầu GV. RÚT KINH NGHIỆM BGH PHÊ DUYỆT TỔ TRƯỞNG PHÊ DUYỆT Tân Phú, ngày.tháng.năm 2011 Người soạn Nguyễn Thanh Nhàn

File đính kèm:

  • docBai 11 - Xem tranh cua hoa si.doc