Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đúng nhịp và đều giọng.
- Biết gõ đệm thành thạo theo nhịp, phách
- Mạnh dạn, tự tin khi biểu diễn các bài hát.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng, đĩa nhạc.
- Đàn giai điệu và đệm hát 2 bài Chú voi con ở Bản Đôn, Thiếu nhi thế giới vui liên hoan.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1/. Ổn định lớp: Nhắc học sinh tư thế ngồi học ngay ngắn, luyện thanh.
2/. Ôn bài cũ: Cho HS hát ôn lại bài hát Chú voi con ở Bản Đôn.
3/. Bài mới:
a) Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học
8 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 920 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 môn Âm nhạc - Ôn tập 2 bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn - Thiếu nhi thế giới vui liên hoan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t vừa gõ đệm với 2 âm sắc.
- HS tập hát kết hợp múa phụ hoạ đơn giản.
- HS tự chọn: song ca, tam ca, tốp ca. Có thể có em vừa hát vèa gõ đệm, có em vừa hát vừa múa phụ hoạ đơn giản.
Củng cố - Dặn dò
- Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát.
- Cho cả lớp nghe lại bài hát một lần qua đĩa
- Dặn HS về học thuộc lời ca, và tìm một vài động tác phụ họa đơn giản cho bài hát.
HS nghe nhạc
HS trả lời
HS trả lời
HS chuẩn bị đồ dùng học tập
HS nghe, hát thầm
HS trình bày
HS thực hiện
HS hát và vận động theo nhạc
HS trình bày trước lớp theo nhóm
HS thực hiện
HS hát, múa
HS trình bày trước lớp theo nhóm
- Trả lời câu hỏi: Chú voi con ở Bản Đôn; Thiếu nhi thế giới liên hoan
- HS nghe hát
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi nội dung bài học vào vở.
Líp 5
5
Ngày soạn: 03/4/11
Ngày dạy: Thứ 3 (05/4/11)
HỌC HÁT: BÀI DÀN ĐỒNG CA MÙA HẠ
Nhạc sĩ: Lê Minh Châu
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hát thuộc lời ca, hát đúng giai điệu, và tiết tấu thể hiện được tính chất vui tươi, trong sáng.
- Học sinh biết hát kết hợp với gõ đêm theo nhịp, phách.
- Giáo dục học sinh biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ
- Hát chuẩn xác bài hát.
- Máy nghe, đĩa CD bài hát lớp 5.
- Nhạc cụ quen dùng.
- Tranh ảnh minh họa cho bài hát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1/. Ổn định lớp: Nhắc học sinh tư thế ngồi học ngay ngắn, luyện thanh.
2/. Ôn bài cũ: Cho HS hát ôn lại bài hát Em vẫn nhớ trường xưa.
3/. Bài mới:
a) Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung tiết học
b) Phần hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Nội dung 1: Dạy hát bài Dàn đồng ca mùa hạ.
Hoạt động 1: Giới thiệu và dạy bài hát
- GV giới thiệu tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát.
- Giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Lê Minh Châu (xem phần thông tin ở SGK)
- Giáo viên cho HS nghe hát mẫu (mở đĩa nhạc mẫu hoặc giáo viên hát đệm đàn).
- GV treo bảng lời ca.
- Chia bài hát thành 10 câu hát (như SGV) để tập.
- Dạy hát: Dạy từng câu và nối tiếp cho đến hết bài.
- Lưu ý những chỗ đảo phách để hướng dẫn HS hát đúng trường độ.
- Tập xong, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu theo các hình thức:
+ Hát đối đáp.
+ Hát nối tiếp.
- Nhận xét.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo phách:
Chẳng nhìn thấy ve đâu....
x x xx...
- Hướng dẫn HS hát và gõ đệm theo nhịp:
Chẳng nhìn thấy ve đâu....
x x ...
- GV nhận xét.
Củng cố - Dặn dò
- Hỏi HS nhắc lại tên bài hát, tác giả và nội dung bài hát.
- Cho cả lớp nghe lại bài hát một lần qua đĩa
- Dặn HS về học thuộc lời ca, và tìm một vài động tác phụ họa đơn giản cho bài hát.
- HS lắng nghe.
- HS nghe giới thiệu.
- Nghe hát mẫu
- HS đọc lời ca theo cô
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- Chú ý theo hướng dẫn để hát cho đúng.
- Chú ý hát, phát âm rõ lời, gọn tiếng.
- Luyện hát: Đồng thanh từng dãy (tổ). Hát thể hiện tính chất vui tươi.
- Thực hiện theo hướng dẫn.
+ HS hát và gõ đệm theo phách
+ HS hát và gõ đệm theo nhịp
- HS trả lời: Dàn đồng ca mùa hạ...
- HS nghe hát
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi nội dung bài học vào vở.
Líp 3
3
Ngày soạn: 04/4/11
Ngày dạy: Thứ 4 (06/4/11)
- KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: Chàng Oóc – phê và cây đàn Lia
- NGHE NHẠC
I. MỤC TIÊU
- Kể cho HS nghe một câu chuyện cổ về âm nhạc để giáo dục về vai trò âm nhạc trong cuộc sống .
- HS nghe một vài bài hát , bản nhạc để có thêm kiến thức và năng lực cảm thụ âm nhạc .
II. CHUẨN BỊ
- Nhạc cụ đệm, gõ.
- Máy nghe , một vài bức tranh minh hoạ cho nội dung câu chuyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1.Ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn
2, Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kể chuyện âm nhạc
Chàng Oóc phê và cây đàn Lia
GV treo tranh lên bảng , viết tên nhân vật trong truyện để HS nắm được tên từng nhân vật
GV vừa kể vừa minh hoạ bằng tranh
GV đặt câu hỏi
+ Chàng Oóc – phê chơi giỏi loại nhạc cụ nào?
+ Hãy miêu tả tiếng đàn của chàng Oóc phê?
+Tiếng đàn của Oóc-phê có tác động thế nào tới Diêm Vương và lão lái đò ?
GV kể chuyện lần thứ hai
GV thuyết trình : Âm nhạc có nhiều tác dụng trong cuộc sống con người , chính vì vậy chúng ta không thể sống bình thường nếu như thiếu âm nhạc. Âm nhạc diễn tả được mọi tình cảm của con người và đôi khi làm nên những điều kỳ diệu như trong câu chuyện các em vừa nghe. Tuổi thơ là thời gian rất đẹp và các em hãy học nhạc để hiểu và yêu thích loại nghệ thuật này, để âm nhạc đem tới nhiều niềm vui cho cuộc sống của chúng ta.
Hoạt động 2: Nghe nhạc
GV cho HS nghe 1-2 bài hát thiếu nhi: Em là bông lúa Điện Biên
GV yêu cầu các em ghi tên những bài hát được nghe và nói cảm nhận của mình.
Củng cố – dặn dò:.
GV nhận xét , dặn dò
HS ngồi ngay ngắn, chú ý lắng nghe .
Trả lời câu hỏi : Đàn Lia
Hay: suối ngừng chảy
HS thực hiện theo yêu cầu
HS lắng nghe
HS ghi nhớ
HS ngồi ngay ngắn nghe nhạc
HS ghi tên bài hát được nghe
Nêu cảm nhận của mình
Líp 2
2
Ngày soạn: 04/4/11
Ngày dạy: Thứ 4 (06/4/11)
HỌC HÁT: BÀI BẮC KIM THANG
Dân ca Nam Bộ
I. MỤC TIÊU
- Hát thuộc lời ca, đúng giai điệu, đúng nhịp và đều giọng.
- Biết gõ đệm thành thạo theo phách
- Giáo dục học sinh yêu các làn điệu dân ca.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Hát chuẩn xác bài Bắc kim thang.
- Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách).
- Máy nghe, băng nhạc mẫu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
1. ổn định tổ chức, nhắc HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước, cho HS ôn bài hát Chú ếch con để khởi động giọng.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Dạy bài hát Bắc kim thang.
- Giới thiệu bài hát: Bắc kim thang là một bài hát đồng dao trong kho tàng dân ca Nam Bộ, tính chất vui vẻ, hài hước. Trẻ em Nam Bộ thường hát kết hợp trò chơi khèo chân thật vui.
- GV cho HS nghe băng hát mẫu, sau đó GV đệm đàn và hát lại một lần nữa.
- Hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. Bài chia thành 6 câu hát. tiết tấu lời ca từ câu 1 đến câu 5 giống nhau, chỉ có tiết tấu câu 6 là khác.
- Dạy hát: Dạy từng câu, lưu ý những tiếng có luyến ở nhịp thứ 7, 9 và 11 để tập cho HS hát đúng.
- Dạy xong bài hát, cho HS hát lại nhiều lần để thuộc lời và giai điệu, tiết tấu bài hát. Nhắc HS hát rõ lời, đều giọng.
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ.
- GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm theo mẫu phách (Sử dụng song loan).
Bắc kim thang cà lang bí rợ...
x x x x
- Hướng dẫn HS hát và vỗ, gõ đệm theo phách.
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp một vài động tác phụ hoạ. Ví dụ động tác gánh dầu, động tác đánh trống, thổi kèn.
- GV nhận xét.
Củng cố - Dặn dò
- GV củng cố bằng cách hỏi lại HS tên bài hát vừa học là dân ca miền nào?
- Cho cả lớp đúng lên hát và vỗ tay theo phách trước khi kết thúc tiết học.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn lại bài hát vừa tập.
- Ngồi ngay ngắn, chú ý nghe.
- Nghe băng mẫu (hoặc nghe GV hát mẫu).
- HS tập đọc lời ca theo tiết tấu.
- HS tập hát theo hướng dẫn của GV. Chú ý những chỗ GV nhắc để hát đúng tiết tấu và giai điệu bài hát.
- HS hát:+ Đồng thanh.+ Dãy, nhóm.+ Cá nhân.
- HS theo dõi và lắng nghe.
- HS thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- HS tập vài động tác vận động phụ hoạ theo bài hát.
- HS trả lời: Bắc kim thang (Dân ca Nam Bộ)
- HS hát kết hợp vỗ đệm theo phách.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
Líp 1
Líp 4
1
Ngày soạn: 05/4/11
Ngày dạy: Thứ 5 (07/4/11)
ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐI TỚI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU.
- Học sinh hát thuộc ca và đúng giai điệu bài hát.
- Biết hát kết hợp sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa nhịp nhàng.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
- Đàn máy nghe và băng nhạc.
- Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, trống nhỏ).
- Chuẩn bị vài động tác vận động phụ họa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU.
1/. Ổn định tổ chức, nhắc học sinh sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2/. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp kiểm tra trong quá trình ôn hát.
3/. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Đi tới trường
Cho học sinh nghe giai điệu bài hát, hỏi HS nhận biết tên bài hát đã học, tác giả sáng tác bài hát.
- Hướng dẫn HS ôn lại bài hát. Yêu cầu HS hát thuộc lời ca và đúng giai điệu, tiết tấu bài hát. Chú ý nhắc HS hát đúng những tiếng luyến láy (giáo viên hát mẫu lại)
+ Cho học sinh hát đồng thanh dãy, nhóm, cá nhân.
+ Cho HS luyện hát nối tiếp từng câu.
+ Cho HS hát và vỗ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca (sử dụng thêm nhạc cụ gõ)
Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ họa và biểu diễn.
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa.
Chân bước tại chỗ như động tác dậm chân tại chỗ, tay đánh đều. Thực hiện động tác này ở câu 1, 2, 3. Câu 4 hai tay đưa lên sau tai như đang lắng nghe, chân nhún, nghiêng đầu sang trái, phải theo nhịp.
Câu 5 vỗ tay 3 tiếng theo phách, sau đó mở tay ra ở phách cuối.
- Sau khi tập xong, GV cho HS hát kết hợp vận động vài lần để học sinh nhớ và thực hiện động tác đều đặn nhịp nhàng hơn.
- Mời HS lên biểu diễn trước lớp (hát kết hợp vận động phụ họa hoặc hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ).
- GV nhận xét.
Củng cố - Dặn dò:
- Kết thúc tiết học, GV có thể đệm đàn cùng hát lại với HS bài hát đã học (hoặc mở băng mẫu để học sinh hát và vận động theo nhạc).
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về ôn lại bài hát vừa học.
- HS nghe giai điệu, trả lời tên bài hát, tác giả.
- Hát theo hướng dẫn của giáo viên:
- Hát đồng thanh, dãy, nhóm, cá nhân...
- HS hát nối tiếp từng câu (dãy 1 hát câu 1, dãy 2 hát câu 2,...). đến câu cuối cả lớp cùng hát.
+ Hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo phách, tiết tấu lời ca.
- hát kết hợp vận động phụ họa theo hướng dẫn. HS xem GV làm mẫu động tác, sau đó tập từng động tác theo hướng dẫn.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lên biểu diễn. Các em có thể chọn hình thức hát kết hợp vận động phụ họa hoặc hát kết hợp gõ đệm theo
phách, theo tiết tấu lời ca: cá nhân, nhóm, dãy.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
- HS lắng nghe
- Ghi nhớ.
Ký duyệt
Ngày / 3 / 2011
Phó hiệu trưởng
Hoµng ThÞ Song ¢n
File đính kèm:
- Giao an AN tuan 30.doc