*Truyện kể lại của đoàn cán bộ Việt nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc - xăm - bua. Cuộc gặp gỡ này giúp các em hiểu điều gì, các em hãy đọc truyện để biết.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2.
-Bài có 12 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài; Ai đọc câu gặp lời nhân vật thì đọc hết lời đó luôn.
Luyện đoc từ khó: Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét-xi-ca, tơ-rưng, in-tơ-nét.HS đọc cá nhân - đồng thanh
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3B1 Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-GV đi đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho những em làm các bộ phận của Đồng hồ để bàn chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
-HS trưng bày sản phẩm các bộ phận của Đồng hồ để bàn như: khung, mặt, đế và chân đỡ đồng hồ.
-Cả lớp cùng GV quan sát, nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng.
-GV đánh giá kết quả thực hành của HS.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Tuyên dương những em chuẩn bị bài tốt. Hoàn thành sản phẩm đẹp, đúng.
-GV giao nhiệm vụ:
+Về nhà tiếp tục chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công.
+Bút màu, kéo thủ công để tiết sau học bài gấp
Chính tả (Nhớ-Viết): MỘT MÁI NHÀ CHUNG
PHÂN BIỆT: TR/CH, ÊT/ ÊCH.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
PP: Thực hành
ĐD: Bảng con, phấn
-Cả lớp viết bảng con 4 từ có tiếng chứa vần êt / êch.
-GV theo dõi các em viết, nhận xét, tuyên dương những em viết đúng, đẹp.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (20/)
Hướng dẫn HS nghe viết:
MT:+ Nhớ và viết lại chính xác, trình bày đúng đẹp 3 khổ thơ đầu Một mái nhà chung.
+ Làm đúng bài tập điền âm đầu hoặc thanh dễ lẫn.
PP: Hỏi đáp, động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Bảng con
Trong tiết chính tả hôm nay, Các em sẽ trình bày đúng 3 khổ thơ đầu Một mái nhà chung.
GV ghi đề bài lên bảng.
*GV đọc 1 lần 3 khổ thơ đầu của bài thơ.
-Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
-HS nắm nội dung bài viết:
+Ba khổ thơ trên nói lên những mái nhà riêng của ai?
-HS nhận xét chính tả:
+Những chữ nào cần viết hoa? (Các chữ đầu dòng thơ).
+Cách trình bày: Viết cách lề 3 ô.
-HS tập viết các từ khó dễ và phân tích chính tả một số từ. VD: nghìn, lá biếc, sóng xanh, nghiêng,...
-nghìn = ngh + in + thanh huyền, nghiêng = ngh + iêng.
*HS đọc lại 3 khổ thơ, gấp sách và viết bài vào vở.
-HS viết xong, dò lại bài và ghi lỗi ra lề vở.
*GV chấm, chữa bài.
Hoạt động 2: (11/)
Bài tập:
MT: Làm đúng các bài tập phân biệt tr/ch; êt/ếch
PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: -Bảng phụ viết nội dung BT2.
-VBT.
a,Bài tập 2: Lựa chọn
-1 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm và theo dõi bạn đọc.
-GV cho HS làm bài 2a. HS đọc kĩ yêu cầu của bài.
-Cả lớp làm bài vào vở.
-GV gắn 3 băng giấy lên bảng, HS thi đua nhau điền kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Câu a: ban trưa - trời mưa - hiên che - không chịu.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những em viết chữ đẹp, đúng.
-Khen những em làm bài tốt.
-Giao nhiệm vụ về nhà:
+Rèn luyện thêm về chữ viết cho đúng, đẹp.
+Chuẩn bị bài sau: Bác sĩ Y - éc - xanh.
Phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã.
Tự nhiên và Xã hội: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (12/
Quan sát và thảo luận
MT: -Biết Trái Đất không ngừng quay quanh mình nó.
-Biết quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
PP: Đàm thoại, thực hành
ĐD: -Các hình trong SGK trang 114, 115.
-Quả địa cầu .
-GV nêu yêu cầu bài tập - ghi đề lên bảng. Vài HS đọc Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm
-GV chia lớp thành nhiều nhóm: nhóm 6.
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong SGK trang 114 để trả lời các câu hỏi sau:
+Trái Đất quay quanh trục của theo hướng cùng chiều hay ngược chiều kim đồng hồ? (nếu nhìn từ cực Bắc xuống Trái Đất quay ngược chiều kim đồng hồ).
-HS lần lượt quay quả địa cầu.
Bước 2: Làm việc cả lớp
-3 HS đại diện các nhóm lên quay quả địa cầu theo đúng chiều quay của Trái Đất quanh mình nó.
-Cả lớp nhận xét.
GV kết luận: Từ lâu các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, Trái Đất không đứng yên mà luôn luôn tự quay quanh mình nó theo hướng ngược chiều kim đồng hồ
Hoạt động 2: (10/)
Làm việc theo cặp
MT: -Biết Trái Đất đồng thời vừa tự quay mình nó vừa chuyển động quanh Mặt Trời.
-Biết chỉ hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời trong hình 3ở SGK trang 115.
PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát
ĐD: Bảng phụ
Cách tiến hành:Bước 1: HS quan sát hình 3 trong SGK trang 115 và từng cặp chỉ cho nhau xem hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời.
-Cả lớp trả lời câu hổi sau:
+Trái Đất tham gia đồng thời mấy chuyển động? Đó là những chuyển động nào?
+Nhận xét về hướng chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời.
Bước 2: 4 HS trả lời.
-GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện câu trả lời của bạn.
c,GV kết luận: Trái đất đồng thời tham gia chuyển động: chuyển động tự quanh mình nó và chuyển động quanh Mặt Trời.
Hoạt động 3: (10/)Chơi trò chơi “Trái Đất quay”
MT:-Củng cố kiến thức toàn bài.
-Tạo hứng thú học tập.
PP: Chơi trò chơi
Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn HS cách chơi: Gồm 2 bạn.
-Bạn đóng vai Mặt Trời đứng ở giữa vòng tròn, bạn đóng vai Trái Đất sẽ vừa quay quanh mình, vừa quay quanh Mặt Trời.
Bước 2: Tổ chức cho HS chơi.
-GV theo dõi, các nhóm nhận xét, đánh giá .
Hoạt động 4: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà:Làm bài tập trong vở bài tập.Chuẩn bị bài : Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC BÀI TRONG NGÀY
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
*Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
MT: HS tự hoàn thành lấy bài tập của mình.
+ Rèn tính tự giác cho HS PP: Thực hành, động não.
ĐD: vở
-GV ghi đề bài lên bảng. 2 HS nhắc lại đề bài.
*B1: GV giao nhiệm vụ: 2 em trong bài đổi chéo vở lẫn nhau kiểm tra xem đã hoàn thiện bài tập trong ngày chưa.
-HS kiểm tra và báo cáo kết quả.
-GV quan sát giúp đỡ.
*B2: HS nào chưa xong thì tự hoàn thành bài tập của mình.
- HS làm GV quan sát giúp đỡ.
GV nhận xét:
+ Tuyên dương những em hoàn thành tốt các bài trong ngày.
+ Nhắc nhở những em chưa hoàn thành tốt các bài tập cần rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: (13/)
Bài tập
MT: Củng cố cho HS về trừ các số trong phạm vi 100 000, tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán bằng hai phép tính.
+ Bồi dưỡng HS giỏi.
+ Giúp đỡ HS yếu.
PP: Thực hành.
ĐD: Bài tập.
Bước 1: GV ghi bảng BT.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
a.56147 + 32500 b. 98000 - 23145
c. 87605 + 789 c. 90514 - 703
Bài 2: Tính giá trị các biểu thức sau.
a. 3 x 3145 + 11545 - 5
b. (87102 - 45763 x 8) + 46780 : 5
Bài 3*:
Hiện nay Lan 4 tuổi, tuổi bố gấp 7 lần tuổi Lan. Hỏi 4 năm nữa tuổi bố sẽ gấp mấy lần tuổi Lan?
-HS làm vở
-GV quan sát giúp đỡ.
- GV chấm một số em và nhận xét.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Về nhà chữa lại các bài sai.
Thứ 6 ngày tháng năm 2009
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG.
LUYỆN TẬP
Tiết: Các hoạt động dạy chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động chủ yếu
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn lại kiến thức đã học
PP: Thực hành, hỏi đáp
ĐD: Bảng con, phấn
-GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp.
-Chấm 5 bài, nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
Luyện tập - Thực hành
MT: Củng cố về cộng trừ các số trong phạm vi 100 000 .
Củng cố về giải toán bằng hai phép tính và bài toán rút về đơn vị.
PP: Thực hành, Quan sát, thuyết trình, động não
ĐD: Vở toán
Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập chung về phép cộng, phép trừ các số đến năm chữ số và giải bài toán có lời văn bằng hai phép tính.GV ghi đề bài lên bảng.
-GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3, 4 / 160
-HS tự làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ các em làm.
Bài 1: HS tính nhẩm theo thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức số. Chẳng hạn:
40 000 + (30 000 + 20 000) = 40 000 + 50 000
= 90 000
-HS có thể nêu cách tính nhẩm.
Bài 2: HS tự làm, đặt tính, nêu cách tính.
Bài 3: HS tự tóm tắt bài toán rồi giải:
68 700 cây
Xuân Phương
Xuân Hoà
Xuân Mai 4500 cây
? cây
Bài 4: HS phải tính giá tiền của 1 cái com pa. Sau đó mới tính giá tiền của 3 cái com pa.
-HS nào làm xong, GV chấm ngay tại chỗ, nhận xét và ghi điểm. Chữa bài (nếu sai).
Hoạt động 2: Tổng kết (4/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học
PP: Trò chơi, thảo luận
ĐD: Phiếu học tập
Nêu cách cộng các số có nhiều chữ số ? 3 em.
-GV nhận xét tiết học.
-Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3, 4 / 73 vào VBT
Tập làm văn: VIẾT THƯ .
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
-GV chấm 6 bài viết ở tuần trước.
-Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (30/)
2.Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập:
MT: Rèn kĩ năng viết:
- Biết viết một bức thư ngắn cho một bạn nhỏ ở nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
-Lá thư trình bày đúng thể thức; đủ ý; dùng từ đặt câu đúng; thể hiện tình cảm với người nhận thư.
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: Vở nháp
Hôm nay, các em sẽ tập viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài.
GV ghi đề bài lên bảng.
-HS đọc nội dung của bài: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
-1 HS giải thích yêu cầu của bài tập.
-GV chốt:
+Có thể viết thư cho một bạn nhỏ nước ngoài mà các em biết qua đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, phim ảnh, hoặc qua các bài đọc giúp các em hiểu thêm về nước bạn. Người bạn nước ngoài này cũng có thể là người bạn trong tưởng tượng của em. Cần nói rõ bạn đó là người nước nào. Nói được tên của bạn thì càng tốt.
+Nội dung thư phải thể hiện:
Mong muốn làm quen với bạn (để làm quen, cần phải tự giới thiệu mình là ai, người nước nào; thăm hỏi bạn...)
Bày tỏ tình thân ái, mong muốn các bạn nhỏ trên thế giới cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất.
-GV treo bảng phụ viết hình thức trình bày 1 lá thư cho HS đọc.
-HS viết thư vào giấy rời.
-HS nối tiếp nhau đọc thư. Gv chấm 3 bài viết hay.
-HS viết phong bì thư, dán tem, đặt lá thư vào phong bì thư.
Hoạt động 2: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-GV giao nhiệm vụ:
+Về tiếp tục hoàn chỉnh lá thư để gửi qua đường bưu điện.
+Chuẩn bị bài sau: Thảo luận về bảo vệ môi trường.
File đính kèm:
- tuân30.doc