Giáo án Lớp 3A Tuần 9 theo chuẩn

I. Mục tiêu:

1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:

- Đọc đúng , rành mạch đoạn văn , bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiêng/phút )

- Trả lời được một câu hỏi về nội dung đoạn văn , bài văn vừa đọc.

2. Ôn tập phép so sánh:

- Tìm đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các câu đã cho. (BT 2)

- Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống tạo phép so sánh (BT 3)

II. Đồ dùng dạy – học:

- Phiếu ghi tên các bài tập đọc từ tuần 1- 8

- Bảng lớp chép sẵn BT 2.

- Học sinh chuẩn bị vở BT ( Làm BT 3)

 

doc14 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần 9 theo chuẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
úng + Ai là hội viên của câu lạc bộ + Câu lạc bộ thiếu nhi là gì ? - Cả lớp chữa bài vào vở. 4. Bài tập 3 - GV gọi HS nêu yêu cầu - 1 HS nêu cầu bài tập - GV gọi HS nói nhanh tên các truyện đã học - Vài HS nêu - HS suy nghĩ tự chọn nội dung hình thức - GV gọi HS thi kể - HS thi kể - HS nhận xét, bình chọn những bạn kể chuyện hay nhất - GV nhận xét - ghi điểm 5. Củng cố dặn dò - Nêu nội dung bài ? - 1HS - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau - Đánh giá tiết học Chính tả Tiết 17: Ôn tập - kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (t3) I. Mục tiêu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc ( yêu cầu như tiết 1) 2. Đặt được 2- 3 câu theo mẫu Ai là gì ? (BT 2) 3. Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu. (BT 3) II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi tên từng bài tập đọc. - Giấy trắng. - Phương pháp : Thực hành – luyện tập III. Các hoạt động dạy học: 1. GT bài - ghi đầu bài 2. Kiểm tra bài tập đọc (1/4 số HS): Thực hiện như tiết 1. 3. Bài tập2: - GV gọi HS nêu cầu BT - 2HS nêu yêu cầu BT - GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân - làm vào nháp - GV phát giấy cho 5 HS làm - HS làm bài trên giấy dán lên bảng lớp và đọc kết quả - HS nhận xét. - GV nhận xét - chốt lại lời giải đúng: Bố em là công nhân nhà máy điện. Chúng con là những học trò chăm ngoan. 4. Bài 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu - Vài HS nêu yêu cầu bài tập + cả lớp đọc thầm - GV: BT này giúp các em thực hành viết 1 lá đơn đúng thủ tục. - GV giải thích: ND phần kính gửi em chỉ cần viết tên trường (xã, huyện) HS chú ý nghe - GV yêu cầu HS làm bài -> GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS - GV gọi HS đọc bài - 4-5 HS đọc lá đơn của mình trước lớp - HS nhận xét. - GV nhận xét ghi điểm 5. Củng cố dặn dò: - Nêu lại ND bài học? - 1HS - Về nhà chuẩn bị bài sau Tập đọc Tiết Ôn tập - Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng. (T4) I. Mục tiêu: 1. Ôn lại các bài tập đọc, học thuộc lòng: - Kĩ năng đọc thành tiếng, phát âm rõ, tốc độ tối thiểu 55 chữ/ 1 phút biêt ngắt, nghỉ các dấu câu. 2. Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai làm gì ? (BT 2) 3. Nghe- viết đúng , trình bày sạch sẽ , đúng quy định bài chính tả (BT 3) . Tốc độ viết khoảng 55 chữ /15 phút , không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Học sinh khá, giỏi viết đúng , tương đối đẹp bài chính tả (Tốc độ trên 55 chữ/ 15 phút ) - Phương pháp: Trực quan , đàm thoại – thực hành – luyện tập. II. Các hoạt động dạy học: A. KTBC: Nêu các bài tập đọc ở chủ điểm mái ấm? B. Bài mới 1. Ôn bài tập đọc, HTL. - GV gọi HS đọc bài - HS đọc bài bằng cách " chuyền điện" (10 - 15 em) - HS khác nhận xét - GV gọi HS đọc thuộc lòng - HS đọc thuộc lòng: 10 em * HD đọc hiểu - GV cho HS nêu yêu cầu câu hỏi và trả lời. - HS nêu câu hỏi ở nội dung từng bài tập đọc -> HS khác trả lời 2. Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 - 2 Học sinh đọc Hỏi : Bài tập yêu cầu làm gì ? - Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm. - Thảo luận cặp làm bài .Mời đại diện các cặp nêu- Gv ghi bảng câu trả lời đúng. - HS khác nhận xét xét - GV nhận xét - chốt lại lời giải đúng - HS ghi vào vở lời giải đúng 3. Gv đọc bài Gió heo may (đọc từng câu ) - Thu vở chấm , nhận xét chữa lỗi - Học sinh nghe viết vào vở - Nghe theo dõi ghi nhớ C. Củng cố dặn dò: - Nêu lại ND bài - 1HS nêu - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau * Đánh giá tiết học Luyện từ và câu Tíêt : Ôn tập - kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (T5) I. Mục tiêu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL các bài thơ, văn có yêu câu HTL. 2. Lựa chon được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật (BT 2) 3. Đặt được 2-3 câu theo mẫu Ai làm gì ? (BT 3) II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi tên các bài tập đọc: - Bảng lớp chép đoạn văn bài tập 2: - Vở BT Tiếng Việt 3 – Tập 1 - Giấy A4 (3 tờ ) - Phương pháp : Thực hành – luyện tập- đàm thoại III. Các hoạt động dạy học. 1. Giới thiệu bài - ghi đầu bài 2. Kiểm tra học thuộc lòng (1/3 số HS trong lớp) - GV gọi HS lên bốc thăm - HS lên bốc thăm, xem lại bài vừa chọn trong 1 phút. - GV gọi HS đọc bài - HS đọc thuộc lòng theo phiều chỉ định - GV nhận xét ghi điểm 3. Bài tập 2: - GV gọi HS đọc theo yêu cầu - 2HS đọc yêu cầu bài tập - GV chỉ bảng lớp viết sẵn đoạn văn - HS đọc đoạn văn, suy nghĩ trao đổi theo cặp -> làm bài vào vở. - GV gọi 3HS lên bảng làm bài - 3HS lên bảng làm -> đọc kết quả - HS nhận xét. - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng - 2 -3 HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh trên lớp. - Cả lớp chữa bài vào vở. - Mỗi bông hoa cỏ may như một cái tháp nhiều tầng - Chọn từ " xinh xắn" vì hoa cỏ may giản di không lộng lẫy. - Khó có thể tưởng tượng bàn tay tinh xảo nào có thể hoàn thành hàng loạt công trình đẹp đẽ, tinh tế đến vậy. - Chọn từ "tinh xảo"vì tinh xảo là khéo léo; còn tinh khôn hơn là khôn ngoan - Hoa cỏ may mảnh, xinh xắn nên là một công trình đẹp đẽ, tinh tế, không thể là một công trình đẹp đẽ, to lớn. 4. Bài tập 3: - GV gọi HS nêu yêu cầu - 2HS nêu yêu cầu BT - GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập - HS nghe - GV yêu cầu HS làm bài vào vở BT - HS làm việc cá nhân - GV phát 3 tờ giấy A4 cho 3 HS làm - HS làm - dán bài lên bảng - đọc kết quả - HS nhận xét - GV nhận xét - Nhắc học sinh sửa lỗi - Thực hành theo yêu cầu VD: Đàn cò đang bay lượn trên cánh đồng Mẹ dẫn tôi đến trường. Ông giảng bài cho tôi 5. Củng cố dặn dò: - Về nhà tiếp tục đọc thuộc lòng - Chuẩn bị bài sau Tập viết : Tiết : Ôn tập kiểm tra tập đọc và thuộc lòng (T 6) I. Mục tiêu: 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL. 2. Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật (BT 2) 3. Đặt đúng dấu phảy vào chỗ thích hợp trong câu (BT 3) II. Đồ dùng dạy học - Các phiếu ghi tên các bài tập đọc yêu cầu học thuộc lòng - Ghi ND bài tập 2 lên bảng lớp - Ghi BT 3 lên bảng phụ - Phương pháp : luyện tập - đàm thoại – thực hành. III. Đồ dùng dạy học: 1. GT bài 2. Kiểm tra học thuộc lòng: Thực hiện như T5 3. Bài tập 2 - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - 2HS nêu yêu cầu bài tập 2 - GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT - HS nghe - GV cho HS xem mấy bông hoa huệ, hoa cúc,hoa hồng. - HS quan sát - HS đọc thầm đoạn văn - làm bài cá nhân - GV mời HS lên bảng làm bài – mời học sinh đọc kết quả ở vở BT - 1 HS lên bảng làm bài . Học sinh còn lại làm ở vở BT - đọc kết quả - HS nhận xét. - GV nhận xét, chấm điểm - 2-3 HS đọc lại bài hoàn chỉnh, - Cả lớp sửa bài đúng vào vở. - VD: Từ cần điền là: Xanh non , trắng tinh , vàng tươi , đỏ thắm , rực rỡ. 4. Bài tập 3: - GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập - 2HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở - GV gọi HS lên bảng làm - 3 HS lên bảng làm bài - HS nhận xét . Chữa bài cho bạn - GV nhận xét – chốt lại lời giải đúng - Hằng năm cứ vào....tháng 9, các trường ...năm học mới + Sau 3 tháng hè....trường, chúng em ....gặp thầy, gặp bạn 5. Củng cố dặn dò - Về nhà chuẩn bị bài giờ sau KT - Nhận xét tiết học Tập đọc Tiết: Ôn tập - kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (T7) I. Mục tiêu: (Bỏ) 1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng. 2. Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ. II. Đồ dùng dạy học: - Phiếu ghi tên các bài học thuộc lòng - Bảng chơi trò chơi III. Các hoạt động dạy học 1 GT bài. 2. Kiểm tra học thuộc lòng: Thực hiện như T6 3. Giải ô chữ - GV gọi HS nêu yêu cầu - 1 - 2 HS đọc yêu cầu bài tập + mẫu - GV yêu cầu HS quan sát ô chữ trong SGK, HD HS làm bài - B1: Dựa theo gợi ý (dòng 1) phán đoán từ ngữ đó là gì? không được quên điều kiện của bài - HS chú ý nghe - B2: Ghi từ tìm được vào ô trống theo dòng hàng ngang. Các từ này phải có ý nghĩa như lời gợi ý. HS chú ý nghe - B3: Sau khi điền đủ 8 chữ ở hàng ngang đọc từ mới xuất hiện ở hàng dọc - GV chia lớp thành các nhóm sau đó phát phiếu - HS làm bài theo nhóm - GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc - HS dán bài lên bảng lớp -> đại diện nhóm đọc bài - HS nhận xét * Lời giải Dòng 1: Trẻ em 5 Tương lai 2. Trả lời 6: Tươi tốt 3. Thuỷ thủ 7. Tập thể 4 Trưng nhị 8 Tô màu - Từ mới: Trung thu 4. Củng cố - dặn dò - Về nhà chuẩn bị bài giờ sau KT - Nhận xét tiết học Chính tả Tiết 8 : Kiểm tra đọc (đọc hiểu - luyện từ và câu) I Mục tiêu: - Kiểm tra (viết) theo yêu cầu cần đạt về kiến thức , kĩ năng giữa học kì I II. Đề bài: A. Đọc thầm bài: Mùa hoa sấu (t8 tuần 9) B. Dựa theo ND bài đọc, chọn câu trả lời đúng 1. Cuối xuân, đầu hạ cây sấu như thế thế nào ? a. Cây sấu ra hoa b. Cây sấu thay lá c. Cây sấu thay lá và ra hoa 2. Hình dạng hoa sấu như thế nào a. Hoa sấu nhỏ li ti b. Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu c. Hoa sấu thơm nhè nhẹ 3. Mùi vị hoa sấu như thế nào? a. Hoa sấu thơm nhẹ và có vị chua b. Hoa sấu hăng hắc c. Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt 4. Đọc bài trên có mấy hình ảnh so sánh a. 1 hình ảnh so sánh b. 2 hình ảnh so sánh c. 3 hình ảnh so sánh (Viết rõ đó là hình ảnh nào) 5. Trong câu: Đi dưới dặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm, em có thể thay từ nghịch ngợm bằng từ nào? a.Tinh nghịch b. Bướng bỉnh c. Dại dột III. Đáp án: Đọc hiểu (5 điểm) Câu 1: ý c (1 đ) Câu 3: ý a (1 đ) Câu 5 ý a (1 đ) Câu 2: ý b ( 1đ) Câu 4: ý b (1 đ) Tập làm văn: Tiết 9: Kiểm tra viết ( chính tả - TLV) I. Đề bài: 1. Chính tả (Nghe viết) Bài: Nhớ bé ngoan (12 ') 2. TLV: Kể về 1 người hàng xóm mà em yêu quý theo gợi ý dưới đây - Người đó tên gì ? bao nhiêu tuổi - Người đó làm nghề gì? - Tình cảm của gia đình đối người hàng xóm đó. - Tình cảm của người hàng xóm đó với gia đình em II. Đáp án: 1. Chính tả ( 4đ) - Nghe viết chính xác, không mắc lỗi, trình bày bài đúng theo thể thơ lục bát, bài viết sạch đẹp, đúng cỡ chữ - Bài viết sai về âm, vần dấu thanh ( sai 1 lỗi trừ 0,25 đ) 2. TLV. (5 đ) - HS kể được: + Người đó tên là gì ? bao nhiêu tuổi (1 đ) - Người đó làm nghề gì (1 đ) - Tình cảm của gia đình em với người đó (1,5 đ) - Tình cảm của người đó với gia đình em (1,5 đ) - Trình bày toàn bài (1đ)

File đính kèm:

  • docTuÇn 91.doc
Giáo án liên quan