Mục tiêu:
- Hs thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh.
- Hs cảm nhận và hiểu được nội dung của tranh phong cảnh (Các hình ảnh, bố cục, màu sắc của tranh)
- Cảm nhận có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II ) Chuẩn bị:
*) Giáo viên:
- SGK, SGV sưu tầm tranh ảnh phong cảnh và đề tài khác.
- Bài vẽ của Hs năm trước.
*) Học sinh:
- SGK, sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh.
2 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Mĩ thuật - Tiết 5: Bài 5: Thường thức mĩ thuật: Xem tranh phong cảnh (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/09/2012
Tiết 5: Bài 5: Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH PHONG CẢNH
I ) Mục tiêu:
- Hs thấy được sự phong phú của tranh phong cảnh.
- Hs cảm nhận và hiểu được nội dung của tranh phong cảnh (Các hình ảnh, bố cục, màu sắc của tranh)
- Cảm nhận có ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường thiên nhiên.
II ) Chuẩn bị:
*) Giáo viên:
- SGK, SGV sưu tầm tranh ảnh phong cảnh và đề tài khác.
- Bài vẽ của Hs năm trước.
*) Học sinh:
- SGK, sưu tầm tranh, ảnh phong cảnh.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
III ) Hoạt động dạy học(35’ – 40’):
Cho lớp hát một bài hát.
Kiểm tra dụng cụ học vẽ.
3) Giới thiệu bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1
Hướng dẫn tìm hiểu tranh phong cảnh:
- Gv giới thiệu một vài bức tranh phong cảnh đã chuẩn bị và yêu cầu Hs khi xem tranh cần chú ý :
+ Tên tranh? Tên tác giả?
+ Các hình ảnh có trong tranh?
+ Màu sắc?
+ Chất liệu dùng để vẽ tranh?
Hoạt động 1
Tìm hiểu tranh phong cảnh:
- Hs chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2
Hướng dẫn Hs xem tranh:
Nhóm 1. Phong cảnh Sài Sơn.
1. Tên của bức tranh là gì?
2. Tác giả của bức tranh là ai?
3. Trong tranh có những hình ảnh gì? Hình ảnh nào là hình ảnh chính? Hình nào là hình ảnh phụ?
4. Tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
5. Tranh vẽ về đề tài gì?
6. Màu sắc trong tranh như thế nào? Có những màu gì?
Gv hỏi thêm:
+ Đường nét của những bức tranh như thế nào?
* Gv tóm tắt
Nhóm 2. Phố cổ.
- Gv cho Hs xem tranh và cung cấp một số tư liệu về hoạ sĩ Bùi Xuân Phái.
- Gv yêu cầu Hs quan sát tranh và đặt câu hỏi.
1. Tên của bức tranh là gì?
2. Tác giả của bức tranh là ai?
3. Trong tranh có những hình ảnh gì? Hình ảnh nào là hình ảnh chính? Hình nào là hình ảnh phụ?
4. Tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
5. Dáng vẽ của ngôi nhà như thế nào?
6. Màu sắc trong tranh như thế nào? Tranh sử dụng những màu sắc gì?
7. Xem bức tranh em cảm nhận được điều gì?
* Gv bổ sung:
Nhóm 3. Cầu Thê Húc.
1. Tên của bức tranh là gì?
2. Tác giả của bức tranh là ai?
3. Trong tranh có những hình ảnh gì? Hình ảnh nào là hình ảnh chính? Hình nào là hình ảnh phụ?
4. Tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
5. Màu sắc trong tranh như thế nào? Tranh sử dụng những màu sắc gì?
6. Cách thể hiện của bạn như thế nào?
- Gv tổng hợp và bổ sung.
* Củng cố:
Hoạt động 2.
Nhóm 1.
1. Phong cảnh Sài Sơn.
- Tranh khắc gỗ của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913- 1976)
- Trong tranh có những hình ảnh: người, cây, nhà, ao làng, đống rơm, dãy núi...
+ Hình ảnh chính của bức tranh là phong cảnh làng quê.
+ Trong tranh còn có những hình ảnh: các cô gái ở bên ao làng.
- Tranh khắc gỗ.
- Tranh vẽ về đề tài nông thôn.
- Màu sắc trong tranh: tươi sáng, nhẹ nhàng. Có những màu: màu vàng của đống rơm, mái nhà tranh, màu đỏ của mái ngói, màu xanh lam của dãy núi...
- Đơn giản, sinh động thay đổi phù hợp với từng hình ảnh như: dãy núi, dáng người, cây cối...
- Phố cổ
- Hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920- 1988)
- Đường phố có những ngôi nhà...
- Sơn dầu.
- Dáng vẻ nhấp nhô, cổ kính.
- Màu sắc tràm ấm, giản dị
- Hs trả lời theo cảm nhận riêng.
- Cầu Thê Húc.
- Tạ Kim Chi (học sinh tiểu học).
- Cầu Thê Húc, cây phượng, hai em bé, hồ Gươm và đàn cá...
- Màu bột.
- Màu sắc tươi sáng, rực rỡ. Màu đỏ của cầu, của cửa đền, hoa, góc cây, màu xanh lá cây của tán cây, cá, màu xanh da trời của nước, màu vàng của bầu trời...
- Ngộ nghĩnh hồn nhiên, trong sáng.
Hoạt động 3
Nhận xét đánh giá
- Gv nhận xét chung giờ học
Củng cố dặn dò:
- Quan sát các loại quả dạng hình cầu.
Hoạt động 3
- Hs lắng nghe
File đính kèm:
- mt 4.doc