A.Tập đọc:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.
- Hiểu ý nghĩa: Đất đai Tổ quốc là thứ thiêng liêng, cao quý nhất. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B.Kể chuyện.
- Biết sắp xếp các tranh (SGK) theo đúng trình tự và kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ.
* Kể lại được toàn bộ câu chuyện.
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3B Tuần 11 - Lê Thị Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Nhận biết được cấu tạo hình dáng, đặc điểm của cành lá.
- Biết cách vẽ cành lá.
- Vẽ được cành lá đơn giản.
* Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
II.Chuẩn bị:
- Cành lá mẫu có màu sắc, hình dáng khác nhau.
- Một số bài trang trí có hoạ tiết cành lá.
- HS: cành lá đơn giản, vở vẽ, bút chì ...
III.Các hoạt động cơ bản.
HĐcủa thầy.
A.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của H.
B.Bài mới. Giới thiệu bài.
HĐ1: Quan sát và nhận xét.
- HD HS quan sát một số cành lá khác nhau.
Các loại lá cây có hình dạng và màu sắc như thế nào?
TH: Các loại lá cây rất đa dạng và phong phú, chúng làm cho phong cảnh thiên nhiên thêm đẹp , chúng ta cần bảo vệ chúng: Không ngắt lá, bẻ cành tự do…
- Cho HS quan sát một số bài trang trí từ lá.
Người ta thường dùng hình dạng lá cây để làm gì?
HĐ2: Cách vẽ cành lá.
- Gợi ý cách vẽ: Phác hình chung.
- Phác cành, cuống, hình chiếc lá, vẽ chi tiết cho giống mẫu.
+Gọi ý cho HS cách vẽ màu: Vẽ giống mẫu có thể tô màu lá non, lá già, vẽ màu đậm, nhạt.
HĐ3: Thực hành.
- Quan sát giúp đỡ HS vẽ hình, vẽ màu hợp lí.
HĐ4: Nhận xét đánh giá.
-T hướng dẫn HS nhận xét: theo tổ, cả lớp.
Gợi ý nhận xét: Vẽ hình (so với giấy), đặc điểm, màu sắc.
- T cùng HS nhận xét xếp loại một số bài
C.Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương một số HS vẽ đẹp.
- Về nhà sưu tầm tranh ảnh về ngày nhà giáo Việt Nam.
HĐcủa trò.
H quan sát lá cây đã chuẩn bị.
Có rất nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau.
H quan sát bài vẽ.
Để trang trí
H theo dõi.
H vẽ hình lá cây đã chuẩn bị.
Các tổ nhận xét xếp các bài vẽ theo các nhóm: đẹp, hoàn thành, chưa hoàn thành.
Cả lớp nhận xét đánh giá.
------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 6 tháng 11 năm 2009
Toán
nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
I.Mục tiêu: Giúp HS.
- Biết đặt tính và tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số.
- Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân. (HS đại trà: bài 1, 2cột a, 3,4. HS khá giỏi làm hết.)
Ii.Các hoạt động cơ bản.
HĐcủa thầy.
A.Kiểm tra bài cũ: T nhận xét, đánh giá.
B.Bài mới : Giới thiệu bài.
HĐ1: Giới thiệu phép nhân 123 x 2
- T giới thiệu phép nhân lên bảng.
123 x 2 =?
HD thứ tự thực hiện phép tính: Bắt đầu thực hiện từ phải sang trái, tính ở hàng đơn vị trước tiếp đến hàng chục, hàng trăm. Mỗi lần tính viết một chữ số ở tích.
Vậy: 123 x 2 = 246.
- Nêu sự khác nhau với dạng toán viết đã học?
HĐ2: Giới thiệu phép nhân 326x 3
T viết phép tính lên bảng: 326 x 3=?
Yêu cầu một H lên bảng làm.
Phép tính này có gì khác so với phép tính trên?
GV nhấn mạnh phần có nhớ.
HĐ2: Thực hành.
Bài 1: Tính
- T củng cố lại cách thực hiện phép tính.
Bài 2: Đặt tính rồi tính.
- T củng cố cách đặt tính, cách tính
Bài 3: Giải toán
T yêu cầu HS nêu cách làm, dạng toán.
Bài 4: Tìm x
- Yêu cầu HS nêu cách tìm số bị chia
Dành cho HS khá giỏi
Bài 2 cột b
- Chấm bài, nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò.
- Nhắc lại cách nhân số có 3 chữ số với số có 1 chữ số.
- Nhận xét tiết học, dặn về nhà làm bài tập VBT.
HĐcủa trò.
- 2 HS đọc bảng nhân 8
1 HS lên bảng làm, các em khác nhận xét.
- H nêu cách đặt tính (như SGK).
- H theo dõi sự hướng dẫn của giáo viên.
- Thừa số thứ nhất là số có 3 chữ số. Nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số.
- H nêu lại cách đặt tính, cách tính.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp.
- 2 HS nêu lại cách đặt tính và cách tính.
- Có nhớ sang hàng chục.
- Đọc yêu cầu, tự làm vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
- 2 HS nêu lại cách tính.
- 2 HS lên làm, lớp nhận xét so kết quả với bài làm của mình.
Một HS nêu lại cách tính, cách đặt tính.
- 1HS lên làm bài, lớp đọc bài của mình, nhận xét.
Bài giải
Ba chuyến máy bay như thế chở được số người là: 116 x 3 = 348 (người)
Đáp số: 348 người
- 2 HS lên làm bài. Lớp nhận xét
x : 7 = 101 x : 6 = 107
x =101 x 7 x = 107 x 6
x =707 x = 642
- Lấy thương nhân với số chia
- 1 HS lên bảng làm bài.
--------------------------------------------
Chính tả:
tiết 2 - Tuần 11
I.Mục đích yêu cầu:
- Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày sạch sẽ và đúng hình thức bài thơ 4 chữ - Làm đúng BT2a
II.Chuẩn bị: Bảng lớp viết bài tập 1a, b
III.Các hoạt động cơ bản.
HĐ của thầy.
A.Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
B.Bài mới : Giới thiệu bài.
HĐ1: HD học sinh viết chính tả.
a.Hướng dẫn chuẩn bị.
- Đọc bài thơ từ đầu đến em tô đỏ thắm.
- Vì sao bạn nhỏ thấy bức tranh quê hương rất đẹp?
- Trong đoạn thơ có những chữ nào viết hoa? Vì sao?
- Cần trình bày thể thơ 4 chữ như thế nào?
- Thầy lưu ý HS viết các từ: làng xóm, lúa xanh, lượn quanh, ước mơ...
b. Viết bài:
- Giáo viên hướng dẫn cách trình bày bài viết.
c.Chấm và chữa bài cho HS: Thu 7 bài chấm, nhận xét cụ thể từng bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1a: Điền vào chỗ trống
s hoặc x
-T cùng cả lớp nhận xét bổ sung chốt lại lời giải đúng.
nhà sàn, đơn sơ, suối chảy, sáng.
Bài 2 : Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả: Vẽ quê hương.
Giáo viên cùng học sinh nhận xét chốt lại lời giải đúng
- Chấm bài
C.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc bài thơ.
HĐ của trò.
Hai học sinh viết bảng, lớp viết bảng con bài tập 3 tiết trước.
- Nghe.
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ. Lớp đọc thầm.
- Vì bạn yêu quê hương.
- Bút, Em, Xanh, ...Vì đó là các chữ đầu dòng thơ.
- Các chữ đầu dòng thơ viết thẳng nhau và cách lề 2 hoặc 3 ô.
- Đọc đoạn thơ và tự viết những chữ hay viết sai ra vở nháp.
- Tự nhớ viết bài vào vở.
- Đọc và nêu yêu cầu của bài. Lớp đọc thầm và làm vào vở bài tập.
- 1 HS lên bảng, H khác nhận xét
Một học sinh nêu yêu cầu bài, lớp đọc thầm và làm bài vào vở bài tập.
- 4 HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tuần 11
I.Mục đích yêu cầu:
- Nghe - kể lại được câu chuyện : Tôi có đọc đâu.
- Bước đầu biết nói về quê hương hoặc nơi mình đang ở theo gợi ý.
II .chuẩn bị
Bảng lớp chép sẵn gợi ý kể chuyện bài tập 1. Bảng phụ viết sẵn gợi ý bài tập 2.
Iii. Các hoạt động cơ bản:
HĐ của thầy
A. Kiểm tra.
- T cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
B.Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Kể chuyện tôi có đọc đâu:
Bài tập 1:
HĐ của trò.
3HS đọc lá thư đã viết ở tiết trước.
- Đọc yêu cầu bài.
- 2 HS đọc gợi ý, lớp đọc thầm, quan sát
+Giáo viên kể chuyện (Giọng vui, dí dỏm)
- Người viết thư thấy người bên cạnh làm gì?
- Người viết thư viết thêm vào thư điều gì?
- Người bên cạnh kêu lên như thế nào?
- T kể lần 2.
- Yêu cầu HS kể theo nhóm.
- Kể trước lớp theo gợi ý trên bảng lớp.
- Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
Thầy tuyên dương HS kể hay và hiểu câu chuyện.
HĐ2: HD nói về quê hương.
Bài 2:
T giúp HS hiểu nội dung bài: Quê hương là nơi em sinh ra, lớn lên, quê em ở nông thôn....
-T quan sát, giúp đỡ HS kể.
THMT: Cảnh vật quê hương rất phong phú. Tuỳ cảm nhận của từng người sẽ thấy các cảnh vật đẹp khác nhau và mỗi người cũng có những thể hiện tình cảm khác nhau nhưng chúng ta đều có chung tình yêu quê hương.
C.Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS kể tốt.
- Dặn học sinh về nhà tập kể chuyện cho người thân nghe.
tranh minh hoạ.
- Lắng nghe.
- Ghé mắt đọc trộm thư của mình.
Xin lỗi mình không viết tiếp được nữa vì hiện có người đang đọc trộm thư
- Không đúng ! Tôi có đọc trộm thư của anh đâu?
- Lắng nghe.
- Một HS giỏi kể lại.
- Từng cặp HS tập kể cho nhau nghe, góp ý cách kể cho nhau.
- 4 HS thi kể trước lớp.
- Phải xem trộm thư mới biết dòng chữ người ta viết thêm vào thư...
- Lớp bình xét bạn kể hay.
- Một HS đọc yêu cầu bài tập và gợi ý. Lớp đọc thầm.
- Một HS nhìn gợi ý trên bảng kể trước lớp. Lớp nhận xét.
- 4 nhóm tập kể và sau đó đại diện mỗi nhóm lên trình bày.
- Lớp bình chọn người nói về quê hương hay nhất.
- Chuẩn bị tiết sau.
----------------------------------------
Tập viết:
Tuần 11
I.Mục đích, Yêu cầu: Giúp học sinh:
- Viết đúng chữ hoa G( 1 dòng chữ Gh), R, Đ (1 dòng); thông qua bài tập ứng dụng
- Viết đúng tên riêng Ghềnh Ráng (1 dòng) và câu ứng dụng Ai về ... Loa Thành Thục Vương (1 lần) bằng chữ cỡ nhỏ.
II.Chuẩn bị:
- Mẫu chữ viết hoa G r, d, tên riêng
III.Các hđ dạy - học cơ bản.
HĐ của thầy.
A.Kiểm tra bài cũ:
-T nhận xét củng cố kĩ năng viết tên riêng
B. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
a.Quan sát nêu quy trình:
- Giáo viên lần lượt cho học sinh quan sát các chữ hoa:G, r, đ
- Thầy viết mẫu, nhắc lại cách viết.
b. Viết bảng con:
- Nhận xét, sửa sai cho học sinh.
HĐ2:Hướng dẫn viết từ ứng dụng.
a.Giới thiệu từ ứng dụng:
- Giới thiệu địa danh Ghềnh Ráng
b. Quan sát nhận xét.
- Các chữ có độ cao như thế nào?
- Khoảng cách các chữ ra sao?
- Giáo viên viết mẫu, hướng dẫn cách viết.
c.Viết bảng con:
Sửa sai cho HS
HĐ3: HD viết câu ứng dụng
a.Giới thiệu câu ứng dụng:
- Giúp HS hiểu ý nghĩa của câu ca dao: Niềm tự hào về di tích lịch sử Loa Thành.
THMT: Đây là di tích lịch sử của nước nhà cách đây hàng nghìn năm. Loa Thành đã góp phần làm đẹp thêm trang sử dựng nước của cha ông ta.
b.Quan sát nhận xét.
- Khi viết, viết hoa những chữ nào?
Giáo viên hướng dẫn cách viết, khoảng cách các chữ.
c. Viết bảng con.
- Sửa lỗi cho HS .
HĐ4: HD viết vào vở
- T nêu yêu cầu, hướng dẫn cách trình bày vào vở.
- Quan sát giúp học sinh yêu kém
- Thu vở chấm điểm.
C.Củng cố – dặn dò.
- Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS viết đúng, đẹp.
- Về nhà viết phần ở nhà.
HĐ của trò.
1 HS viết bảng, lớp viết bảng con: điện biên, Lai châu
- Nêu chữ hoa trong bài:G, r,đ,a,l, t,v
- Quan sát nêu các đơn vị của chữ, các nét chữ, quy trình viết các chữ
- Học sinh viết bảng con G, r, đ
Đọc từ : Ghềnh Ráng
- Viết hoa chữ đầu của mỗi chữ ghi tiếng.
- Con chữ: Gh, R : cao 2,5 đơn vị. Các chữ còn lại cao một li.
- Các chữ cách nhau bằng một chữ o.
- Viết bảng con, một HS lên bảng viết.
- Học sinh đọc: Ai...Thục Vương
- Chữ đầu dòng: Ai, Ghé, Tên riêng: Đông Anh, Loa Thành, Thục Vương.
- Một học sinh viết bảng, lớp viết bảng con.
- Viết bài vào vở.
File đính kèm:
- TuÇn 11.doc