A-Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch. Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường (trả lời được các CH 1, 2, 4, 5).
- Kể lại được từng đoạn câu chuyện theo lời của bác thợ săn, dựa vào tranh minh hoạ (SGK).
* - Xác định giá trị; Thể hiện sự thông cảm; Tư duy phê phán; Ra quyết định
B-Phương tiện dạy học:
GV: - SGK, Tranh minh họa truyện trong SGK.
HS: - SGK.
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1112 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3A1 Tuần 32, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m.
* Tích hợp BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.
4-Hoạt động 4: Củng cố, dặn dị
- Gọi hs đọc lại bài viết
- Gv dặn hs về nhà kể lại câu chuyện của em cho người thân nghe; Những hs viết bài chưa xong về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài viết.
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung:…………hs thảo luận……………………………………………………
=================================
Môn: ÂM NHẠC – Tiết 32 – SGV trang: 70
Bài dạy: HỌC HÁT: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN
Thời gian dự kiến: 35 phút
================================
SINH HOẠT TẬP THỂ- Tiết 32
TỔNG KẾT THI ĐUA TRONG TUẦN
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Tổng kết tình hình lớp tuần qua.
- Đề ra phương hướng tuần tới.
B-Phương tiện dạy học:
Nội dung, phương hướng
C-Tiến trình dạy học:
1-Hoạt động 1: Tổng kết tình hình lớp -Nêu tình hình của từng tổ.
- Nêu tình hình học tập của lớp.
- Báo cáo tình hình chung của lớp.
- Gv nhận xét và tổng kết lại những việc hs làm được và những vấn đề còn tồn tại. Nhắc nhở các em thực hiện tốt những điều còn tồn tại vào tuần sau.
2-Hoạt động 2: Đề ra phương hướng tuần tới.
- Chuyên cần: Tiếp tục đi học đúng giờ và duy trì sĩ số 100%.
- Hoạt động học tập : + Học và làm bài đầy đủ khi đến lớp.
+ Tổ chức ôn bài 15’ đầu giờ.
+ Chăm chú nghe giảng và phát biểu ý kiến xây dựng bài và hiểu bài ngay tại lớp. + Lập tổ nhóm học tập để giúp các bạn yếu trong tổ.
+ Có ý thức rèn chữ đẹp và giữ vở sạch.
- Lao động vệ sinh :
+ Không vức rác bừa bãi, lượm và bỏ vào sọt đúng quy định
+ Quét dọn trường lớp sạch sẽ.
- Vệ sinh thân thể: + Tắm gội hằng ngày thay quần áo thường xuyên.
+ Ăn uống đủ chất để phòng bệnh tật. Vệ sinh răng miệng để phòng tránh những bệnh về răng miệng
- Thực hiện an toàn giao thông - Lễ phép với người lớn
- Không được nói tục, chửi thề.
=======================================================================
Thứ bảy ngày 26 tháng 4 năm 2014
Mơn: TẬP ĐỌC– KC- Tiết 97- 98- SGK trang: 122
Bài dạy: CÓC KIỆN TRỜI
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu:
- Đọc đúng, rành mạch. Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Hiểu ND: Do có quyết tâm và biết phối hợp với nhau đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã thắng cả đội quân hùng hậu của Trời, buộc Trời phải làm mưa cho hạ giới ( trả lời được các CH trong SGK ).
- Kể lại được một đoạn chuyện theo lời của một nhân vật trong chuyện, dựa theo tranh minh hoạ (SGK).
B-Phương tiện dạy học:
GV: - Tranh minh họa truyện trong SGK.
HS: - SGK.
C-Tiến trình dạy học:
1-Hoạt động 1: Kiểm tra bài
- Hai hs đọc bài: Cuốn sổ tay, trả lời câu hỏi 1 và 3 trong bài.
- Nhận xét và cho điểm.
- Nhận xét bài cũ.
2-Hoạt động 2: GT bài -Nêu mục tiêu bài học.
3-Hoạt động 3: Luyện đọc
- Gv đọc mẫu toàn bài lần 1
- Đọc nối tiếp từng câu, kết hợp rèn đọc từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp, kết hợp giải nghĩa từ mới trong SGK
- Đọc từng đoạn trong nhóm. Đọc cả bài. - Một số hs thi đọc.
- Đồng thanh đoạn văn từ “Sắp đặt xong … đến bị Cọp vồ”
4-Hoạt động 4: Hướng dẫn hs tìm hiểu bài
- Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: + Vì sao Cóc phải kiện Trời?
- Đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Cóc sắp xếp đội ngũ như thế nào trước khi đánh trống ? + Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai bên.
- Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: + Sau cuộc chiến, thái độ của Trời thay đổi như thế nào ?
+ GV nói thêm : Trời hẹn như vậy vì không muốn Cóc lại kéo quân lên náo động Thiên đình. Theo em, Cóc có những điểm gì đáng khen ?
* Tích hợp BVMT: Nạn hạn hán hay lũ lụt do thiên nhiên (“Trời”) gây ra nhưng nếu con người không có ý thức BVMT thì cũng phải gánh chịu những hậu quả đó.
5-Hoạt động 5: Luyện đọc lại
- Gv đọc mẫu lần 2
- Chia nhóm, phân vai. Thi đọc truyện theo vai.
6-Hoạt động 6: Kể chuyện.
1/-Gv nêu nhiệm vụ
2/-Hướng dẫn hs kể chuyện :
- Một số em phát biểu ý kiến cho biết em thích kể theo vai nào?
- GV gợi ý thêm cho các em thấy là có thể kể theo rất nhiều vai khác nhau :
+ Vai cóc. + Vai các bạn của Cóc (Ong, Cáo, Gấu, Cọp, Cua)
+ Vai trời.
- Quan sát tranh nêu tóm tắt nội dung tranh. Tập kể.
- Thi kể trước lớp - Một vài hs nói về nội dung truyện.
7-Hoạt động 7: Củng cố-dặn dị
- Gọi hs đọc lại bài và nêu nội dung bài học
- Gv dặn hs về nhà tiếp tục luyện kể lại câu chuyện trên.
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung hs thi kể chuyện
=====================================
Mơn: TOÁN- Tiết 161
Bài dạy: KIỂM TRA
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu: Tập trung vào việc đánh giá:
- Kiến thức, kĩ năng đọc, viết số có năm chữ số.
- Tìm số liền sau của số có năm chữ số; sắp xếp 4 số có năm chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn; thực hiện phép cộng, phép trừ các số có năm chữ số; nhân số có năm chữ số với số có một chữ số (có nhớ không liên tiếp); chia số có năm chữ số cho số có một chữ số.- Xem đồng hồ và nêu kết quả bằng hai cách khác nhau.- Biết giải toán có đến hai phép tính.
B-Phương tiện dạy học:
GV: - Mô hình đồng hồ; Đề kiểm tra
HS : - Xem lại các kiến thức đã học; giấy kiểm tra.
C-Tiến trình dạy học:
A/-ĐỀ KIỂM TRA :
PHẦN 1: Mỗi bài tập dưới đây có các câu trả lời A, B, C, D. Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
1/- Số liền sau của 68457 là :
A- 68467 B- 68447 C- 68456 D- 68458
2/- Các số : 48617, 47861, 48716, 47816 sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là :
A- 48617 ; 48716 ; 47861 ; 47816. B- 48716 ; 48617 ; 47861 ; 47816
C- 47816 ; 47861 ; 48617 ; 48716. D- 48617 ; 48716 ; 47816 ; 47861
3/- Kết quả của phép cộng 36528 + 49347 là :
A- 75865 B- 85865 C- 75875 D- 85875
5/- Hình vẽ dưới đây minh họa cho phép tính nào ?
A-110 x 5 B-110 : 5 C-110 + 5 D-110 – 5
PHẦN 2: Làm các bài tập sau :
1/- Đặt tính rồi tính :
21628 x 3 ; 15250 : 5 ; 34728+ 43957 ; 90726 - 36594
2/- Ngày đầu của cửa hàng bán được 230m vải. Ngày thứ hai bán được 340m vải. Ngày thứ ba bán được 1/3 số mét vải bán được trong cả hai ngày đầu. Hỏi ngày thứ hai cửa hàng bàn được bao nhiêu mét vải ?
D-Phần bổ sung
=====================================
Mơn: ĐẠO ĐỨC- Tiết 33- TLĐP trang: 5
Bài dạy: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: CÂY XANH VÀ KHÔNG KHÍ TRONG LÀNH
Thời gian dự kiến: 35 phút
A-Mục tiêu: 1. Hs hiểu:
- Cây xanh đã góp phần làm cho bầu không khí trong lành.
- Không khí trong lành có lợi cho sức khỏe.
- Hs có quyền tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
2. Hs biết: - Trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh: biết bảo vệ sức khỏe; biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của trẻ em.
3. Hs có thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi chăm sóc, bảo vệ cây trồng, bảo vệ bầu không khí trong lành và có thái độ không đồng tình việc phá hoại cây trồng; việc gây ô nhiễm bầu không khí trong lành.
B-Phương tiện dạy học:
GV: - Vở BTĐĐ địa phương 3.
-Thẻ( xanh, đỏ)
HS: - Bài hát trồng cây; Hoa, quả, lá mang nội dung những ích lợi của cây xanh.
C-Tiến trình dạy học:
1-Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
* Mục tiêu: + Hs hiểu cây xanh có tác dụng ngăn bụi, cản tiếng ồn, lọc sạch không khí, giúp điều hòa khí hậu, cung cấp ô-xi và thu nạp khí các-bô-níc, … góp phần làm cho không khí trong lành.
+ Không khí trong lành có lợi cho sức khỏe con người.
- Gv chia nhóm và giao cho các nhóm thảo luận các câu hỏi:
+ Cây xanh có tác dụng như thế nào đối với bầu không khí?
+ Theo em không khí trong lành có lợi gì cho sức khỏe con người?
- Hs thảo luận theo nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác có ý kiến.
- GV kết luận: ( Xem TLGD/ 6 )
2- Hoạt động 2: Liên hệ
* Mục tiêu: Hs liên hệ và nhận xét không khí nơi em đang ở. Từ đó giáo dục các em có trách nhiệm góp phần bảo vệ bầu không khí trong lành, giữ gìn sức khỏe cho các em.
- GV chia lớp thành nhóm đôi, gợi ý để hs hỏi đáp theo yêu cầu:
+ Ở địa phương các em đang ở, không khí như thế nào? Tại sao?
+ Em làm gì để góp phần giữ gìn bầu không khí trong lành?
- Hs thảo luận theo nhóm đôi- Các nhóm trình bày ý kiến của mình.
-GV kết luận: ( Xem TLGD/7 )
3- Hoạt động 3: Quan sát và bày tỏ thái độ
* Mục tiêu: Hs tỏ thái độ đồng tình,ủng hộ đối với những việc làm đúng như trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh, … Hs không đồng tình với những việc làm sai như bẻ cành, chặt cây, làm ô nhiễm môi trường không khí ….
- Gv cho hs xem tranh trong vở BTĐĐ và đánh giá nhận xét bằng cách giơ thẻ ( Đồng tình hay không đồng tình )
- GV kết luận theo từng tranh.
4- Hoạt động 4 :Trò chơi : Cây nào tốt hơn?
* Mục tiêu: Giúp các em vui chơi, đồng thời khắc sâu kiến thức sẽ làm gì để cây xanh góp phần làm trong sạch không khí.
- Gv phổ biến nội dung trò chơi: Mỗi đội tìm các lá, hoa , quả nào có nội dung ích lợi của cây xanh mà đính vào các cành, thân cây cho phù hợp.
- Gv chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm cử 4 em
- Luật chơi :Thi tiếp sức; nhóm nào đính nhiều hoa, lá, quả nhiều và đúng thì nhóm đó thắng.
- GV tuyên dương.
- GV kết luận: ( Xem TLGD/9 )
5- Hoạt động 5: Củng cố-dặn dị
- Cho hs đọc lại bài học
- Về nhà trồng cây xanh xung quanh nhà.
- Nhận xét tiết học.
D-Phần bổ sung ;hs học sơi nổi
File đính kèm:
- Tuan 32.doc