I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi:
+ Vì sao chúng ta cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ?
+ Em hãy kể một vài việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- GV nhận xét và cho điểm.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Xử lý tình huống
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, xử lý 2 tình huống sau bằng cách sắm vai.
27 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần 8 Năm 2012 - 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa từng phép tính trước lớp.
*************************************************
MÔN : THỂ DỤC
ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI, TRÁI
MỤC TIÊU
Biết cách tập hợp hàng ngang nhanh, dóng thẳng hàng ngang.
Biết cách di chuyển hướng phải, trái.
Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm : trên sân trường , vệ sinh sạch sẽ , bảo đảm an toàn luyện tập.
Phương tiện: chuẩn bị 1 còi , kẻ đường đi , vạch chuẩn bị và vạch xuất phát cho đi chuyển hướng , vẽ ô và vòng tròn cho trò chơi.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG DẠY
THỜI
GIAN
HOẠT ĐỘNG HỌC
PHẦN MỞ ĐẦU
Tập hợp điểm số , phổ biến yêu cầu nội dung tiết học.
*Oân động tác đi chuyển hướng phải , trái.
*Học trò chơi “ chim về tổ”
PHẦN CƠ BẢN
Oân đi chuyển hướng phải ,trái.
Chia lớp thành 3 tổ luyện tập.
Cả lớp cùng thực hiện.
Lần 1 GV điều khiển.
Lần 2 cán sự lớp điều khiển.
Học trò chơi “ Chim về tổ “
Nêu tên trò chơi , hướng dẫn cách chơi và nội quy chơi.
Cách chơi : Khi có lệnh bắt đầu , những em đứng làm tổ chim mở cửa , ( không nắm tay nhau) để các chim ở trong tổ bay ra đi tìm tổ mới kể cả chim đứng trong ô vuông giữa vòng cũng phải di chuyển. Mỗi tổ chim chỉ cho phép nhận 1 con . những chim nào không tìm được tổ thì phải đứng vào hình vuông giữa vòng, sau 3 lần chơi chim nào 2 lần liên tiếp không vào được tổ thì chim đó sẽ bị phạt.
Quan sát nhắc nhở hs đảm bào an toàn khi vui chơi.
PHẦN KẾT THÚC
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
Nhận xét tiết học.
Dặn hs về nhà luyện tập thêm và chuẩn bị cho bài sau.
3’
4’
10-12’
10-12’
2’
2’
2’
Lớp trưởng tập hợp điểm số , báo cáo.
Tập hợp vòng tròn , khởi động , vỗ tay hát.
Tứng tổ tập luyện.
Cả lớp thực hiện.
Chú ý thực hiện .
Tập luyện theo sự điều khiển cuả lớp trưởng.
Lắng nghe và nắp luật chơi.
Lắng nghe , và hiểu nội dung chơi và tiến hành chơi. Theo hướng dẫn của GV.
Kết thúc trò chơi.
Vỗ tay hát.
Lắng nghe.
********************************
Ngày soạn: 30/09/2011 Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2011
Chính tả
TIẾNG RU
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Nhớ – viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát.
- Làm đúng bài tập 2.
- Bài viết không mắc quá 5 lỗi; HS viết khoảng 55 chữ/ 15 phút
- Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Giấy khổ to hoặc bảng phụ viết nội dung bài tập 2
- Học sinh : SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- Cho cả lớp viết: buồn bã, buông tay, diễn tuồng.
- GV nhận xét.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Hướng dẫn HS nhớ - viết
v Hướng dẫn chuẩn bị:
- GV đọc khổ thơ 1 và 2 của bài.
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả.
- GV gợi ý:
+ Bài thơ viết theo thể gì ?
+ Cách trình bày bài thơ lục bát có điểm gì cần chú ý ?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm phẩy ?
+ Dòng thơ nào có dấu gạch nối ?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm hỏi ?
+ Dòng thơ nào có dấu chấm than ?
v HS nhớ và viết 2 khổ thơ:
- GV nhắc HS nhớ ghi tên bài ở giữa trang vở, viết hoa các chữ đầu dòng đầu khổ thơ, đánh dấu câu đúng.
- Chốt: Thuộc bài, nhớ cách thình bày bài thơ lục bát, những chỗ cần đánh dấu câu và những tiếnng khó.
v Chấm và chữa bài:
- GV chấm 5 đến bảy bài.
- Nêu nhận xét chung.
3. HĐ2- Hướng dẫn HS làm bài chính tả
Bài tập lựa chọn:
- GV chọn cho HS lớp mình làm bài tập 2a hoặc 2b.
- GV mời HS lên bảng viết lời giảng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giảng đúng.
+ Câu a: rán - dễ - giao thừa.
+ Câu b: cuồn cuộn - chuồng - luồng.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Lưu ý HS viết sai.
- Viết lại mỗi từ 3 lần.
- Chuẩn bị bài tập làm văn: Kể về một người hàng xóm.
- Nhận xét tiết học.
- 2, 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- HS lắng nghe, 2, 3 HS học thuộc lòng 2 khổ thơ.
- HS mở SGK trang 64, 65.
- HS trả lời:
+ Thơ lục bát: 1 dòng 6 chữ, 1 dòng 8 chư
+ Dòng 6 viết cách lề 2 ô li, dòng 8 viết cách lề 1 ô li.
+ Dòng thứ 2.
+ Dòng thứ 7.
+ Dòng thứ 7.
+ Dìng thứ 8.
- HS viết ra nháp những chữ khó, ghi nhớ những chỗ cần đánh dấu câu, nhẩm học thuộc lòng 2 khổ thơ.
- HS gấp sách và viết vào vở 2 khổ thơ vừa học.
- HS đọc lại, kiểm tra lỗi, tự sửa lỗi.
- 1 HS đọc nội dung bài tập, cả lớp theo dõi, làm vào VBT hoặc giấy nháp.
- Lần lượt 3 HS viết bài lên bảng và đọc lời giải.
- Cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc lại kết quả, cả lớp làm vào vở.
Tập làm văn
KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU í
- Biết kể về người hàng xóm theo gợi ý (BT1).
- Viết lại những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) (BT2).
- Thái độ : Biết quan tâm, thương yêu người hàng xóm.
*GDMT:Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong xã hội.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về một người hàng xóm.
- Học sinh : VBT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS
+ Kể chuyện “ Không nở nhìn ”
+ Trình tự 1 cuộc họp.
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. HĐ1- Rèn kỹ năng nói
v Mục tiêu: Biết kể về 1 người hàng xóm.
v Cách tiến hành :
Bài tập 1: Kể về 1 người hàng xóm mà em quý mến.
- GV chia thành 4 nhóm.
- Từ 4 câu hỏi gợi ý, GV cho HS kể về người hàng xóm từ 5 đến 7 câu.
* Lưu ý: HS có thể kể kỹ hơn về hình dáng, tính tình người đó, tình cảm gia đình em với người đó, tình cảm của người đó với gia đình em không hoàn toàn phụ thuộc vào 4 câu gợi ý.
- Cho HS lên trình bày.
- GV nhận xét, bổ sung.
v Chốt: Khi kể về người hàng xóm cần kể một cách tự nhiên và chân thật.
3. HĐ2- Rèn luyện kỹ năng viết
v Mục tiêu: Viết lại được những điều vừa kể thành 1 đoạn văn, diễn đạt rõ ràng.
v Cách tiến hành:
- GV cho HS làm vào phiếu thực hành.
Bài tập 2:
- GV nhắc HS chú ý viết giản dị, chân thật những điều vừa kể từ 5 đến 7 câu hoặc nhiều hơn.
- GV mời 5 đến 7 HS đọc bài.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm, bình chọn những người viết tốt nhất.
v Chốt: Khi viết lại những điều vừa kể phải diễn đạt rõ ràng.
IV. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những HS chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp. Với những em viết xong, có thể viết lại bài văn cho hay hơn.
- 2 HS lên trả bài.
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài và 4 gợi ý, cả lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo nhóm (tự chọn nhóm)
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét.
- HS đọc yêu cầu đề bài.
- HS làm bài.
- 2, 3 HS đọc bài làm của mình, cả lớp lắng nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe.
Toán
LUYỆN TẬP
A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép tính.
- Biết làm tính nhân (chia) số có hai chữ số (cho) số có một chữ số.
- BT cần làm: BT1; BT2 (cột 1, 2); BT3.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên : SGK .
- Học sinh : Phiếu luyện tập .
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Khởi động:
- Hát .
II. Kiểm tra bài cũ: Tìm số chia
- Sửa bài 3/39 .
- Nhận xét bài cũ .
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Ghi bảng, phát phiếu luyện tập .
2. HĐ1 - Củng cố kiến thức tìm thành phần chưa biết của phép +, -, x, :
- Cho HHS đọc y/c bài 1 .
- GV hỏi :
Bài a/ Muốn tìm số hạng chưa biết ta phải làm thế nào Bài b/ Muốn tìm thừa số chhưa biết ta phải làm sao ?
Bài c/ ...............................................................................
Bài d/ ...............................................................................
Bài e/ ...............................................................................
Bài g/ ..............................................................................
- GV cho HS làm bài vào phiếu luyện tập, gọi 2 HS lên bảng thực hiện bài 1 .
- GV nhận xét kết quả, sửa bài .
3. HĐ2 - Củng cố về phép nhân và phép chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
- GV cho HS đọc đề .
- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào phiếu luyện tập .
- GV nhận xét và sửa chữa .
4. HĐ3 - Củng cố cách tìm một trong các phần bằng nhau của một số
- GV cho HS đọc đề toán .
- GV hỏi :
+ Trong thùng có bao nhiêu lít dầu ?
+ Số lít dầu còn lại trong thùng bằng bao nhiêu ?
+ Bài toán hỏi gì ?Vậy muốn tìm số lít dầu còn lại trong thùng ta làm thế nào ?
- GV gọi 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào phiếu luyện tập .
- GV nhận xét, sửa chữa .
IV. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà làm bài 3, 4 VBT .
- Chuẩn bị bài “Góc vuông, góc không vuông”
- HS đọc
1. Tìm x :
a/ x + 12 = 36 b/ x . 6 = 30
c/ x - 25 = 15 d/ x : 7 = 5
e/ 80 - x = 30 g/ 42 : x = 7
. Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết
. Lấy tích chia cho thừa số đã biết
- 2 HS lên bảng
2. Tính :
a/ 35 26
x 2 x 4
b/
64 2 80 4
Giải
Số lít dầu còn lại là :
36 : 3 = 12 (lít)
Đáp số : 12 lít dầu
Duyệt của tổ trưởng chuyên môn
Ngày…….tháng……..năm 2011
Duyệt của BGH
Ngày…….tháng……..năm 2011
File đính kèm:
- Giao an tuan 8.doc