MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc lời ca và giai điệu bài hát Chú voi con ở Bản Đôn, thể hiện đúng những chỗ hát luyến và trường độ.
- Trình bày bài hát theo cách hát có lĩnh xướng, hoà giọng, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và gõ đệm với 2 âm sắc.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Băng, đĩa. Tranh ảnh minh hoạ.
- Đàn.
- Bản nhạc bài hát Chú voi con ở Bản Đôn phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học và ghi mục bài lên bảng:
Học bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn.
3 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 3080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Tuần 26: Học bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
Thứ 5 ngày 10 tháng 3 năm 2011
Buổi 1:
HỌC BÀI HÁT: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
I. MỤC TIÊU:
- HS hát thuộc lời ca và giai điệu bài hát Chú voi con ở Bản Đôn, thể hiện đúng những chỗ hát luyến và trường độ.
- Trình bày bài hát theo cách hát có lĩnh xướng, hoà giọng, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và gõ đệm với 2 âm sắc.
II. GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ:
- Băng, đĩa. Tranh ảnh minh hoạ.
- Đàn.
- Bản nhạc bài hát Chú voi con ở Bản Đôn phóng to.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học và ghi mục bài lên bảng:
Học bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn.
2. Phần hoạt động:
a. Hoạt động 1: Học hát.
- Giới thiệu bài hát:
+ Em hãy kể tên những bài hát thiếu nhi viết về các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu mà các em đã được học, đã biết ?
(Đàn gà con, him chích bông, Chú ếch con, Chú chim nhỏ dễ thương, Chị Ong Nâu và em bé, Cùng múa hát dưới trăng...).
+ GV treo tranh minh hoạ lên bảng.
? Bức tranh có những hình ảnh gì ?
+ GV thuyết trình: Hôm nay chúng ta sẽ học bài hát nói về một chú Voi con rất dễ thương, chú sống ở Bản Đôn, 1 địa danh ở Đắc lắc - Tây Nguyên. Bây giờ chúng ta cùng làm quen với chú Voi con nhé !
+ GV treo bản nhạc “Chú voi con ở Bản Đôn” lên bảng.
- Nghe hát mẫu:
+ GV cho HS nghe bài hát qua băng.
+ GV đàn giai điệu bài hát 1 lần.
- Đọc lời ca và giải thích từ khó..
GV chỉ định 1 HS đọc lời ca.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu.
- Luyện thanh.
- Tập hát từng câu:
+ Chia bài hát thành 2 câu hát.
+ GV đàn giai điệu từng câu, Hướng dẫn HS cách lắng nghe và hát hoà với tiếng đàn. GV bắt nhịp, HS hát từng câu.
+ GV hướng dẫn HS những tiếng có dấu luyến và chỗ móc đơn chấm dôi là chỗ hát khó , GV hát mẫu cho HS cả lớp cùng thực hiện.
+ Tập hát nối các câu hát với nhau. GV hướng dẫn các em hát rõ lời, diễn cảm và sửa cho các em những chỗ hát chưa đúng.
- Hát cả bài. GV đệm đàn, chọn tiết điệu Disco latin, tốc độ 100.
b. Hoạt động 2: Luyện hát.
- HS luyện hát nhiều lần.
- Luyện hát theo nhóm, tổ. Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.
- Một số cá nhân trình bày bài hát. HS cả lớp nhận xét.
- GV đệm đàn, HS cả lớp hát và gõ đệm với 2 âm sắc.
- GV tập cho HS kĩ năng hát lĩnh xướng và hoà giọng:
Lời 1: Một HS hát lĩnh xướng “Chú voi con.... ham chơi”
Phần tiếp theo, cả lớp hát hoà giọng, vừa hát vừa gõ đệm với 2 âm sắc.
Lời 2: Thực hiện tương tự.
3. Phần kết thúc:
- HS thể hiện bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” trước lớp. GV đệm đàn.
- Cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách. GV đệm đàn.
Buổi 2:
LÀM QUEN VỚI ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ.
I. MỤC TIÊU:
Ôn tập bài TĐN số 5 và số 6 trên đàn, đàn và đệm theo tiết tấu.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn GV và đàn HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Phần mở đầu:
GV giới thiệu nội dung tiết học
- Ôn bài TĐN số 5 và số 6 trên đàn.
2. Phần hoạt động:
- HS cả lớp luyện ngón trên đàn.
- GV chỉ định 2 HS trình bày bài TĐN số 5 và bài TĐN số 6.
- GV nhận xét, đánh giá chung.
- GV bắt nhịp (1-2) - HS cả lớp cùng thực hiện bài TĐN số 5.
- Các nhóm thực hiện.
- Một số cá nhân trình bày bài TĐN số 5.
- HS cả lớp nhận xét.
- GV cho HS ôn lại bài TĐN số 6 trên đàn, GV theo dõi, sửa sai.
- GV hướng dẫn các em chọn tiết tấu đệm.
- HS cả lớp đàn đệm có tiết tấu bài TĐN số 6.
- GV kiểm tra một số cá nhân HS.
- GV cho HS khá kèm HS yếu để hoàn thành tốt bài TĐN trên đàn.
3. Phần kết thúc:
- GV cho đại diện 1 nhóm đàn bài TĐN số 5 và đại diện một nhóm trình bày bài TĐN số 6.
- GV nhận xét kết thúc tiết học.
File đính kèm:
- TUÂN 26.doc