Giáo án lớp 4 môn Lịch sử - Bài 21 - Tiết 31: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

-Những nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.

-Diễn biến chính của chiến tranh: Các giai đoạn, các sự kiện chính và tác động của nó đối với tiến trình chiến tranh.

2.Kĩ năng:

-Kỹ năng phân tích đánh giá một vấn đề một sự kiện lịch sử.

-Sử dụng bản đồ chiến sự ,hiểu và trình bày.

3.Tư tưởng:

-Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về hậu quả sau chiến tranh đối với toàn nhân loại.

 

doc6 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 827 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Lịch sử - Bài 21 - Tiết 31: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/12/2008 Chương IV CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945) BÀI 21 Tiết:31 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939-1945) A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: -Những nguyên nhân chính dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai. -Diễn biến chính của chiến tranh: Các giai đoạn, các sự kiện chính và tác động của nó đối với tiến trình chiến tranh. 2.Kĩ năng: -Kỹ năng phân tích đánh giá một vấn đề một sự kiện lịch sử. -Sử dụng bản đồ chiến sự ,hiểu và trình bày. 3.Tư tưởng: -Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về hậu quả sau chiến tranh đối với toàn nhân loại. -Giáo dục cho học sinh tinh thần chiến đấu, kiên cường, bất khuất chống chủ nghĩa phát xít. B.Phương tiện dạy học: -Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ hai. -Tư liệu tranh ảnh minh hoạ. C.Thiết kế bài học: I. ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Em hãy trình bày cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất? GV: Nªu ®¸p ¸n: Nhận xét: Cho điểm III. Bài mới: 1. Giới thiệu; Sau cuộc khủng hoảng, kinh tế thế giới 1929 –1938. Một số nước tư bản đã phát xít hoá chính quyền, đặt nhân loại trước nguy cơ chiến tranh thế giới mới: Chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Bài học: HS đọc phần chữ nhỏ xanh ở phần đầu bài học SGK GV. Vậy thì chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và kết cục của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến giai đoạn đầu của chiến tranh. Họat động của GV và HS Nội dung cần đạt I. Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai : HS đọc nội dung 1 SGK (từ đầu đến chiến tranh chia lại thế giới) Qua phần bạn đọc em hãy cho biết, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, mối quan hệ giữa các nước tư bản như thế nào? HS: dựa vào SGK trả lời. GV: Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa .... Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã gây ra hậu quả gì? HS: Thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 (đây là một cuộc khủng hoảng thừa), nó tác động đến nền kinh tế của thế giới. - Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở một số nước: Đức - Ý - Nhật - Các nước Anh-Pháp-Mỹ ... => Giữa các nước đế quốc hình thành hai khối đối địch nhau. Khối phát xít Đức - Ý - Nhật có ý đồ gì? HS: tự trả lời.... GV phân tích: + Khối Phát xít: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản (tìm cách thoát khỏi khủng hoảng bằng cách gây chiến tranh chia lại thế giới) Vì: các nước này là những nước Đế quốc trẻ, có ít thuộc địa, .... Trong lúc đó: + Khối: Anh, Pháp, Mĩ có nhiều thuộc địa (Muốn giữ nguyên trạng thế giới) => Cả hai khối này mâu thuẩn với nhau nhưng đều coi Liên Xô là kẻ thù chung cần tiêu diệt. Vì sao vậy? HS trả lời: GV giải thích: Đều mâu thuẩn với Liên Xô (XHCN) GV: tuy nhiên: Anh-Pháp-Mỹ lại thực hiện chính sách hai mặt: Gv cho HS quan sát hình 75 Em có nhận xét gì về chính sách nhượng bộ của các nước đế quốc và hình 75 ? HS: => Anh, Pháp, Mỹ thỏa hiệp với Đức để Đức tấn công Liên Xô Vì thế cho nên: Trước thái độ nhượng bộ của A-P-M đã thôn tính Áo - Tiệp .... - Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan - Anh, Pháp, Mỹ tuyên chiến với Đức => Chiến tranh thứ hai bùng nổ. GV: Vậy đến đây chúng ta đã hình dung được nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới hai là (*) Vậy diễn biến cuộc chiến tranh như thế nào? Mời các em theo dõi phần II 1.Nguyên nhân sâu xa. - Mâu thuẫn về quyền lợi, thị trường và thuộc địa .... 2. Nguyên nhân trực tiếp: - Khủng hoảng kinh tế 1929-1933. => Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở Đức - Ý - Nhật (*) - Khối PX: Đức -Ý - Nhật Mâu thuẫn - Khối đế quốc: Anh - Pháp – Mỹ => Liên Xô (XHCN) - Anh, Pháp, Mỹ thỏa hiệp - Ngày 1-9-1939 phát xít Đức tấn công Ba Lan -> Anh, Pháp tuyên chiến với Đức => Chiến tranh thứ hai bùng nổ. II. Những diễn biến chính. 1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1-9-1939 đến đầu nắm1943) GV treo lược đồ trên bảng, (Giới thiệu lược đồ, kí hiệu ...) trình bày diễn biến cuộc chiến tranh trên bản đồ. ? Tình hình chiến sự ở Châu Âu diễn ra như thế nào?chúng ta cùng theo dõi trên lược đồ. (GV dùng máy chiếu) - Bằng chiến thuật “chiến tranh chớp nhoáng” , phát xít Đức đã chiếm hầu hết các nước Châu Âu + 1-9-1939 Đức tấn công Ban Lan + 4-1940 tấn công Đan Mạch, Na Uy + 5-1940 tấn công Pháp + 6-1940 tấn công Anh (Liên hệ hình 77 - thủ đô luân đôn bị tàn phá nặng nề) + 4-1941 tấn công phía Nam Châu Âu: Nam Tư, Bin-Ga-ri, Hi Lạp - 22-6-1941 Đức tấn công Liên Xô. Với 190 sư đoàn, gần 5,5 triệu quân: 6000 xe tăng, 10 000 máy bay.... => Và trước lúc đánh Liên Xô Hítle chỉ thị: + Ở Châu Âu: - 1-9-1939 -> 4-1941 Đức chiếm hầu hết Châu Âu. - 22-6-1941 Đức tấn công Liên Xô. GV: trình bày cho học sinh nghe chỉ thị ngày 12-5-1941 của Hítle gửi các sĩ quan binh lính Đức trước khi tấn công Liên Xô. Hãy nhớ và thực hiện: 1. Không có thần kinh, trái tim và sự thương xót. Anh được chế tạo từ sắt thép Đức. 2. Hãy tiêu diệt trong mình mọi sự thương xót và đau khổ, hãy giết bất kì người Nga nào và không được dừng lại, dù trước mặït anh là ông già hay phụ nữ, con gái hay con trai. 3. Chúng ta bắt thế giới phải đầu hàng. Anh là người Đức và là người Đức anh phải tiêu diệt mọi sự sống cản trở con đường trước mắt anh. Chỉ thị của Hítle nói lên điều gì? - Quyết tâm tiêu diệt Liên Xô của phát xít Đức và bản chất man rợ của chủ nghĩa phát xít. HS quan sát hình 78 minh họa GV: Tội ác của phát xít Đức trong chiến tranh (GV treo lược đồ Mặt trận Thái Bình Dương) Ở mặt trận Thái Bình Dương và ở Bắc Phi tình hình chiến sự diễn ra như thế nào? - Châu Á thái Bình Dương: + 7-12-1941 Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng. => Chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo. - Ở Bắc Phi: + 9-1940 phát xít I-ta-li-a tấn công Ai Cập. => Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới... Vậy đến đây, chúng ta thấy: Lúc đầu chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh giữa hai khối Đức-Ý-Nhật và Anh-Pháp-Mỹ nhưng bây giờ chiến tranh đã lan rộng toàn thế giới rồi: Trước tình hình đó: tháng 1.1942 Mặt trận đồng minh chống phát xít thành lập do Liên Xô, Anh, Mỹ, Pháp đứng đầu. Vậy các em có thể nhận xét về cục diện của chiến tranh thế giới giai đoạn này? HS: Gv: Tính chất thay đổi: chuyển từ 1 cuộc chiến tranh đế quốc sang chiến tranh cả nhân lại chống phát xít. - Ở Thái Bình Dương: + 7-12-1941 Nhật Bản bất ngời tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng. => Chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo. - Ở Bắc Phi: + 9-1940 phát xít I-ta-li-a tấn công Ai Cập. => Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới - 1-1942 mặt trận đồng minh ra đời Vì vậy sau khi mặt trận đồng minh chống phát xít ra đời cuộc chiến tranh thế giới thứ II chuyển sang một giai đoạn mới. Cục diện ra sao? Cụ thể như thế nào? Thầy và các em sẻ tiếp tục nghiên cứu phần sau.... IV. CŨNG CỐ – LUYỆN TẬP - Lập niên biểu những sự kiện chính của chiến tranh thế giới thứ hai V. DẶN DÒ: Học bài, soạn phần tiếp theo của bài học. D. RÚT KINH NGHIỆM KÝnh mong thÇy c« gãp ý kiÕn ®Ĩ cho em ®­ỵc thùc hiƯn tèt h¬n cho nh÷ng tiÕt tiÕp theo. Tr©n träng c¶m ¬n! Mäi ý kiÕn cã thĨ theo ®Þa chØ Trananhgd 0919. 646 645 0979. 649 286

File đính kèm:

  • docGiao an thao giang Mon Lich su 8.doc
Giáo án liên quan