Giáo án lớp 3A Tuần 24

+ Tập đọc:

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Cao Bá Quát thông minh, đối đáp giỏi, có bản lĩnh từ

 nhỏ( trả lời được các câu hỏi SGK)

+ Kể chuyện:

 - Biết sắp xếp các tranh cho đúng thứ tự và kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo

 tranh minh họa (HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện

* GDKNS:

 - Tự nhận thức.

 - Thể hiện sự tự tin.

 - Tư duy sáng tạo.

 - Ra quyết định.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3A Tuần 24, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i“ Tiếng đàn “trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . - Làm đúng bài tập2 b. - Giáo dục HS ý thức rèn chữ giữ vở. II.Chuẩn bị : 3 tờ phiếu viết nội dung bài tập 2. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu 2HS viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con các từ : san sẻ, soi đuốc, xới dất, xông lên. - Nhận xét đánh giá chung. 2. Bài mới: Giới thiệu bài a) Hướng dẫn nghe viết : * Hướng dẫn chuẩn bị: - Đọc đoạn chính tả 1 lần. - Yêu cầu hai em đọc lại bài cả lớp đọc thầm. + Nội dung đoạn này nói lên điều gì ? + Những chữ nào trong đoạn văn cần viết hoa? * Viết bảng con: - Yêu cầu HS luyện viết từ khó vào bảng con. * Viết vào vở: - Đọc cho học sinh viết bài vào vở. - Đọc HS soát lại bài * Chấm, chữa bài. b) Hướng dẫn làm bài tập Bài 2 : - Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2b. - Yêu cầu cả lớp dựa theo mẫu và làm bài cá nhân. - Giáo viên dán 3 tờ giấy lớn lên bảng. - Mời 3 nhóm lên thi tiếp sức. - Giáo viên nhận xét chốt ý chính. - Mời một số em đọc kết quả đúng. 3) Củng cố - dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Về nhà viết lại cho đúng những từ đã viết sai. - 2 em lên bảng viết. Cả lớp viết vào bảng con. - Lớp lắng nghe giới thiệu bài. - Lớp lắng nghe giáo viên đọc. - 2 học sinh đọc lại bài. - Cả lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. + Tả khung cảnh thanh bình ngoài gian phòng như hòa với tiếng đàn. + Viết hoa các chữ đầu tên bài, đầu câu, tên riêng của người. - Cả lớp luyện viết từ khó vào bảng con: mát rượi, thuyền, vũng nước, tung lưới, lướt nhanh... - Cả lớp nghe và viết bài vào vở. - Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì. - Hai em đọc lại yêu cầu bài tập 2b - Cả lớp thực hiện vào vở. - 3 nhóm lên bảng thi làm bài đúng và nhanh. - Lớp nhận xét và bình chọn nhóm làm nhanh và làm đúng nhất. - 2 học sinh đọc lại kết quả: + Âm s: sung sướng, sục sạo, sạch sẽ, sẵn sàng sóng sánh, song song, sòng sọc … + Âm x : xanh xao, xinh xắn, xoàng xỉnh, xấp xỉ, xấu xa, xộc xệch, xúc xắc,… - Ba em nhắc lại các yêu cầu khi viết chính tả. Toán THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I. Mục tiêu: - Nhận biết được về thời gian (chủ yếu là về thời điểm). HS biết xem đồng hồ (chính xác đến từng phút). GDHS yêu thích học toán + Bài tập: 1 ; 2 ; 3 II. Đồ dùng dạy - học: Một đồng hồ thật và mô hình đồng hồ . III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : - Gọi 2HS lên bảng, yêu cầu viết các số: bốn, sáu, tám, mười chín, mười một, hai mươi mốt bằng chữ số La Mã. - Nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài: Dạy bài mới: * Hướng dẫ cách xem đồng hồ (chính xác đến từng phút): - Cho HS quan sát mặt đồng hồ và giới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ. - Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ nhất - SGK và hỏi: + Đồng hồ chỉ mấy giờ ? - Yêu cầu HS nhìn vào tranh vẽ đồng hồ thứ hai, xác định kim giờ, kim phút và TLCH: + Đồng hồ chỉ mấy giờ ? - Tương tự như vậy với tranh vẽ đồng hồ thứ 3. - GV quay trên mặt đồng hồ nhựa, cho HS đọc giờ theo 2 cách. * Luyện tập: Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1. - Mời một em làm mẫu câu A. - Yêu cầu cả lớp tự làm bài. - Gọi HS nêu kết quả. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 2: - Gọi học sinh nêu bài tập 2. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Mời ba học sinh lên bảng chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá. Bài 3: - Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài. - Yêu cầu cả lớp thực hiện vào VBT. - Chấm vở một số em, nhận xét chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá 3) Củng cố - dặn dò: - GV quay giờ trên mô hình đồng hồ và gọi HS đọc. - Về nhà tập xem đồng hồ. - Hai em lên bảng viết các số La Mã. - Lớp theo dõi nhận xét bài bạn. - Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu. - Cả lớp quan sát mặt đồng hồ và theo dõi GV giới thiệu. - Lần lượt nhìn vào từng tranh vè đồng hồ rồi trả lời: + Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. + 6 giờ 13 phút. + 6 giờ 56 phút hay 7 giờ kém 4 phút. - Cả lớp quan sát xác định vị trí của từng kim và trả lời về số giờ. - 1 em đọc yêu cầu bài tập. - 1HS làm mẫu câu A - đồng hồ chỉ 2 giờ 10 phút. - Cả lớp làm bài. - 5 em nêu kết quả, lớp nhận xét bổ sung: A. 2giờ 10 phút B. 5 giờ 16 phút C. 11giờ 21 phút D. 9 giờ 39 phút E. 10 giờ 39 phút G. 16 giờ kém 3 phút. - Một em đọc đề bài 2 (Đặt thêm kim phút để đồng hồ chỉ 9 giờ 7 phút ; 12 giờ 34 phút; 4 giờ kém 13 phút) - Cả lớp làm trên hình vẽ đồng hồ. - Ba em lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung. - Một em đọc yêu cầu bài tập ( Nối theo mẫu) - Cả lớp thực hiện vào vở. - 2 em đọc số giờ do GV quay. Tập làm văn NGHE - KỂ: NGƯỜI BÁN QUẠT MAY MẮN I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nói:Kể được câu chuyện Người bán quạt may mắn một cách trôi chảy và tự nhiên. - GDHS yêu thích học tiếng việt II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa trong SGK. - Bảng lớp viết 3 câu hỏi gợi ý câu chuyện. III.Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 3HS đọc bài làm tuần trước "Kể lại buổi biểu diễn nghệ thuật em đã được xem". - Nhận xét chấm điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài : Hướng dẫn nghe - kể chuyện : Bài tập 1 : - Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý. - Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và đọc các câu hỏi gợi ý đã viết sẵn trên bảng. - GV kể chuyện lần 1: + Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn điều gì? + Ông Vương Chi Hi viết chữ vào những chiếc quạt để làm gì ? + Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt ? - Giáo viên kể chuyện lần 2. - Yêu cầu HS tập kể. + HS tập kể theo nhóm 3. + Mời đại diện 2 nhóm thi kể lại câu chuyện trước lớp. + Mời đại diện các nhóm lên thi kể. - Nhận xét, tuyên dương . + Qua câu chuyện này em biết gì về Vương Hi Chi? + Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện trên? 3) Củng cố -dặn dò: - Về nhà luyện kể lại câu chuyện. - 3 em đọc bài làm của mình. - Lớp theo dõi. - 2 học sinh đọc yêu cầu bài tập và gợi ý. - Lớp quan sát tranh trao minh họa. - Lắng nghe giáo viên kể chuyện. + Bà gặp ông Vương Hi Chi và phàn nàn quạt bán ể ấm nên chiều hôm nay cả nhà không có cơm ăn. + Ông đề thơ vào các chiếc quạt vì ông tin rằng bằng cách ấy sẽ giúp bà lão bán hết quạt. + Vì chữ ông đẹp nổi tiếng nên mọi người đua nhau mua quạt. - Lắng nghe nhớ nội dung câu chuyện để kể lại. - HS tập kể chuyện theo nhóm. - Các nhóm cử đại diện lên bảng thi kể. - Cả lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn nói hay nhất. + Là người có tài và nhân hậu, biết cách giúp đỡ những người nghèo khổ. + Người viết chữ đẹp cũng là nghệ sĩ - có tên gọi là nhà thư pháp. Tự nhiên xã hội QUẢ I.Mục tiêu: -Nêu được chức năng của quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của quả đối với đời sống con người - Kể tên các bộ phận thường có cuả một quả - Học sinh biết: Sự khác nhau về màu sắc, hình dạng, độ lớn , mùi vị của một số quả - Nêu được chức năng của hạt và ích lợi của quả. Biết được có loại quả ăn được và loại quả không ăn được * GDKNS: - Kĩ năng quan sát, so sánh để tìm ra sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài của một số loài quả. - Tổng hợp, phân tích thông tin để biết chức năng và ích lợi của quả đối với đời sống của thực vật và đời sống của con người. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình trong SGK trang 92, 93. Sưu tầm một số quả thật. III.Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra bài “Hoa“ - Gọi 2 học sinh trả lời nội dung. - Nhận xét đánh giá. 2.Bài mới Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận. Bước 1 : Thảo luận theo nhóm - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát các hình trong SGK trang 91, 92 và các loại quả sưu tầm được và thảo luận các câu hỏi sau: + Chỉ, nói tên và mô tả màu sắc, hình dáng độ lớn của từng loại quả ? + Trong số những loại quả đó em đã ăn những loại quả nào ? Hãy nói về mùi vị của quả đó ? + Hãy chỉ vào hình vẽ và nói tên từng bộ phận của 1 quả. Ta thường ăn bộ phận nào của quả? Bước 2: - Yêu cầu nhóm trưởng điều khiển mỗi bạn lần lượt quan sát và giới thiệu quả của mình sưu tầm được theo gợi ý: + Nêu màu sắc, hình dạng, độ lớn của quả. + Bóc vỏ, quan sát bên trong có những bộ phận nào ? Chỉ phần ăn được của quả. Nếm thử và cho biết mùi vị của quả đó ? Bước 2: - Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Giáo viên kết luận: sách giáo khoa. * Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm Bước 1: - Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi các câu hỏi sau: + Quả thường được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ? + Quan sát hình 92 – 93 cho biết loại quả nào dùng để ăn tươi còn loại quả nào dùng để chế biến làm thức ăn ? + Hạt có chức năng gì? Bước 2: - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV kết luận, ghi bảng. - Gọi HS đọc lại KL và ghi nhớ. 3) Củng cố - dặn dò: - Kể tên những loại quả được dùng để ăn tươi, những loại quả được dùng để chế biến làm thức ăn. - Về nhà học bài và xem trước bài mới. - 2HS trả lời câu hỏi: + Nêu đặc điểm và chức năng của hoa. + Hoa được dùng để làm gì ? cho ví dụ. - Lớp theo dõi. - Các nhóm thảo luận. + Chỉ vào hình để nêu tên và đặc điểm từng loại quả : cam hình trứng kích thước nhỏ có màu xanh khi chín có màu vàng. Chuối hình thuôn dài nhỏ màu xanh khi chín màu vàng. Dưa hấu tròn to màu xanh khi chín màu xanh sẫm, cam có vị chua ngọt mùi thơm, chuối vị ngọt có mùi thơm, dưa hấu ngọt mát, ít có mùi … - Chỉ vào hình để nêu tên từng bộ phận của quả. - Bóc vỏ quả ra quan sát bên trong để nêu đặc điểm bên trong của quả. - Học sinh nếm và trả lời về vị của từng loại quả. - Đại diện các nhóm lên báo cáo về đặc điểm của loại quả mà nhóm mình quan sát kĩ. - Từng cặp quan sát các hình 92 và 93 sách giáo khoa và dựa vào thực tế cuộc sống để nêu ích lợi của quả. - Đại diện một số cặp trình bày kết quả thảo luận. - Các nhóm khác nhận xét bổ sung: + Quả dùng để ăn, làm thuốc, làm thức ăn, làm si rô, làm mứt, kẹo bánh, phân bón … + Hạt có chức năng duy trì nòi giống cho cây. - Cả lớp theo dõi bình chọn nhóm thắng cuộc. - Để ăn tươi như : cam, dưa hấu, xoài, đu đủ, mít ... Chế biến thức ăn như : Thơm, mít, bí,… =========T]T========

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 3TUAN 24 CKTKNTH.doc
Giáo án liên quan