Giáo án lớp 4 Môn Khoa học: Tuần 3: Vai trò của chất đạm và chất béo

MỤC TIÊU

 Sau bài học, HS biết :

· Kể tên 1 số thức ăn chứa nhiều chất đạm và một số thức ăn chứa nhiều chất béo.

· Nêu vai trò của chất đạm và chất béo đối với cơ thể.

· Xác định được nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và những thức ăn chứa chất béo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

· Hình trang 12, 13 SGK.

· Phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

 

doc73 trang | Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 788 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 Môn Khoa học: Tuần 3: Vai trò của chất đạm và chất béo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Kết luận: Càng có nhiều không khí thì càng có nhiều ô-xi để duy trì sự chaý được lâu hơn. Hay nói cách khác: không khí có ô-xi nên cần không khí để duy trì sự cháy. Hoạt động 2 : TÌM HIỂU CÁCH DUY TRÌ SỰ CHÁY VÀ ỨNG DỤNG TRONG CUỘC SỐNG Mục tiêu: - Làm thí nghiệm để chứng minh :Muốn sự cháy diễn liên tục, không khí phải được lưu thông. - Nêu ứng dụng thực tế liên quan đến vai trò của không khí đối với sự cháy. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này. - Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành, thí nghiệm trang 71 SGK để biết cách làm. - Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm. - HS đọc các mục Thực hành, thí nghiệm trang 71 SGK để biết cách làm. Bước 2 : - Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - GV cho HS liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa. - HS làm thí nghiệm theo nhóm như mục 1 trang 70 SGK và thảo luận trong nhóm, giải thích nguyên nhân làm cho ngọn lửa cháy liên tục sau khi lọ thủy tinh không có đáy được kê lên đế không kín. - Một vài HS trả lời. Bước 3 : - GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Kết luận: Để duy trì sự cháy, cần liên tục cung cấp không khí. Nói cách khác, không khí cần được lưu thông. - Đại diện các nhóm báo cáo làm việc của nhóm mình. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò -Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, chuẩn bị bài mới. - 1 HS đọc. Ngày dạy: 24/12/2008 KHÔNG KHÍ CẦN CHO SỐNG I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: Nêu dẫn chứng để chứng minh người, động vật và thực vật đều cần không khí để thở. Xác định vai trò của khí ô-xi đối với quá trình hô hấp và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình vẽ trang 72, 73 SGK. Sưu tầâm về hình ảnh về người bệnh được thở bằng ô-xi. Hình ảnh hoặc dụng cụ thật để bơm không khí vào bể cá. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 4 HS nêu mục bạn cần biết. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI CON NGƯỜI Mục tiêu : - Nêu dẫn chứng để chứng minh người cần không khí để thở. - Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống. Cách tiến hành : - Yêu cầu HS cả lớp làm theo như mục Thực hành trang 72 SGK và phát biểu nhận xét. Tiếp theo, GV yêu cầu HS nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở. - Yêu cầu HS dựa vào tranh ảnh, dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người và những kiến thức này trong y học và đời sống. - HS cả lớp làm theo như mục Thực hành trang 72 SGK và phát biểu nhận xét. Tiếp theo nín thở, mô tả lại cảm giác của mình khi nín thở. - HS dựa vào tranh ảnh, dụng cụ để nêu lên vai trò của không khí đối với đời sống con người và những kiến thức này trong y học và đời sống. Hoạt động 2 : TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA KHÔNG KHÍ ĐỐI VỚI THỰC VẬT ĐỘNG VẬT Mục tiêu: - Nêu dẫn chứng để chứng minh động vật và thực vật đều cần không khí để thở. Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS quan sát hình 3 và 4 trả lời câu hỏi trang 72 SGK :Tại sao sâu bọ và cây trong hình bị chết? - Về vai trò của không khí đối với động vật : GV kể cho HS nghe thí nghiệm từ thới xa xưa của nhà bác học đã làm để phát hiện vai trò của không khí đối với đời sống động vật bằng cách nhốt một con chuột bạch vào trong một chiếc bình thủy tinh kín thì nó bị chết mặc dù thức ăn và nước uống vẫn còn. - Về vai trò của không khí đối với thực vật : GV hỏi: Tại sao không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa? - HS trả lời. - Nghe GV giảng. - Vì cây hô hấp thải ra khí các-bô-níc, hút ô-xi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người. Hoạt động 3 : TÌM HIỂU MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP PHẢI DÙNG BÌNH Ô-XI Mục tiêu: Xác định vai trò của khí ô-xi đối với sự thở và việc ứng dụng kiến thức này trong đời sống Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK. Hai HS quay lại chỉ và nói: + Tên dụng cụ giúp người thợ lặn có thể lặn lâu dưới nước ? + Tên dụng cụ giúp nước trong bể cá có nhiều không khí hòa tan? - Làm việc theo cặp. + Bình ô-xi người thợ lăn đeo ở lưng. + Máy bơm không khí vào nước. Bước 2 : - GV gọi HS trình bày. - Tiếp theo, GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi : + Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người và động vật và thực vật? + Thành phần nào trong không khí quan trọng nhất đối với sự thở? + Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng ô-xi? Kết luận: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần có khí ô-xi để thở. - Một vài HS trình bày kết quả quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK. - Một số HS trả lời câu hỏi. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò -Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết,ø chuẩn bị bài mới. - 1 HS đọc. * Soạn đến hết tuần 18 Ngày 19 tháng 12 năm 2008 Duyệt của BGH P.HT LONG HỮU KHÁNH Ngày dạy: TẠI SAO CÓ GIÓ ? I. MỤC TIÊU Sau bài học, HS biết: Làm thí nghiệm để chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió. Giải thích tại sao lại có gió ? Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình vẽ trang 75, 75 SGK. Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : - Hộp đối lưu như mô tả trong trang 74 SGK. - Nến, diêm, miếng giẻ hoặc vài nén hương. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Khởi động (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’) GV gọi 4 HS nêu mục bạn cần biết. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới (30’) Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 : CHƠI CHONG CHÓNG Mục tiêu : Làm thí nghiệm để chứng minh không khí chuyển động tạo thành gió. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu nhóm trưởng kiểm tra xem HS có đem đủ chong chóng đên lớp không, chong chóng có quay được không. - Các nhóm trưởng điều khiển các bạn nhóm mình chơi có tổ chức. Trong quá trình chơi, tìm hiểu xem : + Khi nào chong chóng không quay? + Khi nào chong chóng quay? + Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm? - Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng cho hoạt động này. Bước 2 : - Yêu cầu HS ra sân chơi theo nhóm. GV kiểm tra bao quát hoạt động của các nhóm. - HS chơi theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển các bạn chơi. Bước 3 : - GV gọi đại diện các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm báo cáo xem trong khi chơi chong chóng của bạn nào quay nhanh và giải thích: + Tại sao chong chóng quay? + Tại sao chong chóng quay nhanh hay chậm? Kết luận: Như kết luận hoạt động 1 trong SGV trang 137 Hoạt động 2 : TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY RA GIÓ Mục tiêu: HS biết giải thích tại sao có gió. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này. - Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành, thí nghiệm trang 74 SGK để biết cách làm. - Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm. - HS đọc các mục Thực hành, thí nghiệm trang 74 SGK để biết cách làm. Bước 2 : - Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. - GV cho HS liên hệ đến việc làm thế nào để dập tắt ngọn lửa. - HS làm thí nghiệm và thảo luận trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý trong SGK. - Một vài HS trả lời. Bước 3 : - GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Đại diện các nhóm báo cáo làm việc của nhóm mình. Kết luận: Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Sự chênh lệch nhiệt độ của không khí là nguyên nhân gây ra sự chuyển động của không khí . Không khí chuyển động tạo thành gió. Hoạt động 3 : TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA KHÔNG KHÍ TRONG TỰ NHIÊN Mục tiêu: Giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển. Cách tiến hành : Bước 1 : - GV yêu cầu các em quan sát, đọc thông tin ở mục Bạn cần biết trang 75 SGK và những kiến thức đã thu được qua hoạt động 2 để giải thích câu hỏi : Tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền, ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển ? - HS làm việc theo cặp. Bước 2 : - GV gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. - Đại diện một số nhóm báo cáo làm việc của nhóm mình. Kết luận: Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban ngày và ban đêm giữa biển và đất liền đã làm cho chiều gió thay đổi giữa ban ngày và ban đêm. Hoạt động 4: Củng cố dặn dò -Yêu cầu HS mở SGK đọc phần Bạn cần biết. - GV nhận xét tiết học. - Về nhà đọc lại phần Bạn cần biết, chuẩn bị bài mới. - 1 HS đọc.

File đính kèm:

  • dockhoa hoc 4.doc