Giáo án Lớp 3A Tuần 7 Năm học 2013-2014

- Học sinh đọc đúng các từ, tiếng khó: Dẫn bóng, cầu thủ, sửng lại, khuỵu xuống, xuýt xoa

- Bước dầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.

- Học sinh trả lời được các câu hỏi sách giáo khoa

Kể chuyện:

- Kể lại được 1 đoạn của câu chuyện

- HS khá giỏi: Kể lại được một đoạn của câu chuyện theo lời của nhân vật

 * GDKNS: Đảm nhận trách nhiệm, thảo luận cặp đôi chia sẻ.

 

 

doc21 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3A Tuần 7 Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sinh sửa bài Lưu ý: Khi thực hiện tính ta thực hiện (nhân chia) trước, (cộng trừ) sau Hoạt động 2: Ap dụng vào giải toán - Bài tập 3: giải toán (cá nhân) - Học sinh đọc đề- phân tích đề - Học sinh làm vào vở cá nhân - Thu chấm 1 số vở – nhận xét Bài tập 4: Viết số vào chỗ chấm (nhóm 4) - Học sinh làm việc nhóm 4 - Thi đua trả lời - Nhận xét – tuyên dương C. Dặn dò – nhận xét - Học thuộc lòng bảng nhân - Giáo viên tổng kết tiết học. --------------------------------------------------------------------------------------- Đạo đức Tiết 13 Bài 4 : QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ, ANH CHỊ EM (tiết 1) I/ MỤC TIÊU : Ø Biết được những việc trẻ em cần làm để thể hiện quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình. Ø Biết được vì sao mọi người trong gia đình cần quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Ø Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết được bổn phận của trẻ em là phải quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình bằng những việc làm phù hợp với khả năng. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng lắng nghe ý kiến của người thân. -Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước suy nghĩ, cảm xúc của người thân. -Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm chăm sóc người thân trong những việc vừa sức. II/ CHUẨN BỊ: Ø Tranh ảnh sgk. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Tự làm lấy việc của mình + Em đã tự mình làm những việc gì? Các em đã thực hiện việc đó như thế nào? + Em cảm thấy như thế nào sau khi hoàn thành công việc? - Nhận xét 3. Bài mới: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em ó Hoạt động 1: HS cảm nhận được những tình cảm và sự quan tâm, chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho các em, hiểu được giá trị của quyền được sống với gia đình, được bố mẹ quan tâm chăm sóc. HS kể về sự quan tâm, chăm sóc của ông bà cha mẹ dành cho mình. - Gv nêu yêu cầu: + Hãy nhớ lại và kể cho các bạn trong nhóm nghe về việc mình đã được ông bà, bố mẹ yêu thương, quan tâm, chăm sóc như thế nào? - HS trao đổi với nhau trong nhóm nhỏ. - Một số HS kể trước lớp. Thảo luận cả lớp. + Em nghĩ gì về tình cảm và sự chăm sóc mà mọi người trong gia đình đã dành cho em? + Em nghĩ gì về những bạn nhỏ thiệt thòi hơn chúng ta: Phải sống thiếu tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ? GV kết luận: + Em rất vui mừng và hạnh phúc vì được mọi người trong gia đình chăm sóc và dành nhiều tình cảm. + Chúng ta cần thông cảm, chia sẻ với các bạn. ó Hoạt động 2: HS biết được bổn phận phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Kể chuyện "Bó hoa đẹp nhất". - HS thảo luận nhóm: + Chị em Ly đã làm gì nhân ngày sinh nhật mẹ? + Vì sao mẹ Ly lại nói rằng bó hoa mà chị em Ly tặng mẹ là bó hoa đẹp nhất? - Đại diện từng nhóm trình bày.- Cả lớp trao đổi, bổ sung. - GV kết luận: + Con cháu có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình. + Sự quan tâm, chăm sóc của các em sẽ mang lại niềm vui hạnh phúc cho ông bà, cha mẹ và mọi người trong gia đình. ó Hoạt động 3: HS biết đồng tình với những hành vi, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em - Gv nêu yêu cầu: + HS thảo luận nhóm bài tập 3 sgk. - HS trao đổi với nhau trong nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm nhận xét. - GV kết luận + Hành vi a, c, đ: đúng. – thể hiện tình thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc ông bà cha mẹ + Hành vi b, d: Sai. – chưa quan tâm đến bà, đến em nhỏ. 3. Củng cố- Dặn dò. - GV khen ngợi những em đã biết quan tâm đến mọi người. - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (tiết 2) ------------------------------------------------------------------------------------- Luyện từ và câu Tiết 7: ÔN VỀ TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG TRẠNG THÁI. SO SÁNH I/ MỤC TIÊU: - Học sinh biết thêm được một kiểu so sánh: So sánh sự vật với con người. - Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc: Trận bóng dưới lòng đường, trong bài tập làm văn cuối tuần 6 - Học sinh sử dụng các kiểu so sánh thành thạo II/ CÁC HOẠT ĐỘNG: A. Kiểm tra - Học sinh đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp a) Bạn Trâm bạn Tiên và bạn Trí đều là học sinh lớp 3A b) Lan là học sinh giỏi lễ phép và đoàn kết với bạn bè B. Bài mới - Giới thiệu bài: Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái, so sánh Hoạt động 1: Học sinh nắm được kiểu câu so sánh sự vật với con người. Bài 1:Học sinh đọc yêu cầu bài. -Học sinh làm việc nhóm 4 ở bảng phụ Lưu ý: Tìm được sự vật so sánh với con người. -Đại diện nhóm trình bày -Nhận xét Hoạt động 2: Ôn về từ chỉ hoạt động, trạng thái Bài 2: Học sinh đọc đề bài - Thảo luận cặp đôi,tìm các từ ngữ a) Chỉ hoạt động chơi bóng b) Chỉ thái độ của Quang - 2 nhóm sửa bài – nhận xét C. Dặn dò – nhận xét - Tìm thêm các từ chỉ hoạt động, trạng thái, sự vật: Chú, chuột, chua, chát, chửi, chín, cháu, chạy, ... - Giáo viên tổng kết tiết học. ------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 5 tháng 10 năm 2012 Tập làm văn Tiết 7: NGHE KỂ: KHÔNG NỠ NHÌN TẬP TỔ CHỨC CUỘC HỌP I/ MỤC TIÊU: - Nghe, kể lại được câu chuyện: Không nỡ nhìn - Giảm tải tập tổ chức cuộc họp - Mạnh dạn phát biểu ý kiến trước tập thể II/ CÁC HOẠT ĐỘNG: A. Kiểm tra - Học sinh kể lại buổi đầu em đi học B. Bài mới - Giới thiệu bài: Nghe kể: Không nỡ nhìn- tập tổ chức cuộc họp Hoạt động 1: Nghe kể câu chuyện: không nỡ nhìn - Giáo viên kể mẫu chuyện lần 1 - Học sinh theo dõi câu chuyện và trả lời câu hỏi gợi ý sau: + Anh Thanh nên làm gì trên chuyến xe buýt? + Bà cụ ngồi bên cạnh anh nói gì? + Anh trả lời thế nào? - Giáo viên kể lại câu chuyện lần 2 - Một học sinh khá kể lại câu chuyện - Học sinh kể nhóm đôi - 3 học sinh thi kể trước lớp Hoạt động 2: Dựng lại câu chuyện: Không nở nhìn - Học sinh thảo luận nhóm đóng vai dựng lại câu chuyện: Không nở nhìn - Cho đại diện một vài nhóm đóng vai - Giáo viên cùng cả lớp theo dõi - Tổng kết tuyên dương C. Dặn dò – nhận xét - Học sinh nêu trình tự của cuộc họp tổ - Giáo viên tổng kết tiết học. ---------------------------------------------------------------------------------- Toán Tiết 33: GẤP MỘT SỐ LÊN NHIỀU LẦN I/ MỤC TIÊU: - Học sinh biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần (bằng cách nhân số đó với số lần) - Tính toán cẩn thận II/ CÁC HOẠT ĐỘNG: A. Kiểm tra - Giáo viên hỏi về các bảng nhân đã học - Nhận xét B. Bài mới - Giới thiệu bài: Gấp một số lr6n nhiều lần Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện gấp sốp lên nhiều lần (cả lớp) - Giáo viên nêu bài toán: Đoạn thẳng AB dài 2 cm, đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy cm? - Giáo viên hướng dẫn vẽ sơ đồ: A B C D - Học sinh nêu cách tìm độ dài đoạn thẳng CD? - Lưu ý: Bài toán trên gọi là “bài toán gấp 1 số lên nhiều lần” - Giáo viên hỏi thêm: + Gấp 3 cm lên 4 lần ta làm như thế nào? (3 x 4 = 12 cm) + Gấp 5 kg lên 3 lần ta làm như thế nào? (5 x 3 = 15 kg) Vậy muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm như thế nào? (Ta lấy số đó nhân với số lần) - Vài học sinh nêu lại qui tắc gấp số lên nhiều lần Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành - Bài tập 1: giải toán (cá nhân) - Học sinh đọc yêu cầu- phân tích đề - Học sinh giải vào vở cá nhân - Thu chấm 1 số vở - 1 học sinh sữa bài- nhận xét Bài tập 2: giải toán (nhóm 4) - Học sinh làm bảng phụ - Thi đua gắn bảng- trình bày - Nhận xét- tuyên dương Bài tập 3: Điền số (nhóm 2) - Giáo viên treo bảng phụ - Học sinh thảo luận làm bài - Đại diện nhóm ghi bảng - Nhận xét- sửa chữa C. Dặn dò – nhận xét - Muốn gấp 1 số lên nhiều lần ta làm như thế nào? - Giáo viên tổng kết tiết học. --------------------------------------------------------------------------------------- Tự nhiên và xã hội Tiết:13 hoạt động thần kinh I. MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống. - HS khá giỏi: Biết được tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển hoạt động phản xạ. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình SGK/28;29. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Ổn định. 2. KTBC: Cơ quan thần kinh. + Cơ quan thần kinh gồm có bộ phận nào? + Não và tủy sống có vai trò gì? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Hoạt động thần kinh - Giới thiệu bài * Hoạt động 1: Nêu được ví dụ về phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống. - HS thảo luận nhóm: Quan sát hình 1a, 1b và đọc mục bạn cần biết ở trang 28 sgk để trả lời các câu hỏi sau: + Điều gì sẽ xảy ra khi tay ta chạm vào vật nóng? + Bộ phận nào của cơ quan thần kinh đã điều khiển tay ta tự rút lại khi chạm vào vật nóng? + Hiện tượng tay vừa chạm vào vật nóng đã rụt lại được gọi là gì? + Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình. - GV nhận xét chốt ý + Giáo viên hỏi thêm: Phản xạ là gì? Nêu một vài ví dụ về những phản xạ thường gặp trong đời sống? Kết luận: Trong cuộc sống, khi gặp một kích thích bất ngờ từ bên ngoài, cơ thể tự động phản ứng lại rất nhanh. Những phản ứng như thế được gọi là phản xạ. Tủy sống là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của phản xạ này. * Hoạt động 2: Thực hành một số phản xạ Trò chơi 1: Thử phản xạ đầu gối. - Giáo viên hướng dẫn HS cách tiến hành phản xạ đầu gối. (như hình vẽ sgk) - Học sinh thực hành theo nhóm - HS thực hành trước lớp - Giáo viên nhận xét - GV giảng thêm: Bác sĩ thường sử dụng phản xạ đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tuỷ sống, những người bị liệt thường mất khả năng phản xạ đầu gối. Trò chơi 2: Ai phản ứng nhanh. - Hướng dẫn các chơi: (SGV/48). Chanh – chua, cua – kẹp - Bước 2. Học sinh chơi. - Bước 3. Kết thúc trò chơi. – HS bị thua sẽ bị phạt (hát, múa cho bạn xem) 4. Củng cố - dặn dò: - Phản xạ là gì? - Nêu ví dụ một số phản xạ thường gặp trong đời sống hằng ngày? - Giáo viên khen những bạn có phản xạ nhanh - Về nhà xem lại bài - Chuẩn bị :Họat động thần kinh (tt) -------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGIAO AN 3 TUAN 7 20133014 MOT COT.doc
Giáo án liên quan