Giáo án Lớp 3A2 Tuần 21 Trường Tiểu học Kông Lơng Khơng

 I/ Mục tiêu :

• Nêu được một số biểu hiện của việc tôn trọng khách nước ngoài phù hợp với lứa tuổi.

• Có thái độ, hành vi phù hợp khi gặp gỡ, tiếp xúc với khách nước ngoài trong các trường hợp đơn giản

II/ Chuẩn bị

Giáo viên : - Phiếu học tập cho hoạt động 3 tiết 1.

 - Tranh ảnh dùng cho hoạt động 1 tiết 1.

Học sinh : Vở ĐĐ

 

doc37 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A2 Tuần 21 Trường Tiểu học Kông Lơng Khơng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bài : Hôm nay các em sẽ học về tháng – năm và tập xem lịch . 3.2. Giới thiệu các tháng trong năm và số ngày trong từng tháng. a. Giới thiệu tên gọi các tháng trong năm - Treo tờ lịch năm 2011, giới thiệu : “ Đây là tờ lịch năm 2011. Lịch ghi các tháng trong năm 2011; ghi các ngày trong từng tháng, tuần, thứ” - Y/c HS quan sát tờ lịch năm 2005 trong sách , hỏi: + Một năm có bao nhiêu tháng ? - GV ghi tên lên bảng : Một năm có 12 tháng + Đó là các tháng nào ? - GV ghi tiếp : tháng Một, tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, tháng Năm, tháng Sáu, tháng Bảy, tháng Tám, tháng Chín, tháng Mười, tháng Mười một, tháng Mười hai .” - Gọi vài HS nhắc lại . b. Giới thiệu số ngày trong từng tháng -Y/c HS quan sát phần lịch tháng 1 trong tờ lịch năm 2011 rồi hỏi: + Tháng 1 có bao nhiêu ngày ? - GV ghi bảng và đồng thời nhắc lại : Tháng 1 có 31 ngày ( Tiếp tục như vậy để HS tự nêu được số ngày trong từng tháng ) * Lưu ý : Khi HS nêu “Tháng Hai có 28 ngày”, GV cần lưu ý HS ở tháng 2 năm 2011 có 28 ngày , nhưng có năm tháng 2 có 29 ngày như năm 2012. Vậy tháng Hai có 28 ngày hoặc 29 ngày. - Y/c HS nhắc lại số ngày trong từng tháng. - GV hướng dẫn HS biết số ngày trong từng tháng bằng cách nắm tay : nắm bàn tay trái thành nắm đấm để trước mặt rồi tính từ trái qua phải: chỗ lồi của đốt xương ngón tay chỉ tháng có 31 ngày, chỗ lõm giữa 2 chỗ lồi đó chỉ tháng có 28 hoặc 29 ngày( tháng 2), hoặc 30 ngày( tháng 4, 6, 9, 11) 3.3. Thực hành Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Y/c HS xem lịch theo nhóm và trả lời câu hỏi Chữa bài: Y/c HS nêu kết quả từng câu: -Tháng này là tháng mấy ?Tháng sau là tháng mấy ? - Tháng 1 có bao nhiêu ngày ? - Tháng 3 có bao nhiêu ngày? - Tháng sáu có bao nhiêu ngày ? - Tháng 2 năm nay có bao nhiêu ngày? - Tháng 7 có bao nhiêu ngày ? - Tháng 10 có bao nhiêu ngày ? - Tháng 11 có bao nhiêu ngày ? Bài 2: - Hãy nêu yêu cầu bài 2 - Y/c HS quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2011và trả lời - GV hỏi lần lượt từng ý và gọi HS trả lời. - Ngày 19 tháng tám là thứ mấy ? - Ngày cuối cùng của tháng tám là ngày mấy ? - Tháng tám có mấy ngày chủ nhật ? - Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày nào ? - GV nhận xét. 4.Củng cố : - Những tháng nào có 31 ngày , những tháng nào có 30 ngày ? - GV nhận xét tiết học . 5.Dặn dò:+ Chuẩn bị :Luyện tập - Hát - 2 HS đặt tính rồi tính - HS nghe. - HS quan sát. - 12 tháng - HS nêu các tháng trong năm. - HS nhắc lại . - HS dựa vào lịch để nêu. - Tháng 1 có 31 ngày. - HS nêu số ngày trong các tháng còn lại. - HS nhắc lại nhiều lần. - HS thực hành theo. - HS đọc - HS nêu kết quả, HS khác nhận xét. - Tháng này là tháng một, tháng sau là tháng hai. - Có 31 ngày . -31 ngày -30 ngày -28 ngày -31 ngày 31 ngày 30 ngày - HS đọc yêu cầu bài 2 - HS quan sát tờ lịch tháng 8 năm 2011 Và trả lời câu hỏi - HS trả lời. Cả lớp nhận xét. - Thứ sáu - Ngày 31 - 4 ngày chủ nhật - Chủ nhật cuối cùng của tháng 8 là ngày 28 - HS trả lời Tự Nhiên Xã Hội TIẾT 42: THÂN CÂY (tt) I/ Mục tiêu : Nêu được chức năng của thân cây đối với đời sống thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Tranh Học sinh : SGK, thực hành trước theo yêu cầu trong SGK/80 (nếu có điều kiện) III/ Các hoạt động dạy và học : HỌAT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HỌAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1.ỔN định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Thân cây - Ghi vào các phiếu tên một số cây, gọi một số HS lên bốc thăm và cho biết đó là cây thuộc thân gỗ hay thân thảo. - GV nhận xét 3. Bài mới: 3.1. Giới thiệu bài: Hôm nay các em tiếp tục tìm hiểu về thân cây để biết chức năng và ích lợi của nó. 3.2. Các hoạt động : Hoạt động 1: Tìm hiểu chức năng của thân cây - Y/c HS quan sát H 1, 2, 3 / 80 và cho biết: + Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có chứa nhựa? - Vậy để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây như thế nào, các bạn hãy quan sát tiếp H 3. + Các bạn trong hình 3a làm gì? + Sau một thời gian các bạn ấy thấy ngọn mướp thế nào, quan sát hình 3b ? - Yêu cầu HS trình bày kết quả thực hành ngắt một ngọn cây mà không lìa đứt rời khỏi thân cây HS đã thực hành ở nhà trước. - Vì sao ngọn cây bị ngắt đó lại bị héo? - Như thế thân cây có nhiệm vụ gì? * Kết luận: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng vẫn bị héo là do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa chất dinh dưỡng để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây. - Hãy nêu các chức năng khác của thân cây? Hoạt động 2: Ích lợi của thân cây - Phân lớp thành 6 nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình /81, thảo luận theo các gợi ý sau: + Chỉ vào từng hình và nói thân cây được dùng làm việc gì ? + Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người , động vật. + Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu, thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ,… + Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn - GV quan sát các nhóm và hướng dẫn thêm cho HS khi có thắc mắc. - Tổ chức cho HS trình bày bằng cách chơi: “Đố bạn” : Một HS nói tên cây và chỉ định một bạn của nhóm khác nói thân cây đó được dùng vào việc gì. HS trả lời được sẽ đặt câu hỏi cho một bạn khác… - Vậy bạn nào có thể nêu tổng quát ích lợi của thân cây? * Kết luận: Thân cây được dùng làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng,… 4.Củng cố: + Y/c HS đọc mục: Bạn cần biết. +GV nhận xét tiết học. 5.Dặn dò: + Dặn dò: Sưu tầm một số rễ cây. + Chuẩn bị :Xem trước bài :Rễ cây - Hát - HS thực hiện - 1 HS nhắc lại tựa bài - HS quan sát và trả lời -Việc làm ở H1, 2: rạch vào thân cây đu đủ, cao su. -…bấm một ngọn cây mướp - …héo - HS trình bày - HS trả lời - HS trả lời - HS nhắc lại. - HS nêu - Chú ý nghe yêu cầu - Các nhóm thảo luận, ghi kết quả vào vở nháp. - HS các nhóm tham gia trò chơi - HS nêu. - HS đọc ************************ THỦ CÔNG Tiết 21: ĐAN NONG MỐT I/ Mục tiêu : Biết cách đan nong mốt. Kẻ, cắt được các nan tương đối đều nhau. Đan được nong mốt, dồn được nan nhưng có thể chưa khít II/ Chuẩn bị : Giáo viên : Mẫu tấm đan nong mốt bằng bìa Tranh quy trình đan nong mốt. Học sinh : Bìa thủ công màu, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. III/ Các hoạt động dạy và học : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1.Ổn định lớp : 2.Kiểm tra bài cũ : GV nhận xét bài kiểm tra học kì 1.Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Bài mới : 3.1. Giới thiệu bài : Sang học kì II các em sẽ bắt đầu học các bài về đan nan. Bài đầu tiên các em học là Đan nong mốt. 3.2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS quan sát - Giới thiệu tấm đan nong mốt . - GV liên hệ thực tế: Đan nong mốt được ứng dụng để làm gì ? - Để đan nong mốt người ta dùng các nguyên liệu như là bằng tre, nứa, mây, lá dừa … Trong bài học hôm nay chúng ta học cách đan nong mốt bằng giấy bìa thủ công. Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS cách đan Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan - Cắt các nan dọc : cắt một hình vuông cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy bìa đến hết ô thứ 8 để làm các nan dọc (H2) - Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Các nan này khác màu với nan dọc. Bước 2 : Đan nong mốt bằng giấy, bìa Cách đan nong mốt là nhấc một nan, đè một nan và lệch nhau một nan dọc giữa hai hàng nan ngang liền kề. _ Ta đan theo thứ tự như sau: + Đan nan ngang thứ nhất : Đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền với các nan dọc nằm ở phía dưới. Nhấc các nan dọc 2, 4, 6, 8 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Sau đó dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc. Nan dọc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 7 6 Nan ngang + Đan nan ngang thứ hai : Nhấc nan dọc 1, 3, 5, 7, 9 và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai cho khít với nan ngang thứ nhất. + Đan nan ngang thứ ba giống đan nan ngang thứ nhất + Đan nan ngang thứ tư giống đan nan ngang thứ hai. - Tiếp tục đan như vậy cho đến hết nan ngang thứ bảy. Chú ý : Khi đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan Bôi hồ vào mặt sau 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan, dán thẳng và sát mép tấm đan để tấm đan được đẹp. 4.Củng cố: GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: + Về xem lại các bước đan nong mốt. + Chuẩn bị : Giấy thủ công, kéo, hồ dán để thực hành đan nong mốt. - Hát. - GV nhận xét bài kiểm tra học kì 1. - HS nghe. - HS quan sát, nhận xét. - …. làm đồ dùng trong gia đình như đan làn, rổ, rá, … - HS theo dõi hướng dẫn - HS nghe. ********************* Tiết 21: SINH HOẠT LỚP I) MỤCTIÊU - Tổng kết công tác thi đua của lớp trong tuần qua (là tuần học đầu tiên sau khi nghỉ tết Nguyên đan Nhâm Thìn). - Phổ biến công tác tuần tới II) Chuẩn bị - GV Tổng hợp ưu điểm ,và những tồn tại của học sinh trong tuần qua - HS :Tự nhận xét chất lượng học tập ,và các hoạt động III) LÊN LỚP 1.Tổng kết những ưu khuyết điểm trong tuần qua - Lớp trưởng cùng với tổ trưởng báo cáo công tác thi đua của tổ, của lớp trong tuần qua - GV nhận xét nhắc nhở thêm + Các em cần ổn định nền nếp học tập, còn một số em còn thiếu dụng cụ học tập . + Một số em còn nói chuyện, làm việc riêng, chưa nghiêm túc trong giờ học . + Sinh hoạt 15’ đầu buổi một số em thực hiện nghiêm túc . + Trong tuần qua có nhiều em cố gắng học tập, ngoan ngoãn, vâng lời, biết giúp đỡ bạn trong học tập. + Một số em phát biểu ý kiến xây dựng bài, học thuộc bài . 2)Kế hoạch tuần tới - Học chương trình 22 - Tiếp tục ổn định nề nếp học tập và nề nếp ra vào lớp. Duy trì tốt nền nếp sinh hoạt 15 phút đầu buổi học. - Thi đua học thuộc bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp để lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2011) - Tham gia đều khi học phụ đạo, và bồi dưỡng HS giỏi của lớp - Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập như SGK, bảng con, giấy thủ công, viết …………. - Tập thể dục giữa giờ nghiêm túc . - Lao động vệ sinh trường lớp sạch sẽ .

File đính kèm:

  • docgiao an lop 3 tuan 21.doc
Giáo án liên quan