Giáo án Lớp 4 môn Mĩ thuật - Tiết 21 - Bài 21: Vẽ trang trí: Trang trí hình tròn

1 : Kiến thức.

- Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu được cách trang trí, sự ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày.

- Học sinh chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với hình tròn, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.

2 : Kỹ năng.

 - Học sinh có kỹ năng quan sát, trả lời câu hỏi, nhận biết tìm hiểu cách trang trí hình tròn theo cảm nhận, phù hợp, hài hòa.

- Học sinh trang trí được hình tròn đơn giản, có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống.

 

doc11 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1403 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 môn Mĩ thuật - Tiết 21 - Bài 21: Vẽ trang trí: Trang trí hình tròn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN MỸ THUẬT LỚP 4 Nhóm 3 : Lớp K30 B1 Tiết 21 - Bài 21: Vẽ trang trí TRANG TRÍ HÌNH TRÒN Ngày soạn : 09/04/2014 Ngày dạy  : 12/04/2013 Người dạy : Đoàn Văn Kiên I- Mục tiêu bài dạy. 1 : Kiến thức. - Học sinh cảm nhận được vẽ đẹp của trang trí hình tròn và hiểu được cách trang trí, sự ứng dụng của nó trong cuộc sống hằng ngày. - Học sinh chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với hình tròn, tô màu đều, rõ hình chính, phụ. 2 : Kỹ năng. - Học sinh có kỹ năng quan sát, trả lời câu hỏi, nhận biết tìm hiểu cách trang trí hình tròn theo cảm nhận, phù hợp, hài hòa. - Học sinh trang trí được hình tròn đơn giản, có ý thức làm đẹp trong học tập và cuộc sống. 2 : Thái độ. - Yêu thích, sáng tạo môn học. Quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh. II- Chẩn bị đồ dùng dạy – học. 1.Giáo viên: - Một số đồ vật có trang trí dạng hình tròn: cái khay, cái đĩa, bát, ô - Một số bài vẽ trang trí hình tròn của học sinh các lớp trước và hình mẫu. 2. Học sinh: - Sưu tầm 1 số bài trang trí hình tròn. - Giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, com pa, thước kẻ, màu vẽ, III- Phương pháp dạy - học. Phương pháp nêu vấn đề và đàm thoại, nhận xét. Phương pháp minh hoạ trực quan, quan sát. Phương pháp luyện tập giáo viên khuyến khích, gợi mở các ý tưởng. Học sinh suy nghĩ, tìm cho mình cách thể hiện riêng ở bài làm. IV- Hoạt động dạy học. TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 4 đến 6 phút 4 đến 6 phút 5 đến 8 phút 16 đến 19 Phút 3 đến 4 Phút 2 đến 3 phút A: Ổn định tổ chức. 1. Kiểm tra sĩ số. 2. Tổ chức trò chơi: Hãy làm theo tôi nói, đừng làm theo tôi làm. F Cách chơi như sau: Thầy nói “ chim bay” thì các em đồng thanh từ “Bay”, Gà bay, Vịt bay.nếu Thầy nói về một loài, vật không biết bay mà học sinh lại nói “ Bay” thì phạm luật; ví dụ “Đà điểu bay” thì phải nói là “ Không bay”. Tương tự với các loài vật, đồ vật khác. F Tổ chức cho tập thể học sinh chơi. Đại Bàng bay Ngan bay . Đĩa bay + Cho học sinh phát hiện bạn nói sai. Tiếp tục chơi; Mưa bay Chim sơn ca bay Bát bay Tiếp tục chơi; Cá bơi Vịt bơi Ếch bơi Ô bơi + Yêu cầu các em nói sai đứng lên vừa múa vừa hát bài “ Meo meo meo, rửa mặt như mèo” Nhận xét học sinh chơi và hỏi các em vừa được biết những vật nào không biết bay, biết bơi? Những vật đó có hình dạng như thế nào? Các em suy nghĩ một chút và nhớ lại xem trên mỗi vật đó có gì đặc biệt? Ÿ Các vật đó đều có hình dạng là tròn, trên mỗi vật đó đều được trang trí hình các loài hoa, các con vậtđúng không nào, và còn có nhiề màu sắc khác nhau nữa. Thông qua bài học hôm nay sẽ giúp hiểu rõ về điều đó, và tự mình sẽ trang trí được những hình tròn đơn giản, đẹp đẽ. Chúng ta cùng học bài: Vẽ Trang Trí; Trang Trí hình tròn B: Bài Mới 1:Hoạt động1: Hướng dẫn học sinh quan sát, nhận xét. + Đưa ra đồ vật thật có dạng trang trí hình tròn,như chiếc bát, chiếc đĩa, chiếc ô. + Hỏi; Trang trí hình tròn có tác dụng gì? - Trong cuộc sống người ta đã vận dụng trong trang trí hình tròn để làm cho các sản phẩm trưng bày, đồ dùng trong nhà thêm đẹp và sang trọng. - Đưa ra một số hình vẽ dạng trang trí hình tròn. - Họa tiết đưa vào trang trí hình tròn là gì? - Họa tiết giống nhau vẽ như thế nào? - Vị trí của mảng chính, mảng phụ như thế nào? - Em thấy màu sắc của chúng như thế nào? + Vậy trang trí hình tròn thường có thể loại gì ? - Trong cuộc sống thường có hai thể loại trang trí hình tròn: - Để trang trí được một hình tròn cơ bản như các em đã quan sát ta cần trải qua những bước nào? 2:Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ: - Hỏi: Để trang trí hình tròn bước đầu tiên làm gi? Bước 1. Vẽ hình tròn. - Hỏi: Để trang trí hình tròn có sự cân đối hài hoà cần làm gi? + Kẻ các trục của hình tròn. - Hỏi: Mảng chính, mảng phụ được đặt ở vị trí nào của hình tròn? Bước 2. Vẽ các mảng chính ở giữa, mảng phụ ở xung quanh. - Hỏi: Họa tiết đưa vào trang trí hình tròn cần phải phù hợp không? Bước 3. Tìm hoạ tiết vẽ vào các mảng cho phù hợp. - Hỏi: Để có hình tròn đẹp hơn ta cần thể hiện gì? Bước 4. Vẽ màu. - Vậy trước khi vào phần thực hành lớp nêu lại các bước vẽ trang trí hình tròn ? - Nhận xét + Kết luận; Vẽ trang trí hình tròn chải qua 4 bước. - Bước 1; Vẽ hình tròn và kẻ các trục đối xứng. - Bước 2; Vẽ các mảng chính và mảng phụ. - Bước 3; Vẽ họa tiết vào các mảng chính phụ. - Bước 4; Vẽ màu Ÿ Cách chia trục một số hoạ tiết: Ÿ Cách chọn họa tiết sao cho phù hợp: - Giới thiệu một số bài vẽ học sinh lớp trước. - Cho học sinh nhận xét 3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh thực hành. - Em hãy nêu yêu cầu bài vẽ ? - Bao quát lớp, nhắc nhở học sinh vẽ hình tròn chia trục các phần bằng nhau, vẽ hoạ tiết đối xứng qua trục, vẽ màu theo ý thích, - Hướng dẫn giúp đỡ học sinh yếu, động viên học sinh khá, giỏi. 4. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Chọn một số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để nhận xét. + Nhận xét theo tiêu chí. Ÿ Cách bố cục ; hài hòa, cân đối Ÿ Vẽ họa tiết ; đều , đẹp Ÿ Vẽ màu ; đậm, nhạt - Gọi học sinh nhận xét. - Nhận xét kết luận. C : Củng cố, dặn dò: - Gọi 2 đến 3 học sinh nêu lại các bước vẽ trang trí hình tròn. - Những em chưa xong về nhà tiếp tục hoàn thiện bài. - Lớp về tập quan sát cái ca và quả. - Học sinh ổn định tổ chức lớp. - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - Lắng nghe. + Học sinh cả lớp tham gia chơi. Bay Bay ..Bay Không bay - Phát hiện bạn nói sai. - Bay Bay Bay Không bay Bơi - Bơi Bơi Ô không bơi + Các học sinh nói sai đứng trước lớp múa hát. Dưới lớp vỗ tay cổ vũ + Lắng nghe và trả lời - Cái đĩa, cái bát, cái ô Có hình tròn - Trên mỗi vật đó có hoa văn rất đẹp... - Lắng nghe . - 2 đến 3 học sinh đọc lại tựa bài. + Quan sát - Làm nổi bật bức tranh, hình ảnh hay đồ vật. - Lắng nghe - Quan sát - Hoa lá, động vật cách điệu... - Họa tiết giống nhau vẽ giống nhau. - Mảng chính to đặt ở chính giữa, mảng phụ nhỏ đặt xung quanh mảng chính. - Màu sắc rất phong phú và đa dạng. + Có trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng. - Lắng nghe, quan sát - HS trả lời. + Vẽ hình tròn. + Kẻ các trục của hình tròn. + Vẽ mảng chính ở giữa, mảng phụ ở xung quanh. + Vẽ màu - Vẽ hình tròn. - Quan sát - Kẻ các trục của hình tròn. - Quan sát - Vẽ các mảng chính ở giữa, mảng phụ ở xung quanh. - Quan sát - Vẽ hoạ tiết cần phải phù hợp cân đối hợp lý. - Quan sát - Ta tô màu vào hình vẽ - Quan sát + Bước 1;Vẽ hình tròn và kẻ các trục đối xứng. + Bước 2; Vẽ các mảng chính và mảng phụ. + Bước 3; Vẽ họa tiết vào các mảng chính phụ. + Bước 4; Vẽ màu. - Học sinh khác nhận xét, bổ sung, nhắc lại. - Lắng nghe. - Lắng nghe, quan sát hình minh họa cách chia trục một số họa tiết. - Chú ý quan sát. - Quan sát, nhận xét - Đọc yêu cầu của bài. - Học sinh vẽ bài. + Vẽ hoạ tiết sáng tạo, cân đối. + Vẽ màu theo ý thích. - 1 đến 2 học sinh đứng lên đọc tiêu chí nhận xét về bài vẽ. - Quan sát, lắng nghe - Nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng. - nhận xét bổ sung và nêu lý do vì sao đẹp, vì sao chưa đẹp. - Lắng nghe - Lắng nghe + 2 đến 3 học sinh nhắc lại các bước vẽ trang trí hình tròn. - Học sinh lắng nghe dặn dò. Giáo viên : Hồ Viết Hoàng

File đính kèm:

  • docBai 21 Trang Tri Hinh Tron.doc
Giáo án liên quan