Giáo án Lớp 3B1 Tuần 27

Ôn tập - Kiểm tra (T1).

.Kiểm tra tập đọc:

 -Số lượng: số HS, cụ thể 8 em.

 -Cách kiểm tra:

 +Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. Xem bài 2 phút.

 +HS đọc theo yêu cầu trong phiếu và trả lời câu hỏi do GV đặt.

 +GV ghi điểm.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3B1 Tuần 27, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, bước 2. -GV đi đến từng bàn quan sát, uốn nắn cho những em làm lọ hoa gắn tường chưa đúng, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. -HS trưng bày sản phẩm đã làm. -Cả lớp cùng GV quan sát, nhận xét các sản phẩm được trưng bày trên bảng. -GV đánh giá kết quả thực hành của HS. Hoạt động 2: (5/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Tuyên dương những em chuẩn bị bài tốt. Hoàn thành sản phẩm đẹp, đúng. -GV giao nhiệm vụ: +Về nhà tiếp tục chuẩn bị Giấy nháp, giấy thủ công. +Bút màu, kéo thủ công để tiết sau học tiếp. Chính tả (Nhớ-Viết): ÔN TẬP - KIỂM TRA TẬP ĐỌC VÀ HỌC THUỘC LÒNG (T7). Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thể 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (20/) Hướng dẫn HS nghe viết: MT:+ Nhớ và viết lại chính xác, trình bày đúng đẹp bài. + Làm đúng bài tập điền âm đầu hoặc thanh dễ lẫn. PP: Hỏi đáp, động não, đàm thoại, quan sát ĐD: -7 phiếu ghi tên từng bài tập đọc- HTL (Từ tuần 19 đến tuần 26). -GV ghi đề bài lên bảng. HS đọc lại đề Ôn tập - Kiểm tra (T7). Kiểm tra HTL: -Số lượng: số HS còn lại chưa được kiểm tra. -Cách kiểm tra: +Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. Xem bài 1 phút. +HS đọc theo yêu cầu trong phiếu và trả lời câu hỏi do GV đặt. +GV ghi điểm. Hoạt động 2: (16/) Bài tập: MT: Làm đúng các bài tập PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát ĐD: VBT Bài tập 2: -1 em đọc nội dung của bài tập. Cả lớp đọc thầm lại, quan sát ô chữ và chữ điền mẫu (1. PHÁ CỖ). -HS quan sát ô chữ trong SGK và làm bài: +Bước 1: Dựa theo lời gợi ý, phán đoán từ ngữ đó là gì. +Bước 2: Ghi từ vào các ô trống theo dòng (hàng ngang) có đánh số thứ tự. Viết bằng chữ in hoa, mỗi ô trống ghi 1 chữ cái. Các từ ngữ này phải có nghĩa đúng như lời gợi ý và có số chữ khớp với các ô trống trên từng dòng. +Bước 3: Sau khi điền đủ 8 từ ngữ vào các ô trống theo dòng ngang, đọc từ mới xuất hiện ở dãy ô chữ in màu. -HS làm việc theo nhóm 4, đại diện nhóm trình bày kết quả. -Cả lớp và GV nhận xét, chọn lời giải đúng. Từ mới xuât hiện ở ô chữ in màu: PHÁT MINH Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học: Khen những em có tinh thần học tập tốt, nắm chắc kiến thức đã học. -Chuẩn bị bài sau: +Ghi nhớ những từ ngữ vừa được ôn luyện. +Chuẩn bị giấy, bút để làm bài kiểm tra cuối năm. Tự nhiên và Xã hội: THÚ. Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu: Các hoạt động Hoạt động cụ thể 1.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (15/)Quan sát và thảo luận MT: Chỉ và nói lên tên các bộ phận cơ thể của các loài thú nhà được quan sát. PP: Đàm thoại, thực hành ĐD: -Các hình trong SGK trang 104, 105. -Sưu tầm các tranh, ảnh về các loài thú nhà. -GV ghi đề lên bảng. Vài HS đọc lại Bước 1: Làm việc theo nhóm -GV chia lớp thành nhiều nhóm: nhóm 5. -GV yêu cầu HS quan sát các loài thú nhà trong SGK trang 104, 105 và các hình sưu tầm được để thảo luận các câu hỏi sau: +Kể tên các con thú nhà mà em biết. +Trong số các con thú nhà đó: *Con nào có mõm dài, tai vểnh, mắt híp? *Con nào có thân hình vạm vỡ, sừng cong ? *Con nào đẻ con? *Thú mẹ nuôi thú con bằng gì? Bước 2: Làm việc cả lớp -Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả. Mỗi nhóm trình bày 1 con, GV kết luận: Những động vật có các đặc điểm như lông mao, đẻ con và nuôi con bằng sữa được gọi là thú hay động vật có vú. Hoạt động 2: (10/)Làm việc cả lớp. MT: Nêu được ích lợi của các loài thú nhà PP: Thực hành, động não, đàm thoại, quan sát ĐD: nnBảng phụ Cách tiến hành: -HS chơi trò chơi tiếp sức để nêu ích lợi của việc nuôi các loài thú nhà như: Lợn, trâu, bò, chó, mèo,... -HS thi đua dưới sự điều khiển của GV. -GV theo dõi, nhận xét xem nhóm nào nêu được nhiều nhất. *Liên hệ: Ở nhà em nào có nuôi 1 vài loài thú nhà? c,GV kết luận: -Lợn là vật nuôi chính của nước ta. -Trâu, bò được dùng để kéo cày, kéo xe,... Phân trâu, phân bò dược dùng để bón ruộng. -Bò còn được nuôi để lấy thịt, lấy sữa.. . 3.Hoạt động 3(6/): Làm việc cá nhân MT: Vẽ 1 con thú nhà mà em thích. PP: Thực hành, động não, quan sát ĐD: Giấy, bút Bước 1: GV hướng dẫn HS cách vẽ: Vẽ 1 con thú nhà mà em thích. -HS vẽ. Bước 2: Trình bày. -HS dán bài của mình trước lớp và 1 số em tự giới thiệu về bức tranh của mình. -GV và HS cùng theo dõi, nhận xét, đánh giá xem các bức tranh. Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: +Làm bài tập trong vở bài tập Tự nhiên và Xã hội. +Chuẩn bị bài sau: Thú (t2). HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC BÀI TRONG NGÀY Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu Các hoạt động Hoạt động cụ thê *Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (18/) MT: HS tự hoàn thành lấy bài tập của mình. + Rèn tính tự giác cho HS PP: Thực hành, động não. ĐD: vở -GV ghi đề bài lên bảng. 2 HS nhắc lại đề bài. *B1: GV giao nhiệm vụ: 2 em trong bài đổi chéo vở lẫn nhau kiểm tra xem đã hoàn thiện bài tập trong ngày chưa. -HS kiểm tra và báo cáo kết quả. -GV quan sát giúp đỡ. *B2: HS nào chưa xong thì tự hoàn thành bài tập của mình. - HS làm GV quan sát giúp đỡ. GV nhận xét: + Tuyên dương những em hoàn thành tốt các bài trong ngày. + Nhắc nhở những em chưa hoàn thành tốt các bài tập cần rút kinh nghiệm. Hoạt động 2: (13/) Bài tập MT: củng cố cho HS về tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán bằng hai phép tính. + Bồi dưỡng HS giỏi. + Giúp đỡ HS yếu. PP: Thực hành. ĐD: Bài tập. Bước 1: GV ghi bảng BT. Bài 1: Tính giá trị các biểu thức sau. a. 32 : 2 x 3 b. 48 x 3 : 2 c. (26 + 17 ) x 8 d. ( 42 - 18 ) x 5 Bài 2: Tính nhanh giá trị của biểu thức sau. 38 + 54 + 62 + 46 Bài 3*: Tìm một số biết rằng số đó nhân với 7 thì bằng 78 trừ 22 -HS làm vở -GV quan sát giúp đỡ những học sinh làm bài còn chậm. Bước 2: GV chấm 10 em số em và nhận xét. - Chữa bài nếu HS làm sai Hoạt động 3: (3/) Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. Về nhà chữa lại các bài sai. Thứ 6 ngày tháng năm 2009 Toán: SỐ 100 000 - LUYỆN TẬP. Tiết: Các hoạt động dạy chủ yếu: Các hoạt động Các hoạt động chủ yếu 1.Bài cũ: (5/) MT: Ôn lại kiến thức đã học -GV kiểm tra vở BT ở nhà của cả lớp. -Chấm 5-6 bài, nhận xét, ghi điểm. -Chữa bài nào HS làm sai. 2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/) Hoạt động 1: (13/)Giới thiệu số 100 000: MT:Nhận biết số 100000. Củng cố cách đọc viết số có năm chữ số. PP: Quan sát, thuyết trình ĐD: -10 mảnh bìa có ghi số 10000. Bảng phụ GV hỏi: Số lớn nhất có 5 chữ số là bao nhiêu? Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết số đứng liền sau số 99 999 là số nào. *Lệnh HS: lấy 7 mảnh bìa có ghi số 10 000. -GV gắn lên bảng 7 mảnh bia như HS. Yêu cầu HS nêu: có mấy chục nghìn ? -HS nêu: bảy chục nghìn.GV ghi: 70 000. L: Lấy tiếp 1 mảnh bìa có ghi số 10 000.HS nêu- GV ghi 80 000. -Tương tự: Lấy thêm 1 mảnh bìa có ghi số 10 000 để được 90 000 và cuối cùng là 10 tấm bìa. -GV hỏi: Có mấy chục nghìn? GV: Mười chục nghìn còn gọi là một trăm nghìn.GV hướng dẫn HS cách ghi: 100 000.HS đọc: Một trăm nghìn. -HS đọc toàn bộ các số trên. +> Giới thiệu số 100 000, HS nhận xét. *Kết luận: Số 100 000 gồm 6 chữ số, chữ số đầu tiên là chữ số 1 và tiếp theo nó là năm chữ số 0. Hoạt động 2: Thực hành (18/) MT: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. PP: Thực hành, động não ĐD: Vở toán, thước -GV yêu cầu HS làm bài 1, 2, 3, 4 / 146 vào SGK vào vở ô li. -HS suy nghĩ và tự làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ các em làm. Bài 1: HS nêu quy luật của dãy số rồi điền tiếp các số thích hợp vào chỗ chấm. VD: b, 10 000; 11 000; 12 000; 13 000; 14 000; 15 000; 16 000;... -HS đọc các số trên. Tương tự cách làm trên với bài a, c, d. GV chữa bài và hỏi: -Các số trong dãy b là những số như thế nào?Là các số tròn nghìn -Các số trong dãy c là những số như thế nào? Là các số tròn trăm -Các số trong dãy d là những số như thế nào? +Là các số tự nhiên liên tiếp, bắt đầu từ số 18 235. Bài 2: Quan sát tia số để tìm ra quy luật thứ tự các số trên tia số. Sau đó tự điền số thích hợp vào các vạch. Bài 3: HS nêu cách tìm số liền trước, số liền sau của một số. VD: +Số liền trước của 12534 là 12534 - 1 và là 12533. +Số liền sau của 12534 là 12534 + 1 và là 12535. Hoạt động 3: Tổng kết (3/) -GV nhận xét tiết học. -Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3 / 56 vào VBT. Tập làm văn: Chính tả: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN 3. ( Đề: Trường ra ) Thể dục: BÀI 54: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TRÒ CHƠI “HOÀNG ANH - HOÀNG YẾN”. Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu: Các hoạt động Hoạt động cụ thể Hoạt động1: (5/) Phần khởi động: MT: HS khởi động các khớp PP: Thực hành, quan sát ĐD: -Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện. -Phương tiện: Chuẩn bị còi, hoa. -GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 1 phút. -HS đứng tại chỗ, khởi động các khớp: 2 phút. -Chạy chậm thành một hàng xung quanh sân trường: 2 phút. * Chơi trò chơi ”Làm theo hiệu lệnh“: 1 phút. Hoạt động 2: (25/) Phần cơ bản: MT: - Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ - Chơi trò chơi “Hoàng Anh - Hoàng Yến”. PP: Thực hành, trò chơi ĐD: Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn .Còi a,Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ: 14 phút. -Cả lớp tập theo đội hình hàng ngang. -Tập toàn bài 3 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. -Cán sự hô nhịp, GV đi giúp đỡ, sửa sai cho HS. -Toàn lớp thi trình diễn giữa các tổ bài thể dục phát triển chung: 1 lần. b,Chơi trò chơi “Hoàng Anh - Hoàng Yến” : 8 phút. -HS nhắc lại cách chơi, sau đó chơi. *Yêu cầu: HS phải chú ý tập trung, phản ứng nhanh hoặc đuổi thật nhanh theo đúng lệnh. -Đội thắng được khen, đội thua phải nắm tay nhau vừa nhảy vừa hát: “Lớp chúng mình rất - rất vui, anh em ta chan hoà tình thân. Lớp chúng mình rất - rất vui, như anh em keo sơn một nhà, là là la, lá lá la...”. Hoạt động 3: (5/) Phần kết thúc: MT: Củng cố các nội dung đã học. -Đi vòng tròn, vừa đi vừa thả lỏng hít thở sâu: 2 phút. -GV cùng HS hệ thống bài học: 2 phút. -GV nhận xét giờ học: 1 phút. -Giao nhiệm vụ về nhà: + Ôn bài thể dục phát triển chung.

File đính kèm:

  • doctuân27.doc
Giáo án liên quan