Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 1: Vẽ trang trí : Màu sắc và cách pha màu (tiếp)

HS biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lục, tím.

- HS nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh. HS pha được màu theo hướng dẫn.

- HS yêu thích màu sắc và ham thích vẽ.

 - HS Khá giỏi : Pha đúng các màu da cam, xanh lá cây, tím.

II. Chuẩn bị :

 GV:

- Hình giới thiệu 3 màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha các màu: da cam, xanh lục, tím.

 

doc33 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tuần 1: Vẽ trang trí : Màu sắc và cách pha màu (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồng của hoa, màu xanh dịu mát của nền và màu đen đậm của tóc tạo cho tranh thêm sinh động. - Bức tranh Gội đầu là bức tranh khắc gỗ màu ( tranh in tờ các bản khắc gỗ ) khác với tranh vẽ, tranh khắc gỗ có thể in được nhiều bản. - Bức tranh Gội đầu là một trong nhiều bức tranh đẹp của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn. Với đóng góp lớn cho nền mĩ thuật Việt Nam, ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 1996. Thực hành: Xem tranh, nêu nhận xét và cảm nghĩ của em. Tuần 12 Ngày tháng 10 năm 2011 Vẽ tranh ĐỀ TÀI SINH HOẠT I. Mục tiêu: - HS biết được những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em ( đi học, làm việc giúp gia đình ) - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt. - HS có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình. - HS Khá giỏi: Sắp xếp hìmh vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp. II. Chuẩn bị : GV: Một số tranh, ảnh của các hoạ sĩ và thiếu nhi về đề tài inh hoạt. Hình gợi ý cách vẽ ( GV vẽ bảng ). Bài vẽ của HS lớp trước. HS: Giấy vẽ, vở thực hành. Bút chì, màu, tẩy. III. Hoạt động dạy - học: * Ổn định tổ chức lớp: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài - GV chia nhóm cho HS trao đổi về nội dung đề tài - Treo tranh và gợi ý HS quan sát nhận xét. + Bức tranh này vẽ về đề tài gì? + em thích bức tranh nào ? vì sao? + hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở nhà, ở trường? * Hoạt động 2 : Cách vẽ - Hãy nêu cách vẽ tranh? - GV minh hoạ một vài hình bố cục trên bảng cho HS quan sát. * Hoạt động 3 : Thực hành - GV gợi ý thêm cho những HS còn lúng túng về cách vẽ hình, vẽ màu. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Chọn một số tranh đã hoàn thành cho HS nhận xét. + sắp xếp hình ảnh, hình vẽ ( phù hợp với tờ giấy, thể hiện được các dáng đang hoạt động ). + màu sắc. + HS xếp loại tranh theo ý thích. * Dặn dò: Chuẩn bị bài sau. - Nhóm trưởng đại diện nhóm nhận xét. - Đề tài: Sinh hoạt (câu cá), sinh hoạt trong gia đình. - Giúp đỡ gia đình: cho gà ăn, quét nhà, trồng cây, tưới cây Đá bóng, nhảy dây, múa hát, cắm trại, tham quan - Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau để nội dung rõ và phong phú. - Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động - Vẽ màu tươi sáng, có đậm, có nhạt. - Lưu ý: Chú ý các hình dáng người sao cho phù hợp các động tác thể hiện được các dáng đang hoạt động. Thực hành: Vẽ một bức tranh theo ý thích về đề tài sinh hoạt Tuần 13 Ngày tháng 10 năm 2011 Vẽ trang trí TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM I. Mục tiêu: - HS tìm hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm. - HS biết cách vẽ và vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích. Biết sử dụng đường diềm vào các bài trang trí ứng dụng. - HS có ý thức làm đẹp cho cuộc sống. - HS Khá giỏi:Chọn và sắp xếp hoạ tiết cân đối phù hợp với đường diềm , tô màu đều, rõ hình chính, phụ. II. Chuẩn bị : GV: Sưu tầm một số đường diềm và đồ vật có trang trí đường diềm. Hình gợi ý cách vẽ ( GV minh hoạ bảng ). Bài vẽ của HS lớp trước. HS: Giấy vẽ, vở thực hành. Bút chì, màu, tẩy. III. Hoạt động dạy - học: * Ổn định tổ chức lớp: * Giới thiệu bài : GV dùng các đồ vật có trang trí đường diềm để giới thiệu bài. Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét - GV gợi ý HS nhận xét hình trong SGK: + Em thấy đường diềm thường được trang trí trên đồ vật nào? + Ngoài những đồ vật trong SGK em còn biết những đồ vật nào được trang trí đường diềm? + Cách sắp xếp hoạ tiết đường diềm như thế nào? + Em có nhận xét gì về màu sắc của các đường diềm? * Hoạt động 2 : Cách trang trí - Hãy nêu cách trang trí đường diềm? * Hoạt động 3 : Thực hành - GV hướng dẫn cho những HS còn lúng túng. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá - Chọn một số bài đạt và chưa đạt cho HS nhận xét. - GV nhận xét chung tiết học, động viên những HS có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: Chuẩn bị bài học sau. + Đường diềm dùng để trang trí khăn, áo, đĩa, quat, ấm chén + Hoạ tiết tranh trí rất phong phú: hoa, lá, chim, bướm, hìn tròn, hình vuông, hình tam giác + Có nhiều cách sắp xếp hoạ tiết đường diềm: nhắc lại, xen kẽ, đối xứng, xoay chiều.. + Các hoạ tiết giống nhau được vẽ bằng nhau và vẽ cùng một màu. + Tìm chiều dài chiều rộng của đường diềm cho vừa với tờ giấy và kẻ hai đường thẳng cách đều, sau đó chia các khoảng đều nhau rồi kẻ các trục. + Vẽ các hình mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối hài hoà. +Tìm và vẽ hoạ tiết nhắc lại hoặc xen kẽ. + Vẽ màu theo ý thích, có đậm, nhạt. nên dùng 3 đến 4 màu. Thực hành: Trang trí đường diềm theo mẫu sau - Nhận xét một số bài về cách sắp xếp, màu sắc - Xem bài của lớp trước và nhận xét. Tuần 14 Ngày tháng 10 năm 2011 Vẽ theo mẫu MẪU CÓ HAI ĐỒ VẬT I. Mục tiêu: - HS Nắm được hình dáng, tỉ lệ của hai vật mẫu. - HS biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết và vẽ được hai đồ vật gần giống mẫu. - HS yêu thích vẻ đẹp từ các đồ vật. - HS Khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối , hình vẽ gần với mẫu. II. Chuẩn bị : GV: Một số đồ vật để vẽ theo nhóm. Vải làm nền cho mẫu vẽ (nếu có). Bục để vật (nếu có). Hình gợi ý cách vẽ. Một số bài vẽ mẫu có hai đồ vật của học sinh lớp trước. HS: Mẫu để vẽ theo nhóm ( nếu có điều kiện chuẩn bị). Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Bút chì, màu, tẩy. III. Hoạt động dạy - học: * Ổn định tổ chức lớp: * Giới thiệu bài: Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét - GV gợi ý HS nhận xét hình 1, trang 34 SGK : + Mẫu có mấy đồ vật ? gồm những đồ vật gì ? + Vị trí đồ vật nào ở trước, ở sau ? + GV bày một vài mẫu (ví dụ : cái chai và cái bát, cái ca và cái chén, cái bình và cái tách...)và gợi ý HS nhận xét mẫu ở ba hướng khác nhau (chính diện, bên trái, bên phải) để các em thấy được sự thay đổi vị trí của hai vật mẫu tuỳ thuộc vào hướng nhìn. * Hoạt động 2: Cách vẽ - Nêu cách vẽ mẫu có hai đồ vật? * Hoạt động 3: Thực hành - GV giao nội dung thực hành cho HS. - Khi thấy HS còn lúng túng, GV hướng dẫn bổ sung ngay và yêu cầu HS quan sát mẫu, so sánh với bài vẽ để điều chỉnh. - HS làm bài (nhắc HS không được dùng thước kẻ). * Hoạt động 4: nhận xét đánh giá - GV cùng HS treo một số bài vẽ lên bảng. - Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ: + Bố cục (cân đối). + Hình vẽ ( rõ đặc điểm, giần giống mẫu). - GV nhận xét kết luận và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: Quan sát chân dung của bạn, của người thân... - 2 đồ vật: ly và tách - Chiếc tách nằm trước ly và che khuất một phần chiếc ly. + Khi nhìn mẫu ở các hướng khác nhau, vị trí các vật mẫu sẽ thay đổi khác nhau. Mỗi người cần vẽ đúng theo theo vị trí quan sát mẫu của mình. + So sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của mẫu để phát khung hình chung, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu. + Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của chúng (cao, thấp, rộng, hẹp và vị trí trước sau của chúng). + Vẽ nét chính thức, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu. Nét vẽ cần có đậm có nhạt. + Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu. Thực hành: Vẽ mẫu có hai đồ vật tùy chọn. Tuần 15 Ngày tháng 10 năm 2011 Vẽ tranh VẼ CHÂN DUNG I. Mục tiêu: - HS nhận biết được đặc điểm của một số khung mặt người. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung theo ý thích. - HS biết quan tâm đến mọi người. - HS Khá giỏi: Sắp xếp hình vẽ cân đối , biết chọn màu , vẽ màu phù hợp. II. Chuẩn bị : GV: Một số ảnh chân dung. Một số tranh chân dung của hoạ sĩ, của HS và tranh ảnh về đề tài khác để so sánh. Hình hình ảnh gợi ý cách vẽ. HS: Giấy vẽ hoặc vở thực hành. Giấy vẽ, vở thực hành. Bút chì, màu vẽ, tẩy. III. Hoạt động dạy - học: * Ổn định tổ chức lớp: * Giới thiệu bài: Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động1: Quan sát, nhận xét - So sánh giữa ảnh chụp chân dung và tranh chân dung? - Khi vẽ tranh chân dung cần chú ý điều gì? * Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung - Nêu cách vẽ chân dung? - GV gợi ý HS cách vẽ màu + Vẽ màu da, tóc, áo. + Vẽ màu nền. + Có thể trang trí cho áo thêm đẹp và phù hợp với nhân vật. Lưu ý : - Khi hướng dẫn, GV có thể phát lên bảng hình một số khuôn mặt khác nhau. - Vẽ phát hình tóc, mắt ,mũi, miệng khác nhau ở các khuôn mặt để HS quan sát thấy được đặc điểm riêng của từng người. - Đối với HS lớp 4, vẽ chân dung chỉ dừng lại ở mức độ : vẽ được khuôn mặt đầy đủ mắt, mũi, miệng,...vừa với tờ giấy. Dựa vào thực tế mỗi bài vẽ, GV có thể gợi ý để HS tập thể hiện đặc điểm của các trạng thái vui, buồn của nhân vật. * Hoạt động 3 : Thực hành - Có thể tổ chức vẽ theo nhóm (quan sát và vẽ bạn trong nhóm). - GV gợi ý cho HS vẽ theo trình tự đã hướng dẫn. * Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá. - GV cùng HS chọn và treo một số tranh lên bảng. GV gợi ý HS nhận xét : + Bố cục. + Cách vẽ hình,các chi tiết và màu sắc. - GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình về một bài vẽ chân dung. Ví dụ: Bức tranh đẹp hay chưa đẹp, người được vẽ trong tranh già hay trẻ,nam hay nữ, trạng thái vui hay buồn - HS xếp loại bài vẽ theo ý thích. - GV bổ sung ý kiến của HS, kết luận và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. * Dặn dò: - Sưu tầm các loại vỏ hộp để chuẩn bị cho bài sau. + Ảnh được chụp bằng máy nên rất giống thật và rõ từng chi tiết ; + Tranh được vẽ bằng tay, thường diễn tả tập trung vào những đặc điểm chính của nhân vật. + Hình dáng khuôn mặt ( hình trái xoan,hình vuông, hình tròn...). + Tỉ lệ dài ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt,mũi, miệng,cằm... + Mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau; + Mắt, mũi, miệng của mỗi người có hình dạng khác nhau; + Vị trí của mắt, mũi, miệng...trên khuôn mặt mỗi người một khác (xa, gần, cao, thấp...) - Quan sát người mẫu, vẽ hình từ khái quát đến chi tiết: + Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tờ giấy; + Vẽ cổ, vai và đường trục của mặt; + Tìm vị trí của tóc,tai, mắt, mũi, miệngđể vẽ hình cho rõ đặc điểm. Ví dụ: + Trán cao hay thấp. + Mắt to hay nhỏ. + Mũi dài hay ngắn. + Miệng rộng hay hẹp. + Tóc dài hay ngắn. Vẽ các chi tiết đúng với nhân vật. Thực hành: Vẽ theo mẫu

File đính kèm:

  • docGiao an Mi thuat lop 4 tuan 1 den tuan 15.doc