Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Bước đầu hiểu nội dung: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nướccủa Tô Hiến Thành- vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- HS khá giỏi đọc diễn cảm được cả bài, thể hiện đúng lời của các nhân vật.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 36, SGK ( phóng to nếu có điều kiện )
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
29 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Tuần 4 - Tập đọc: Một người chính trực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Yêu cầu hS kể một số tấm gương vượt khó học tập xung quanh , hoặc kể những câu chuyện về gương sáng học tập mà em biết.
( HS kể theo sự lựa chọn của mình, cả lớp theo dõi, nhận xét.)
Hoạt động 2: Xử lý tình huống.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận đề ra các tình huống và giải quyết các tình huống đã đề ra
Hoạt động 3: Trò chơi " Đúng sai"
- GV tổ chức cho HS làm việc theo lớp.
- GV hướng dẫn cho HS cách chơi và lần lượt nêu ra các tình huống (HS lắng nghe và giải quyết tình huống bằng giơ các bìa biểu hiện đúng sai).
Hoạt động 4 : Thực hành.
- Yêu cầu HS đọc tình huống bài tập 4 rồi thảo luận đưa ra cách giải quyết (HS làm việc theo nhóm và đưa ra cách giải quyết).
- Yêu cầu HS đọc lại phần ghi nhớ
- Nhận xét giờ học .
Buổi chiều:
Luyện Toán:
Bảng đơn vị đo khối lượng
I. mục tiêu:
- Hs luyện tập đổi các đơn vị đo khối lượng
II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng
Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì gấp hoặc kém nhau mấy lần?
Mổi đơn vị đo khối lượng tương ứng với mấy chữ số?
HĐ2: HS làm bài tập ở VBT
Bài1: GV cho Hs thảo luận nhóm đôI,làm bài tập vào VBT.
Gọi HS lên bảng làm bài
GVnhận xét cho điểm
Bài 2 và 3: HS làm vào vở , Gv chấm chữa bài
HĐ3: Củng cố , dặn dò
Luyện TNXH:
địa lí : bài 3- 4
I. mục tiêu:
-HS biết trình bày những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hđ của con người ở trung du Bắc Bộ
II. hoạt động dạy học:
HĐ1: Làm việc cả lớp
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì?
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn trồng gì trên ruộng bậc thang?
- Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng ở Hoàng Liên Sơn
- Mô tả sơ lược vùng trung du?
- Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
- Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
HĐ2: Thảo luận nhóm
Bài 1: Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất:
a, Ruộng bậc thang thường được làm ở:
Đỉnh núi
Sườn núi
Dưới thung lũng
b, Tác dụng của ruộng bậc thang là:
Giữ nước
Chống xói mòn
Cả hai ý trên
Bài 2: Chè ở trung du Bắc Bộ được trồng để làm :
Xuát khẩu
Phục vụ nhu cầu trong nước
Phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu
( chọn 1 ý đúng)
HĐ3: Tổng kết
Đại diện nhóm trình bày kết quả
GVnhận xét , cho điểm
Thể dục
Tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số, quay sau, ...
I- Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Yêu cầu thực hiện cơ bản động tác, tương đối đều, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi" Bỏ khăn" yêu cầu tập trung chú ý, nhanh nhẹn khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng, nhệt tình trong khi chơi.
II- Địa điểm - Phương tiện.
- Địa điểm : Trên sân trường nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị còi, khăn.
III- Hoạt động dạy và học.
HĐ1: Phần mở đầu: 6-10 phút.
- GV chẩn chính đội ngũ, trang phục tập luyện
- Trò chơi" diệt các con vật có hại’’ 2-3 phút.
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
HĐ2: Phần cơ bản. 18- 22 phút.
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số.
- Chia tổ tập luyện tổ trưởng điều khiển .
- Tập hợp cả lớp , cho từng tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót, biểu dương HS làm tốt.
- Tập cả lớp do Gv điều khiển để củng cố .
Thứ 6 ngày 26 tháng 9 năm 2008
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng cốt truyện.
I- Mục tiêu.
- Tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý cho sẵn.
- kể lại câu chuyện theo cốt truyệnn một cách hấp dẫn, sinh động.
II - Đồ dùng dạy học
- bảng lớp viết sẵn đề bài và câu hỏi gợi ý .
- Giấy và bút dạ.
II- các hoạt động dạy - học.
A- kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là cốt truyện? cốt truyện thường có những phần nào?
- HS kể lại chuyện cây khế.
- Nêu ý nghĩa của cốt truyện.
- Nhận xét , dặn dò.
B- Dạy - học bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập :
a) Tìm hiểu đề bài.
- Gạch chân dưới những từ ngữ ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
- Muốn xây dựng cốt chuyện phải làm gì ?
- Khi xây dựng cốt chuyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự kiện chính. Mỗi sự việc chỉ cần gi lại bằng một câu.
b) Lựa chọn chủ đề và xây dựng cốt chuyện.
- GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
+ Gọi HS đọc gợi ý 1.
1. Người mẹ ốm như thế nào ?
2. Người con chăm sóc mẹ như thế nào 3. Để chữa khỏi bệnh cho mẹ người con gặp những khó khăn gì ?
4. Người con đã quyết tâm như thế nào?
5. Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào ?
+Gọi HS đọc gợi ý 2.
- Để chữa bệnh cho mẹ người con phải làm gì
- Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con?
- Cậu bé đã làm gì?
c) Kể chuyện.
- Kể chuyện theo nhóm.
- Kể chuyện trước lớp
- Nhận xét - ghi điểm.
C- Củng cố, Dặn dò.
Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS lên bảng.
- 1HS kể lại câu chuyện.
- 1 HS nêu ý nghĩa
- 2 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến lý do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện .
- HS phát biểu tự do theo sự lựa chọn của mình.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Hs trả lời tiếp nối theo ý mình
- 2 HS đọc ý 2.
- cả lớp theo dõi.
- kể chuyện trong nhóm, 1HS kể còn các HS khác lắng nghe
- nhận xét bổ sung.
- 5-8 HS thi kể .
Mĩ Thuật:
vẽ trang trí: hoạ tiết dân tộc
( GV chuyên trách dạy)
Toán
Giây , Thế kỉ.
I - Mục tiêu : Giúp HS
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: Giây, Thế kỉ.
- Nắm được mối quan hệ giữa giây,và phút, giữa năm và thể kỉ.
II- Đồ dùng dạy học.
- Một chiếc đồng hồ thật, loại có cả ba kim giờ, phút ,giây và có tác dụng vặch chia theo từng phút.
- GV vẽ sẵn trục thời gian như SGK lên bảng phụ hoặc giấy khổ to.
III- Hoạt động dạy - học
A- Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập
- Nhận xét - ghi điểm.
B- Dạy bài mới.
HĐ1:Giới thiệu bài
HĐ2: Giới thiệu giây, thế kỉ
a- Giới thiệu giây.
- Cho HS quan sát đồng hồ thật.
+ Khoảng thời gian kim giờ đi từ một số nào đó và đến một số liền ngay sau đó là bao nhiêu giờ?
+ Khoảng thời gian kim phút đi từ một vạch đến vạch liền kề sau đó là bao nhiêu phút?
- Vậy một giờ có bao nhêu phút?
- Tương tự GV cho HS quan sát kim giây.
b- Giới thiệu thế kỉ.
- Gv cho HS quan sát trục thời gian như SGK và giới thiệu:
+ Đậy là trục thời gian. Trên trục thời gian 100năm hay 1 thể kỉ được biểu diễn là khoảng cách giữa hai vạch dài liền nhau
+ Cho HS thấy và tính được mốc thời gian.
- Gv vừa chỉ trên mốc thời gian vừa hỏi HS
+ Năm 1879 là thế kỉ nào?
+ Năm 1945 ở thế kỉ nào?
+ Em sinh năm nào? Năm đó ở thế kỉ nào?
+ Năm 2005 ở thế kỉ nào? chúng ta đang sống ở thế kỉ nào? thế kỉ này tính từ năm nào?
- Để ghi thế kỉ thứ mấy người ta thường dùng chữ số La Mã. Ví dụ thế kỉ thứ mười ghi X , thế kỉ thứ mười lăm ghi : XV .
- Yêu cầu học sinh viết từ thế kỉ thứ 3 - đến thể kỉ 21.
HĐ3: Luyện tập thực hành .
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài tập .
- Yêu cầu HS đổi chéo nhau kiểm tra bài
- GV nhận xét , ghi điểm.
Bài 2: Yêu cầu HS khá tự làm bài GV HD HS yếu.
Bài 4: GV hướng dẫn phần a.
- Muốn tính khoảng thời gian dài bao lâu chúng ta thực hiện phép trừ hai điểm thời gian cho nhau.
- GV yêu cầu HS làm tiếp bài b.
HĐ4: Củng cố , Dặn dò.
Về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài tập
- HS quan sát đồng hồ.
- HS chỉ các kim trên đồng hồ.
- là 1 giờ.
- Khoảng thời gian là 1 phút.
- 1giờ có 60 phút.
- 1 phút có 60 giây.
- 1 thể kỉ = 100 năm.
- HS quan sát.
- Thể kỉ thứ mười chín.
- Thể kỉ thứ hai mươi.
- HS trả lời.
- Thể kỉ thứ hai mốt. tính từ năm 2001 đến 2100.
- HS thực hiện trên giấy nháp.
+ III, IV, V, XIX, XX, XXI.
- 2 HS đọc yêu cầu bài.
- 2 bạn ngồi cạnh nhau đổi chéo bài cho nhau.
- HS nhận xét.
- HS tự làm bài tập 2.
- HS làm bài.
- HS nghe và ghi bài tập về nhà.
Khoa học
Tại sao cần phải ăn phối hợp đạm thực vật và đạm động vật
I- Mục tiêu:Giúp HS:
- Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm.
- Giải thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật với đạm thực vật .
- Nêu được lợi ích của các món ăn chế biến từ cá .
- Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
II- Đồ dùng dạy học.
- Các hình minh hoạ trang 18,19 SGK.
- Phóng to các thông tin về giá trị ding dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm.
III- Hoạt động dạy và học.
Hoạt động khởi động.
+ Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ
- Nhận xét: Hầu hết các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thực vật.
- Chất đạm cũng có từ động vật và thực vật vậy tại soa phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật bài học hôm nay các em sẽ biết điều đó.
+ GV ghi mục bài lên bảng.
Hoạt động 1: Trò chơi kể tên những món ăn chứa nhiều chất đạm
- GV tiến hành các bước: chia nhóm, cử trọng tài, HS chơi tiếp nối nhau ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
- Gv nhận xét - ghi điểm.
Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
- GV treo tranh các thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số nhóm thức ăn lên bảng yêu cầu HS đọc. ( 3 HS đọc bài )
- GV cho HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi
- GV yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết.( 2HS đọc to )
Hoạt động 3: Cuộc thi : Tìm hiểu nnhững món ăn vừa cung cấp đạm động vật vừa cung cấp đạm thực vật.
- HS trình bày các món ăn ( HS nhận xét - GV ghi điểm)
Hoạt động kết thúc.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc mục bạn cần biết : Sưu tầm một số tranh ảnh của việc dùng muối i ốt trên tạp chí báo.
----------------------------------------------------
Hoạt động tập thể:
Sinh hoạt lớp
I- Mục tiêu
- Học sinh đánh giá kết quả đạt được trong tuần , ưu, nhược điểm chính xác công bằng
II- Tiến hành
1- Ban cán sự lớp đánh giá kết quả trong tuần
2- Bình bầu các bạn tiêu biểu tuyên dương trong tuần: Ngân, T.Anh, Tuấn, Quân.
3- Các bạn phê bình trong tuần: Thắng, Hiếu, Yến .
4- Kế hoạch tuần 5:
- Tiếp tục duy trì nề nếp sinh hoạt. Chấm dứt tình trạng thiếu đồng phục đội viên.
- Chăm sóc các bồn hoa được phân công.
- Làm vệ sinh sạch sẽ,kịp giờ.
- Tăng cường kiểm tra việc học bài, làm bài ở nhà.
File đính kèm:
- Tuan 4 (CKTKN).doc