Mục tiêu:
- Hs nhận biết hình dáng, đặc điểm con vật.
- Biết cách nặn và nặn được con vật quen thuộc.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con vật, có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật.
II ) Chuẩn bị:
*) Giáo viên:
- SGV, SGK, tranh, ảnh những con vật khác nhau.
- Hình nặn của Hs năm trước.
- Hình gợi ý cách nặn
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 724 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tiết 8: Bài 8: Tập nặn tạo dáng nặn con vật quen thuộc (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/10/2012
Tiết 8: Bài 8: Tập nặn tạo dáng
NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I ) Mục tiêu:
- Hs nhận biết hình dáng, đặc điểm con vật.
- Biết cách nặn và nặn được con vật quen thuộc.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con vật, có ý thức chăm sóc và bảo vệ con vật.
II ) Chuẩn bị:
*) Giáo viên:
- SGV, SGK, tranh, ảnh những con vật khác nhau.
- Hình nặn của Hs năm trước.
- Hình gợi ý cách nặn
- Bài vẽ của Hs năm trước.
*) Học sinh:
- Đất nặn, giấy xé dán, đồ dùng cần thiết.
- Sưu tầm tranh ảnh các con vật.
III ) Hoạt động dạy học: (35’ – 40’)
Ổn định lớp học:
Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
3) Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1
Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét:
- Gv giới thiệu tranh, ảnh về một số con vật quen thuộc. Yêu cầu Hs quan sát và gợi ý để Hs nhận ra vẻ đẹp, đặc điểm, hình dáng, màu sắc, lợi ích của con vật.
- Trong tranh có những con vật gì?
- Hãy kể tên những bộ phận chính của con vật?
- Hãy mô tả những đặc điểm nổi bật của con vật?
- Màu sắc của con vật như thế nào?
- Con vật có lợi ích đối với chúng ta như thế nào?
- Hình dáng của con vật khi hoạt động có thay đổi không?
- Hãy kể tên một số con vật quen thuộc mà mình biết
Hoạt động 1
Quan sát nhận xét:
- Quan sát tranh nhận ra vẻ đẹp, đặc điểm, hình dáng, màu sắc ...của con vật
- Đầu, thân, chân và đuôi.
- Con trâu: Thân hình to, có 2 sừng, màu đen hoặc màu bạc...
- Con gà: Không có sừng mà có mào, thân hình nhỏ hơn con trau và có cánh, long nhiều màu sắc...
- Màu sắc của các con vật rất phong phú và đa dạng.
- Cung cấp thịt, sức kéo, giữ nhà, bắt chuột...
- Có thay đổi...
- Hs kể.
Hoạt động 2
Hướng dẫn Hs cách nặn:
- Gv dùng đất nặn mẫu và yêu cầu Hs chú ý quan sát cách nặn.
- Nặn con vật như thế nào cho đẹp?
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại.
+ Nặn từ một thỏi đất sau đó thêm các chi tiết cho sinh động.
- Tạo dáng và sửa hoàn chỉnh con vật
- Gv cho Hs xem một số bài nặn của Hs năm trước để tham khảo.
Hoạt động 2.
Cách nặn:
- Hs quan sát nhận ra cách nặn.
- Cách 1:
+ Nặn từng bộ phận rồi ghép, dính lại
+ Nặn hình đầu, mình, chân, đuôi...
+ Nặn các chi tiết khác
+ Ghép, dính thành hình con vật và tạo dáng cho sinh động (nằm, đi, đứng, chạy...)
- Cách 2: Nặn con vật từ một thỏi đất.
+ Vuốt, nặn từ một thỏi đất thành các bộ phận chính (đầu, mình, chân)
+ Nặn thêm các chi tiết như (mắt, tai, đuôi...) rồi ghép dính vào cho gióng với hình dáng, đặc điểm con vật.
+ Tạo các dáng khác nhau: đi, đứng, ngoái cổ lại, vươn cổ lên...
- Hs quan sát để tham khảo.
Hoạt động 3
Hướng dẫn Hs thực hành.
- Gv lưu ý: Nên chọn các con vật quen thuộc và yêu thích để nặn.
- Gv bao quát lớp, hướng dẫn gợi ý Hs làm bài.
Hoạt động 3
Thực hành.
- Hs tiến hành làm bài.
Hoạt động 4
Nhận xét đánh giá
- Gv chọn một số bài đạt và chưa đạt để nhận xét:
? Em có nhận xét gì về các bài nặn ?
? Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương.
* Gv nhận xét chung giờ học
Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Bài 9: VTT Vẽ đơn giản hoa lá.
+ Quan sát hoa lá, hoạ tiết xung quanh mình.
Hoạt động 4
- Hs quan sát, nhận xét về:
+ Hình dáng.
+ Đặc điểm.
- Chọn bài mình thích.
- Hs chú ý lắng nghe.
File đính kèm:
- mt 4(2).doc