1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ tiếng khó: Lao đến, giây lát, nổi nóng, tán loạn, lòng đường
-Ngắt nghỉ đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
2. Đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ : Cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương, húi cua.
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa câu chuyện: Nhắc các em phải thực hiện đúng luật giao thông, không được chơi dưới lòng đường hè phố như thế dễ gây ra tai nạn giao thông.
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần thứ 7 chuẩn kiến thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều khiển toàn bộ hoạt động suy nghĩ của chúng ta.
- Lấy thêm ví dụ về việc điều khiển hoạt động của não?
- Thấy đói chúng ta ăn.
Muốn được điểm cao, chúng ta học chăm.
* Hoạt động 2: Thảo luận phân tích ví dụ.
- Đưa ra ví dụ: học sinh đang viết chính tả.
+ Khi đó cơ quan nào đang tham gia hoạt động?
+ Mắt nhìn, tai nghe, tay viết, nín thở để lắng nghe.
+Bộ phận nào trong cơ thể điều khiển phối hợp hoạt động của cơ quan đó?
- Não điều khiển phối hợp hoạt động của các cơ quan đó.
* Kết luận: Khi ta thực hiện 1 hoạt động rất nhiều cơ quan cùng tham gia. Não đã phối hợp điều khiển các cơ quan đó một cách nhịp nhàng.
- Học sinh lấy thêm ví dụ cho thấy: Não đã phối hợp điều khiển các cơ quan đó một cách nhịp nhàng:
Ví dụ: Quét nhà, làm bài tập, xem phim, tập thể dục ...
Hoạt động 3: Trò chơi: “ Thử trí thông minh”
- Cho học sinh lên nhìn, cầm tay, ngửi, nghe một số đồ vật : quả bóng, cái còi, quả táo, cái cốc ...
- Bịt mắt một số học sinh lên tham gia lần lượt cho từng em nhận biết đồ vật trong tay các em.( Đoán đúng 5 đồ vật thì được thưởng, đoán sai 3 đồ vật liên tiếp thì không được chơi.)
*Kết luận:Chúng ta phối hợp nhiều giác quan trong khi hoạt động. Nhờ có não điều khiển mà các giác quan này hỗ trợ, phối hợp được với giác quan kia. Não giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng, khoẻ mạnh. Chúng ta phải giữ gìn não và các giác quan để cơ thể khoẻ mạnh và học tập , ghi nhớ tốt.
D. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay học bài gì?
- Não có vai trò gì trong cơ thể?
- Dặn chuẩn bị bài sau.
- Hoạt động thần kinh.
- Não giữ vai trò quan trọng điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của cơ thể.
Tập viết
Ôn chữ hoa E, Ê
I.Mục tiêu:
- Củng cố cách viết chữ hoa: E, Ê.
- Viết đúng đẹp theo cỡ chữ nhỏ tên riêng Ê- đê và câu ứng dụng: Em thuận anh hoà là nhà có phúc.
II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ hoa: E, Ê.
- Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Thu vở của 1 số học sinh để chấm bài về nhà.
- Gọi 1 số học sinh đọc thuộc từ và câu ứng dụng của tiết trước.
- 2 học sinh đọc.
- Gọi học sinh lên bảng viết từ Kim Đồng, Dao sắc.
- 2 học sinh lên bảng viết . Lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét vở vừa chấm.
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: ghi đầu bài
2.Hướng dẫn viết chữ hoa
a. Quan sát và nêu trình tự viết chữ E, Ê
-Trong tên riêng và câu ứng dụng có những chữ hoa nào?
- Có chữ E, Ê
-Treo mẫu các chữ viết hoa: E, Ê và gọi học sinh nhắc lại qui trình viết đã học ở lớp 2.
- 2 học sinh nhắc lại cả lớp theo dõi.
- Viết lại mẫu cho học sinh quan sát, vừa viết vừa nhắc lại qui trình viết.
- Học sinh theo dõi.
b. Viết bảng
- 2 học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- Yêu cầu học sinh viết chữ hoa E, Ê
- Giáo viên sửa lỗi cho từng học sinh.
3.Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
a. Giới thiệu từ ứng dụng
- Gọi 1 học sinh đọc từ ứng dụng.
- 1 học sinh đọc Ê- đê.
- Giới thiệu từ ứng dụng: Ê- đê là một dân tộc thiểu số, có trên 270000 người, sống chủ yếu ở các tỉnh Đăk lăk, Phú Yên, Khánh Hoà.
b.Quan sát và nhận xét
- Tên dân tộc Ê- đê viết có gì khác với tên riêng của người kinh?
- Có dấu gạch ngang nối giữa 2 chữ Ê và đê.
- Trong từ ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Chữ Ê, đ cao 2 li rưỡi, chữ ê cao 1 li.
- Khoảng cách giữa bằng chừng nào?
- Bằng 1 con chữ o
e. Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết từ ứng dụng
- 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- Giáo viên chỉnh sửa lỗi cho học sinh.
4.Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a.Giới thiệu câu ứng dụng
- Gọi học sinh đọc câu ứng dụng
- 3 học sinh đọc: “Em thuận anh hoà là nhà có phúc”.
* Giải thích câu tục ngữ: ý nói anh em thương yêu nhau, sống hoà thuận là phúc lớn của gia đình.
b. Quan sát và nhận xét
- Trong câu ứng dụng các chữ có chiều cao như thế nào?
- Học sinh trả lời
e. Viết bảng
- Yêu cầu học sinh viết từ “ Em”
- 3 học sinh lên bảng viết, lớp viết bảng con.
5.Hướng dẫn viết vào vở tập viết:
- Cho học sinh xem bài viết mẫu trong vở
- Học sinh viết theo mẫu chữ trong vở
- Giáo viên theo dõi chỉnh sửa
- Thu và chấm 5 - 7 bài của học sinh
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học chữ viết
- Về nhà viết bài về nhà.
- Học thuộc câu ứng dụng.
Tập làm văn
Nghe kể: Không nỡ nhìn
Tập tổ chức cuộc họp
I. Mục tiêu:
- Kể lại và hiểu được nội dung câu chuyện: “không nỡ nhìn”.
- Rèn luyện kỹ năng tổ chức cuộc họp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Viết sẵn các gợi ý về nội dung cuộc họp trên bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. ổn định tổ chức:
- Hát.
B. Kiểm tra bài cũ:
- Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn: Kể lại buổi đầu đi học của em.
- Học sinh nghe giáo viên nhận xét.
C. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu ghi đề bài lên bảng
- Học sinh nghe
2. Kể lại câu chuyện :”Không nỡ nhìn”
- Giáo viên kể câu chuyện 1 lần
- Học sinh theo dõi.
- Nêu từng câu hỏi về nội dung truyện cho học sinh trả lời.
- Nghe câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên kể lại câu chuyện lần 2.
- Học sinh nghe
- Gọi 1 hs khá kể lại câu chuyện.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Y/c hs kể chuyện cho nhau nghe.
- Làm việc theo cặp.
- Tổ chức cho học sinh thi kể lại câu chuyện
- 3 đến 5 học sinh thi kể, cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất.
Em có nhận xét gì về anh thanh niên trong truyện?
- Học sinh tự do phát biểu.
* Kết luận
`
3.Tập tổ chức cuộc họp
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 2
- Nội dung của cuộc họp này là gì?
- HS nêu các gợi ý trong sgk
-Nêu trình tự của 1 cuộc họp thông thường.
- Học sinh nêu
- Giáo viên nêu lại những điều cần lưu ý khi tiến hành cuộc họp.
4.Tiến hành họp tổ
- Giao cho mỗi tổ một trong các nội dung mà sách giáo khoa gợi ý.
- Mỗi tổ tiến hành họp một nội dung theo hướng dẫn.
5.Thi tổ chức cuộc họp
- 4 tổ thi tổ chức cuộc họp trước lớp, giáo viên làm giám khảo
- Lớp theo dõi cuộc họp của từng tổ để nhận xét.
- Kết luận tổ có cuộc họp tốt, đạt kết quả.
D. Củng cố- dặn dò
- Nhận xét tiết học
Toán
Tiết 35: Bảng chia 7
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh :
- Lập bảng chia 7 dựa vào bảng nhân 7.
- Thực hành chia cho 7 (chia trong bảng).
- áp dụng bảng chia 7 để giải bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên và học sinh: Các tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên yêu cầu.
2 HS làm bài về nhà
- Dưới lớp đọc bảng nhân 7.
- 1 vài học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét phần kiểm tra.
B. Dạy- học bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Nghe giới thiệu
- Ghi bảng tên bài.
- Lớp mở SGK trang 35.
2. Lập bảng chia 7:
Tiến hành tương tự bảng chia 6
3 .Thực hành
* Bài 1
- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu của bài
- Học sinh dựa vào bảng nhân 7 để làm bài 1. Hai học sinh lên bảng, lớp làm vở.
- Giáo viên chữa bài, cho điểm
- Phép tính nào không có trong bảng chia 7
- 42 : 6 = 7 và 0 : 7 = 0
- Các con tìm kết quả phép chia 0 : 7 bằng cách nào ?
- 0 : 7 = 0 vì 0 chia cho số nào cũng bằng 0.
* Bài 2:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu học sinh làm cột 1 và cột 3 ở lớp
- 2học sinh lên bảng, lớp làm vở.
- Giáo viên chữa bài, cho điểm.
- Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các phép tính ở mỗi cột
- Từ phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số này được thừa số kia.
* Bài 3:
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài
- Bài toán cho ta biết gì?
- 56 học sinh xếp thành 7 hàng.
- Bài toán hỏi gì?
- Mỗi hàng có bao nhiêu học sinh.
- Yêu cầu học sinh tự giải
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vở.
- Giáo viên chữa bài, cho điểm.
* Bài 4: Hướng dẫn tương tự bài 3.
- Học sinh tự làm bài.
D. Củng cố- dặn dò
- GV gọi 1 số hs đọc bảng chia 7.
- Về nhà học thuộc bảng chia 7 và làm bài tập 2, 4.
Chính tả ( Nghe viết)
Bận
I.Mục tiêu:
- Nghe và viết đúng đoạn từ “Cô bận cấy lúa... đời chung” trong bài thơ Bận.
- Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt en / oen; tr/ ch ( hay iên/ iêng).
II. Đồ dùng dạy học
Viết sẵn các bài tập chính tả trên bảng p hụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 học sinh lên bảng viết các từ bên.
-Tròn trĩnh, chảo rán, giò chả, trôi nổi.
- 3 học sinh đọc lại bảng chữ cái.
- Nhận xét cho điểm .
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài:
- Học sinh nghe.
2. Hướng dẫn viết chính tả:
a. Trao đổi về nội dung bài viết:
- Giáo viên đọc đoạn thơ 1 lần
- 2 học sinh đọc lại
- Bé bận làm gì?
- Bé bận bú, bận chơi, bận khóc, bận cười, bận nhìn ánh sáng.
b. Hướng dẫn cách trình bày:
- Trong đoạn thơ những chữ nào phải viết hoa?
- Những chữ đầu câu.
c. Hướng dẫn viết từ khó :
- cấy lúa, khóc cười, thối nấu
- Y/c hs đọc và viết các từ vừa tìm được.
- 2 hs lên bảng viết, lớp viết vở nháp.
d. Viết chính tả
- Học sinh viết bài
e. Soát lỗi
g.Chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
* Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 1 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- 3 học sinh lên bảng làm, lớp làm vở nháp.
- Nhận xét , chốt lời giải đúng.
- Học sinh làm vào
* Bài 3:
- 1 học sinh đọc yêu cầu.
- Giáo viên phát giấy bút cho các nhóm
- Học sinh tự làm trong nhóm.
- Yêu cầu 2 nhóm dán bài của mình lên bảng
- 2 nhóm khác dán và đọc bài làm, các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét , chốt lời giải đúng.
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về nhà làm tiếp bài 3 nếu chưa xong.
Sinh hoạt tập thể
Nhận xét tuần 7
1. Các tổ trưởng báo cáo việc theo dõi thi đua trong tuần:
- Số điểm tốt đạt được.
- Tổng số lỗi mắc phải.
- Xếp thứ.
2. Lớp phó phụ trách học tập báo cáo:
- Tình hình học tập.
- Tồn tại.
- Đề nghị tuyên dương học tập.
3. Lớp phó phụ trách lao động báo cáo:
- Công tác vệ sinh cá nhân.
- Công tác vệ sinh môi trường.
4. Lớp trưởng báo cáo chung:
6. Giáo viên tổng kết ý kiến:
- Tuyên dương:
+ Học tập: Cá nhân, tập thể.
+ Lao động: Cá nhân, tập thể.
- Phê bình: Cá nhân, tập thể.
- Đề ra phương hướng tuần tới: Giành nhiều điểm tốt, giữ sạch lớp học.
File đính kèm:
- tuan7.doc