Giáo án Lớp 4 môn Mĩ thuật - Bài 19: Thường thức mĩ thuật : Xem tranh dân gian Việt Nam

Mục tiêu:

 - HS hiểu biết sơ lược về tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa vai trò của tranh dân gian Việt Nam trong đời sống xã hội.

 - HS tập nhận xét để hiểu được vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian ViÖt Nam th«ng qua nội dung và hình thức thể hiện.

 - HS quý trọng và có ‎ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 -Thầy : - Sưu tầm một vài bức tranh dân gian chủ yếu là tranh

 D©n gian §«ng Hå,Hàng Trống.

 -Trò: - SGK, s­u tÇm tranh d©n gian ViÖt Nam.

 

doc5 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 4634 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 4 môn Mĩ thuật - Bài 19: Thường thức mĩ thuật : Xem tranh dân gian Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Tuần : Tiết : Bài 19 Thường thức mĩ thuật : XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM I/ Mục tiêu: - HS hiểu biết sơ lược về tranh dân gian Việt Nam và ý nghĩa vai trò của tranh dân gian Việt Nam trong đời sống xã hội. - HS tập nhận xét để hiểu được vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian ViÖt Nam th«ng qua nội dung và hình thức thể hiện. - HS quý trọng và có ‏‎‏ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc. II/ Đồ dùng dạy- học: -Thầy : - Sưu tầm một vài bức tranh dân gian chủ yếu là tranh D©n gian §«ng Hå,Hàng Trống. -Trò: - SGK, s­u tÇm tranh d©n gian ViÖt Nam. III/Phương pháp dạy- học: -Phương pháp trực quan. -Phương pháp quan sát. -Phương pháp vấn đáp. IV/ Tiến trình dạy- học: 1.Ổn định tổ chức lớp: -Kiểm tra sỉ số. -Kiểm tra bài cũ. 2. Vào bài mới: TG Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh 1.Giới thiệu tranh dân gian Việt Nam -Tranh dân gian Việt Nam còn gọi là tranh Tết.Tranh thể hiện cuộc sồng và ước mơ của người dân lao động. -Tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh làng Sình, - Một số tranh dân gian Việt Nam: +Đề tài cuộc sống:Vinh hoa, phú quý, Ngũ quả, Bịt mắt bắt dê,Đấu vậ,t +Đề tài tín ngưỡng, thờ cúng: Ngũ hổ, Bà chúa thượng ngàn, +Đề tài ca ngợi anh hùng dân tộc: Bà Triệu, Bà Trưng, Quang Trung, Hoạt động 1: Giới thiệu tranh dân gian Việt Nam: - GV treo một số tranh dân gian với nội dung khác nhau và giới thiệu: * Tranh dân gian có từ lâu đời, là di sản văn hóa truyền thống được đúc kết qua nhiều thế hệ của dân tộc Việt nam. Có hai dòng tranh phổ biến là: - Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh.) - Tranh dân gian Hàng Trống( Hà Nội). + Tranh dân gian Đông Hồ sản xuất ở làng Hồ huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Sáng tác tranh là người lao động khéo tay, qua năm tháng họ đã trở thành nghệ nhân của làng quê. Đề tài của tranh dân dan Đông Hồ thường phản ánh cuộc sống lao động, sinh hoạt của người nông dân lao động. Kỹ thuật làm tranh Đ«ng Hồ là gỗ nhiều bản và in màu thủ công. Chất lệu của tranh Đông Hồ là in trên giấy gió. + Tranh dân gian Hàng Trống được sản xuất ở hang Trống và một vài nơi khác ở Hà Nội .Sáng tác tranh Hàng Trống là các họa sĩ thị thành. Tranh Hàng Trống chủ yếu phục vụ cho dân thành thị. Kỹ thuật của tranh Hàng trống là in nét sau đó mới tô màu. -Học sinh quan sát tranh và chú ý lắng nge. -Giáo viên đặt câu hỏi: + Tranh dân gian còn có tên gọi nào khác? + Em hãy kể tên vài bức tranh mà em biết? + Các bức tranh vừa xem có nội dung gì? + Ngoài dòng tranh trên em còn biết thêm dòng tranh nào khác? -Học sinh trả lời: + Tranh tết. + Vinh hoa, Phú qu‏‎ý,Đám cưới chuột + Lao động, sản xuất, lễ hội, phê phán tệ nạn xã hội. + Làng Sình( Huế). Kim Hoàng( Hà tây). - GV kết luận: Tranh dân gian Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật mang tính truyền thống, nội dung đề tài cũng như cách thể hiện rất độc đáo, đậm đà tính dân tộc. Qua nội dung tranh người vẽ đã thể hiện những ước mơ về cuộc sống no đủ, đầm ấm và hạnh phúcvới nối bố cục chặt chẽ và màu sắc tươi vui trong sáng. 2. Một số tranh dân gian Việt Nam: -Lý ngư vọng Nguyệt. - Cá chép. Hoạt động 2: :Hướng dẫn HS xem tranh Lý Ngư Vọng Nguyệt (Hàng Trống) và Cá Chép (Đông Hồ). GV: Treo tranh yêu cầu HS quan sát tranh thảo luận theo nội dung: + Tranh L‏‎ý Ngư Vọng Nguyệt có những hình ảnh nào? + Tranh Cá chép có những hình ảnh nào? + Hình ảnh nào là chính, hình ảnh nào là phụ trong 2 bức tranh? + Hình hai con cá chép được thể hiện như thế nào? + Hai bức tranh này có gì giống và khác nhau? -Học sinh quan sát tranh và trả lời: + Cá chép, ®àn cá con, ông trăng và rong rêu. + Cá chép, đàn cá con, những bông hoa sen. + Hình ảnh cá chép là chính, còn lại là phụ. + Hình cá chép như đang vẫy đuôi để bơi, vây, Mang, vẩy vây của cá chép được cách điệu rất đẹp. + Giống nhau: Cùng vẽ về cá chép, có hình dáng giống nhau, th©n uốn lượn như đang bơi uyển chuyển, sống động. + Khác nhau: Hình cá chép ở tranh Hàng Trống nhẹ nhàng,uỷen chuyển, đường nét trong tranh thanh mảnh, trau chuốt,màu sắc tươi màu chủ đạo là màu xanh êm dịu. hình cá chép ở tranh Đông Hồ mập mạp, nét khắc đậm,khỏe,dứt khoát. - GV kết luận: Hai bức tranh cùng vẽ về cá chép nhưng có tên gọi khác nhau Cá Chép và Lý Ngư Vọng Nguyệt là hai bức tranh đẹp trong nghệ thuật tranh dân gian Việt nam. Hai dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống có cách làm khác nhau. + Tranh Đông Hồ khắc trên bản gỗ quét màu rồi in trên giấy gió quét điệp. Mỗi màu in bằng một bản khắc.Màu được lấy từ thiên nhiên vưa rực rỡ đậm đà, vừa gần gũi ,dễ tìm. + Tranh Hàng Trống chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in nét viền đen sau đó mới vẽ màu. 3. Nhận xét,đánh giá: - GV: Nhận xét chung tiết học. + Khen ngợi HS hăng hái phát biểu ‏‎ kiến xây dựng bài. 4. Củng cố ,dặn dò: - Củng cố: Em hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai bức tranh: Lý Ngư Vọng Nguyệt và Cá chép? - Dặn dò:+ Tìm tham khảo một số bức tranh dân gian khác. + Sưu tầm tranh ảnh về lễ hội ở Việt Nam. + Tiết sau mang đầy đủ đồ dïng học tập. V. Rút kinh nghiệm: Kí duyệt Đầm Dơi, ngày tháng năm Người Soạn Đặng Kiều Diễm

File đính kèm:

  • docbài 19 lop4.doc
Giáo án liên quan