Trong các môn thi tài ở lễ hội, vật là môn thi phổ biến nhất. Bài đọc hôm nay sẽ đưa các em đến với không khí tưng bừng, náo nức, đầy hào hứng của một hội vật.
GV ghi tên bài lên bảng.
a.GV đọc mẫu toàn bài. Cả lớp chú ý lắng nghe.
-HS quan sát tranh.
b.Luyện đọc từng câu: Dãy 1 và dãy 2.
-Bài có 20 câu, mỗi em đọc một câu và tiếp nối nhau cho đến hết bài. Em nào đọc câu đầu đọc luôn đề bài; Ai đọc câu gặp lời nhân vật thì đọc hết lời đó luôn.
Luyện đọc từ khó: loay hoay, Quắm Đen, giục giã, nhễ nhại.HS đọc cá nhân - đồng thanh
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3B1 Tuần 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-HS nhận xét đặc điểm của mỗi tờ giấy bạc:
+Màu sắc.
+Dòng chữ “hai nghìn đồng” và số 2000.
+Dòng chữ “Năm nghìn đồng” và số 5000.
+Dòng chữ “Mười nghìn đồng” và số 10000.
-HS nêu, các em khác nhận xét.
-GV bổ sung: Ngoài các tờ giấy bạc loại 1000 đồng, 2000 đồng và 10000 đồng còn có những đồng xu loại 2000; 5000 đồng.
-HS quan sát các đồng xu loại 2000; 5000 đồng.
Hoạt động 2: Thực hành (18/)
MT: Biết thực hhiện các phép tính cộng, trừ trên các số với đơn vị là đồng.
PP: Thực hành, động não
ĐD: Vở toán, thước
-Cả lớp làm bài 1, 2, 3 / 130, 131 SGK vào vở ô li.
-HS làm bài, GV theo dõi, động viên các em làm.
Bài 1: Rèn luyện kĩ năng cộng nhẩm.
Chẳng hạn: Chú lợn thứ 2 có: 5000 + 1000 + 1000 + 1000 + 200 = 8200 đồng.
Bài 2: GV tổ chức, hướng dẫn HS cách đổi tiền: Chọn ra các tờ giấy bạc trong khung bên trái để được số tiền bên phải tương ứng.
Cách chữa: GV thêm câu hỏi, chẳng hạn: “Một tờ giấy bạc 10000 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc 5000 đồng?”
Bài 3: HS quan sát tranh vẽ, so sánh giá tiền của các đồ vật để xác định:+Vật có giá tiền ít nhất là bóng bay.
+Vật có giá tiền nhiều nhất là lọ hoa.
*Tương tự với bài b, c.
-HS nào làm xong, GV chấm, nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 3: Tổng kết (3/)
MT: Củng cố các kiến thức đã học
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương những em làm bài tốt.
-Giao nhiệm vụ: về nhà làm bài 1, 2, 3 / 43, 44 vào VBT.
Tập làm văn:KỂ VỀ LỄ HỘI.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ.
-3 HS kể lại câu chuyện Người bán quạt may mắn, trả lời nội dung câu chuyện.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (35/)
MT: Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào kết quả quan sát hai bức ảnh lễ hội (chơi đu và đua thuyền)trong SGK, HS chọn kể lại được tự nhiên, dựng lại đúng và sinh động quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hổi trong một bức ảnh.
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: -2 bức ảnh lễ hội trong SGK được phóng to.
Vở nháp
Hôm nay chúng ta học bài “Kể về lễ hội”.
GV ghi đề bài lên bảng.
-2-3 HS nhắc lại đề bài.
*Tổ chức, hướng dẫn HS làm bài tập:
-HS đọc nội dung của bài: 1 em, cả lớp theo dõi SGK.
-GV viết bảng:
+Quang cảnh trong từng bức ảnh như thế nào?
+Những người tham gia lễ hội đang làm gì?
-HS quan sát 2 bức ảnh để trả lời theo nhóm 2.
-HS nối tiếp nhau thi giới thiệu quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
Ví dụ: Ảnh 1: Đây là cảnh một sân đình ở làng quê. Người người tấp nập trên sân với những bộ quần áo đủ màu sắc. Lá cờ ngủ sắc của lễ hội treo ở vị trí trung tâm, khẩu hiệu đỏ chúc mừng năm mới treo trước cửa đình . Nổi bật trên tấm ảnh là cảnh hai thanh niên đang choi đu. Họ nắm chắc tay đu và đu rất bổng. Người chơi đu chắc phải dũng cảm. Mọi người chăm chú, vui vẻ, ngước nhìn hai thanh niên vẻ tán thưởng.
Ảnh2: Đó là quang cảnh lễ hội đua thuyền trên sông. Một chùm bóng bay to được treo bên bờ càng làm tăng vẻ náo nức cho lễ hội. Trên mặt sông là hàng chục chiếc thuyền đua. Các tay đua đều là thanh niên trai tráng khoẻ mạnh. Ái nấy cầm chắc tay chèo.Những chiếc thuyền lao đi vun vút.
-Cả lớp và GV nhận xét về lời kể, diễn đạt. Bình chọn người quan sát tinh, giới thiệu tự nhiên, hấp dẫn nhất.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-GV giao nhiệm vụ:
+Về viết lại vào vở những điều mình vừa kể.
+Chuẩn bị bài sau: Kể về một ngày hội.
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BÀI TUẦN 24
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
1.Bài cũ: (5/)
MT: Ôn tập kiến thức cũ
- 3 HS đọc bài viết của mình ở tiết học trước.
- GV nhận xét, chấm điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (15/)
MT: Rèn kĩ năng nói: Nghe kể câu chuyện Người bán quạt may mắn, nhớ nội dung câu chuyện, kể lại đúng tự nhiên.
PP: Thảo luận, hỏi đáp, đàm thoại
ĐD: -Tranh minh hoạ truyện Người bán quạt may mắn.
-Bảng lớp viết 3 câu hỏi làm điểm tựa để HS kể chuyện.Vở nháp
GV ghi đề bài lên bảng.
a,HS chuẩn bị:
-HS đọc nội dung của bài và các gợi ý: 2 em, cả lớp đọc thầm theo bạn.
-HS quan sát tranh minh hoạ: Bà bán quạt đang ngủ bên gốc cây, Vương Hi Chi viết chữ lên những chiếc quạt.
b,GV kể chuyện: giọng thong thả.
- HS nhắc lại nghiã của từ:
+Lem luốc: bị dây bẩn nhiều chỗ.
+Cảnh ngộ : tình trạng không may mà người ta gặp phải.
-HS trả lời câu hỏi :
+Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì?
+Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc quạt như thế nào?
+Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
-GV gọi 2 HS khá kể lại câu chuyện.
c,HS thực hành kể chuyện: kể theo nhóm 4.
-Đại diện các nhóm thi kể.
-GV và cả lớp nhận xét cách kể của mỗi HS.
- GV gọi 2-3 HS xung phong kể lại câu chuyện.
*GV hỏi: +Qua câu chuyện này, em biết gì về Vương Hi Chi? (Vương Hi Chi là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ người nghèo khổ.)
+Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
Hoạt động 2: (16/)
MT: HS trả lời đúng các câu hỏi
PP: Thực hành, đàm thoại, quan sát
ĐD: VBT
- GV gọi 2 HS đọc yêu cầu bài tập, lớp đọc thầm theo bạn.
GV giao nhiệm vụ: Dựa vào nội dung câu chuyện các em đã được nghe, các em hãy trả lời các câu hỏi
- GV gọi một số em nối tiếp trả lời các câu hỏi đã làm.
- GV nhận xét tuyên dương những em trả lời trôi chảy rõ ràng.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học
-GV giao nhiệm vụ:+Về tiếp tục luyện kể câu chuyện.
+Chuẩn bị bài sau: Kể về lễ hội.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC BÀI TRONG NGÀY
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thê
*Bài mới:
Giới thiệu bài (1/)
Hoạt động 1: (18/)
MT: HS tự hoàn thành lấy bài tập của mình.
+ Rèn tính tự giác cho HS PP: Thực hành, động não.
ĐD: vở
-GV ghi đề bài lên bảng. 2 HS nhắc lại đề bài.
*B1: GV giao nhiệm vụ: 2 em trong bài đổi chéo vở lẫn nhau kiểm tra xem đã hoàn thiện bài tập trong ngày chưa.
-HS kiểm tra và báo cáo kết quả.
-GV quan sát giúp đỡ.
*B2: HS nào chưa xong thì tự hoàn thành bài tập của mình.
- HS làm GV quan sát giúp đỡ.
GV nhận xét:
+ Tuyên dương những em hoàn thành tốt các bài trong ngày.
+ Nhắc nhở những em chưa hoàn thành tốt các bài tập cần rút kinh nghiệm.
Hoạt động 2: (13/)
Bài tập
MT: củng cố cho HS về tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán bằng hai phép tính.
+ Bồi dưỡng HS giỏi.
+ Giúp đỡ HS yếu.
PP: Thực hành.
ĐD: Bài tập.
Bước 1: GV ghi bảng BT.
Bài 1: Viết rồi tính giá trị của biểu thức.
a.45 chia 5 nhâ 6 b.12 nhân 4 chia 2
c.49 chia 7 cộng 123 d. 99 chia 9 trừ 10
Bài 2: Mua 7 quyển vở hết 28000 đồng. Hỏi mua 3 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền?
Bài 3: Một người đi xe máy mỗi giờ đi được 60km. Hỏi nếu đi trong 3 giờ thì người đó đi được bao nhiêu km?
Bài 4*: An có 42 que tính, Minh có 16 que tính. Nếu An cho Minh 7 que tính thì An còn nhiều hơn Minh mấy que tính?
-HS làm vở
-GV quan sát giúp đỡ.
Bước 2: GV chấm một 10 em và chữa bài nếu HS làm sai.
Hoạt động 3: (3/)
Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Về nhà chữa lại các bài sai.
Thể dục: BÀI 50: ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - NHẢY DÂY - TRÒ CHƠI “NÉM BÓNG TRÚNG ĐÍCH”.
Tiết: Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Hoạt động cụ thể
Hoạt động1: (5/)
Phần khởi động:
MT: HS khởi động các khớp
PP: Thực hành, quan sát
ĐD: Còi
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học: 2 phút.
-HS đi theo vòng tròn và hít thở sâu giơ tay từ thấp - lên cao ngang vai rồi dang ngang (hít vào bằng mũi), đưa tay ngược chiều trở lại (thở ra bằng miệng): 8-10 lần, sau đó đứng lại quay mặt vào trong tâm vòng tròn cách nhau 1 cánh tay.
-Chạy chậm thành một hàng xung quanh sân trường: 2 phút.
* Chơi trò chơi ”Tìm những quả ăn được“: 2 phút.
Hoạt động 2: (25/)
Phần cơ bản:
MT: Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ
Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
Ôn trò chơi “Ném trúng đích
PP: Thực hành, trò chơi
ĐD: -Địa điểm: Trên sân trường,vệ sinh sạch sẽ, bảo đảm an toàn tập luyện.
-Phương tiện: Chuẩn bị còi, kẻ vạch giới hạn, dụng cụ để ném, dây nhảy.
a,Ôn bài thể dục phát triển chung với hoa hoặc cờ: 8 phút.
-Lớp dàn 3 hàng ngang triển khai đội hình đồng diễn thể dục. HS đeo hoa ở ngón tay giữa hoặc cầm cờ nhỏ để thực hiện bài thể dục phát triển chung, khoảng cách giữa các HS rộng.
-GV làm mẫu, HS làm theo; GV chú ý đến động tác vươn thở, tay, chân.
-HS tập cả 8 động tác 2 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp.
+Lần 1: GV hô nhịp, không làm mẫu.
+Lần 2: cán sự hô nhịp, GV đi giúp đỡ, sửa sai cho HS.
b,Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân: 8 phút.
-Cả lớp tập theo từng tổ. HS thay nhau nhảy và đếm số lần cho bạn.
-GV theo dõi, bao quát lớp.
c,Ôn trò chơi “Ném trúng đích“: 7 phút.
Hoạt động 3: (5/)
Phần kết thúc:
-HS đứng thành vòng tròn vỗ tay và hát: 1 phút.
-Đứng tại chỗ, hít thở sâu: 2 phút.
-GV cùng HS hệ thống và nhận xét giờ học: 2 phút.
-GV giao nhiệm vụ:
+Ôn nhảy dây.
HOẠT ĐỘNG LÀM SẠCH ĐẸP TRƯỜNG LỚP
Tiết Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Các hoạt động
Các hoạt động cụ thể
Hoạt động 1: (5’)
MT: Triển khai kế hoạch.
PP: Thuyết trình
*Bước 1: GV nêu nội dung bài học
*Bước 2: GV phân nhiệm vụ cho các tổ.
Tổ 1: Quét nhà, lau bàn ghế.
Tổ 2: Quét mạng nhện, lau chùi cửa sổ.
Tổ 3: Chăm sóc tưới nước cho các chậu cây trong lớp.
Hoạt động 2: (20/)
MT: Làm sạch đẹp trường lớp.
PP: Thực hành
ĐD: Chổi, khăn lau, chậu, khẩu trang
-Các tổ tiến hành làm công việc được giao.
-GV quan sát giúp đỡ nhắc nhỡ các em giữ gìn an toàn vệ sinh trong lao động
-GV nhắc nhỡ :
+HS mang khẩu trang khi làm vệ sinh.
+Vẫy nước trước khi quét nhà.
+Giữ trật tự để cho các lớp khác học.
Hoạt động 3: (10/)
MT: Đánh giá
* Bước 1: GV cho HS vệ sinh cá nhân sạch sẽ
* Bước 2: GV tập họp lớp đánh giá nận xét công việc của các tổ
+GV tuyên dương tổ, nhóm, các nhân làm tốt.
Hỏi: Sau khi làm vệ sinh các em thấy trường lớp thế nào?
GV chốt: Trường lớp sạch sẽ có ảnh hưởng tốt cho sức khoẻ .
Việc học tập sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Hằng ngày các em chú ý giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
File đính kèm:
- phuong 25.doc