I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết làm tính cộng , trừ các số có ba chữ số , tính nhân , tính chia trong bảng đã học .
- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn ,kém nhau một số đơn vị ).
II/ Hoạt động dạy và học.
A/ Bài cũ: 5.
- GV cho HS cầm mô hình đồng hồ lên bảng kiểm tra.
- GV đọc HS thực hành quay kim đồng hồ: 6 giờ 15 phút, 9 giờ kếm 5 phút .
- GV nhận xét cho điểm.
10 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1329 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3A Buổi chiều Tuần 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tra.
I/ Mục tiêu:
- Cho HS tự kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm của HS về:
- Kỷ năng thực hiện phép cộng, phép trừ các số có 3 chữ số ( có nhớ 1lần).
- Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị (dạng 1/2 : 1/3 : 1/4 : 1/5 ).
- Giải bài toán có một phép tính .
- Biết tính độ dài đường gấp khúc( trong phạm vi các số đã học).
II/ Hoật động dạy học:
- Cho HS tự kiểm tra.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
4167 + 208 692 - 235 271 + 444 627 – 363
Bài 2:
- Khoanh vào 1/4 số bông hoa có trong mỗi hình.
- Cho HS quan sát và đếm số bông hoa có trong hình A và số bông hoa có trong hình B.
- Đã khoanh 1/4 số bông hoa có trong hình nào?
Bài 3:
- Cho HS đọc đề toán .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS giải vào vở.
Giải.
Đội thể dục đó xếp được số hàng là:
45 : 5 = 9 (hàng).
Đáp số: 9 hàng.
Bài 4 :
- Tính độ dài đường gấp khúc ABCDEG:
a ) AB dài 20 cm . BC dài 20 cm. CD dài 20 cm.DE dài 20 cm. EG dài 20 cm.
b ) Đường gấp khúc trên có độ dài là mấy mét ?
- Cho HS làm bài vào vở.
III/ Đánh giá:
- Bài 1: (4 điểm) Mỗi phép tính đúng được 1 điểm.
- Bài 2: (1 điểm) khoanh đúng vào mỗi câu được 1/2 điểm.
- Bài 3: ( 2,5 điểm) + Viết câu lời giải đúng được 1 điểm.
+ Viết phép tính đúng được 1 điểm.
+ Viết đáp số đúng được 1/2 điểm.
- Bài 4: ( 2,5 điểm) + Câu lời giải đúng 1 điểm.
+ Viết phép tính đúng 1 điểm.
+ Đổi độ dài ra mét được 1/2 điểm.
-----------------------------------------------------
Chính tả :(Nghe viết)
Người mẹ.
I/ Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập (2) a/b, hoặc BT (3) a/b .
II/ Đồ dùng dạy học:
- 4 băng giấy viết nội dung bài tập 2a.
III/ Hoạt động dạy và học:
A/ Bài củ: 5’ .
- 3 HS lên bảng viết: Ngắc ngư, ngoặc kép, đỏ vỡ.
- GV nhận xét cho điểm.
B/ Bài mới: 28’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn nghe viết.
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị: 2 HS đọc đoạn văn cần thiết.
- Đoạn văn có mấy câu?
- Tìm các tên riêng có trong bài chính tả.
- Các tên riêng đó viết như thế nào?
- Những dấu câu nào được dùng trong đoạn văn?
- HS đọc thầm đoạn văn, viết những chữ khó vào nháp.
b- GV đọc cho HS viết bài.
c- Chấm , chữa bài.
3/ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- Bài 2( a/b): Cho HS đọc yêu cầu bài.
a) Điền d hoặc r vào chỗ trống và giải lời giải câu đố.
- 3 HS (3 nhóm) làm bài tập trên băng giấy,dán bài lên bảng lớp, sau đó cả lớp và GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a) các tiếng cần điền: ra, da,
b) Là viên gạch.
- Bài 3: a/ b . Cho HS đọc yêu cầu bài . Tìm và viết vào chỗ trống các từ.
- HS làm vào vở.
- Cho 3 - 4 HS thi viết nhanh từ tìm được lên bảng. GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a) ru, dịu dàng, giải thưởng.
b) thân, vâng, cân.
4/ Củng cố, dặn dò: 2’ .
- GV nhận xét giờ học.
--------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
Bài 1: An toàn giao thông
I/ Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết hệ thống giao thông đường bộ, tên gọi các đường bộ.
- Nhận biết điều kiện, đặc điểm của các loại đường bộ về mặt an toàn và cha an toàn.
II/ Các hoạt động dạy học:
- Hoạt động 1: 10’. Giới thiệu các loại đường bộ.
- Cho HS quan sát bốn bức tranh ở SGK.
+ Tranh 1: Giao thông trên đường quốc lộ.
+ Tranh 2: Giao thông trên đường phố.
+ Tranh 3: Giao thông trên đường tỉnh ( huyện)
+ Tranh 4: Giao thông trên đường xã ( đường làng)
Giáo viên cho HS nhận xét các con đường trên.
- Kết luận:
- Hoạt động 2: 10’. Điều kiện an toàn và chưa an toàn của đường bộ.
- HS thảo luận và trả lời.
- Tại sao đường quốc lộ, có đủ các điều nói trên lại hay xảy ra tai nạn giao thông?
- HS trả lời, GV kết luận.
- Hoạt động 3: 10’. Quy định đi trên đường quốc lộ, tỉnh lộ.
- GV đưa ra các tình huống.
- Người đi trên đường nhỏ ( đường huyện) ra đường quốc lộ phải đi như thế nào?
- Đi bộ trên đường quốc lộ, đường tỉnh phải đi như thế nào?
- HS trả lời, GV kết luận.
III/ Củng cố dặn dò: 5’
- GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------
Thứ 4 ngày 15 tháng 9 năm 2010.
Luyện tiếng việt:
Luyện từ và câu:Ôn:từ ngữ về gia đình - Ôn kiểucâu:
Ai là gì?
I/ Mục tiêu:
-Tìm được một số từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình .
-Xếp được các thành ngữ, tục ngữ vào nhóm thích hợp .
-Đặt được câu theo mẫu Ai là gì ? .
III/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập:
a- Bài tập 1: Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình.
- Mời 1- 2 HS tìm các từ chỉ gộp những người trong gia đình.
- HS trao đổi theo cặp , viết nhanh ra nháp các từ ngữ tìm được.
- HS phát biểu ý kiến , GV viết nhanh lên bảng , cả lớp nhận xét.
- HS đọc lại kết quả đúng.
- Cả lớp làm bài vào vở.
b- Bài tập 2:
1- 2 HS đọc yêu cầu bài .điền vào chỗ trống mỗi thành ngữ hoặc tục ngữ cho phù hợp:
a )Thành ngữ ,tục ngữ chỉ tình cảm hoặc công lao của cha mẹ đối với con cái.
- Dạy con , dạy thuở còn thơ.
- .....................................................
b )Thành ngữ , tục ngữ chỉ tình cảm trách nhiệm của con đối với cha mẹ.
- Bên cha cũng kính , bên mẹ cũng vái.
- .....................................................
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
a )Cha sinh , mẹ dưỡng, Công cha như núi Thái Sơn...
b ) có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Con chẳng chê mẹ khó ,chó chẳng chê chủ nghèo...
c- Bài tập 3: Cả lớp đọc thầm nội dung bài tập.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Đặt 3 câu theo mẫu Ai là gì? để nói về những người trong gia đình em.:
- Mẫu: Mẹ tôi là giáo viên tiểu học.
- GV theo dõi hướng dẫn thêm. Chấm 1 số bài.
IV/ Củng cố dặn dò: 2’.
- GV nhận xét giờ học.
----------------------------------------------------------
Luyện toán:
Ôn:Bảng nhân 6.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Cho HS ôn và học thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng trong giải bài toán bằng phép nhân.
- Các bài tập cần làm1,2,3,4
II/ Hoạt động dạy học: 33’
1/ Thực hành: HS làm BT 1, 2, 3, 4 .
- Giáo viên theo dõi, hướng dẫn HS làm bài. Chấm 1 số bài.
* Chữa bài:
a- bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài. Tính nhẩm.
- GV ghi bảng rồi cho HS đọc các phép tính rồi nêu ngay kết quả( bảng nhân 6).
6 x 1 = 6 6 x 9 = 54 6 x 4 = 24 0 x 6 = 0
6 x 2 = 12 6 x 8 = 48 6 x 5 = 30 6 x 0 = 0
6 x 3 = 18 6 x 7 = 42 6 x 6 = 36 6 x 10 = 60
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Gọi một HS lên bảng giải , cả lớp làm vào vở bài tập.
- Củng cố về giải toán ( có phép nhân 6).
Bài giải :
Số ki-lô-gam táo có trong 3 túi là:
6 x 3 = 18 ( kg)
Đáp số: 18 kg
c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài. Đếm thêm 6 rồi viết số thích hợp vào dưới mỗi vạch.
- HS điền số cần thiếủ trên tia số ( đến thêm 6).
d- Bài 4: : Cho HS đọc yêu cầu bài. Viết số thích hợp vào ô trống .
- HS lên bảng thi điền nhanh kết quả.
III/ Củng cố dặn dò:2’
- HS đọc thuộc bảng nhân 6.
------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 16 tháng 9 năm 2010.
Thể dục.
Đi vượt chướng ngại vật thấp – trò chơi “thi xếp hàng”.
----------------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 17 tháng 9 năm 2010.
Luyện tiếng việt:
Luyện viết bài :Mẹ vắng nhà ngày bão.
I/ mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cho HS viết bài .Mẹ vắng nhà ngày bão.
- Trình bày đúng bài thơ.
- Rèn kĩ năng chữ viết .
II/ Các hoạt động dạy học: 33’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện viết:
- GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Cho HS tìm các chữ khó có trong bài .
- Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp )
- Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
- HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét.
- GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn
- Cho HS đổi chéo vở để khảo bài.
- HS nhận xét bài viết của bạn..
- GV chấm bài cho HS - nhận xét .
3/ Cũng cố - dặn dò:2’
-GV nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------
Luyện toán :
ÔN :Nhân số có 2 chữ số với số có một chữ số.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Cho HS ôn lại Nhân số có 2 chữ số với số có 1 chữ số.
- Củng cố về giải bài toán tìm số bị chia chưa biết.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4,5.
- Dành cho HS khá, giỏi : Bài 5.
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Thực hành: HS làm bài tập 1, 2, 3, 4,5 .
- GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính.
- HS nêu miệng kết quả tính, GV ghi bảng, nhận xét.
Ví dụ: 14 2 x 4 = 8, viết 8.
x 2 2 x 1 = 2, viết 2.
b- Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài .Đặt tính rồi tính.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi HS lên bảng chữa bài.
32 x 2 22 x 4 33 x 3 10 x 6
( Lưu ý HS đặt tính rồi tính).
32
x2
c- Bài 3:- Cho HS đọc yêu cầu .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Một HS lên bảng giải bài toán.
- Cả lớp cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Giải:
4 tá khăn có số chiếc khăn mặt là:
12 x 4 = 48 (chiếc)
Đáp số: 48 chiếc.
d- Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu . Số?
- Củng cố về phép nhân ( điền số vào ô trống)
- Cho HS lên bảng thi điền nhanh.
đ- Bài 5 : Dành cho HS khá ,giỏi .Cho HS quan sát hình ở VBT trang 26 và tự xếp hình.
3/ Củng cố, dặn dò. 2’
- GV nhận xét tiết học
-----------------------------------------
Hoạt động tập thể.
Vệ sinh trường lớp.
I/ mục tiêu:
- HS biết làm vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Có ý thức giữ vệ sinh lớp học.
- Giáo dục học sinh biết bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.
II/ Đồ dùng.
- Chổi, dẻ lau, sọt rác, xúc rác.
III/Các hoạt động dạy học.
A/ Bài cũ:5’:Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B/ Bài mới: 28’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh làm vệ sinh.
- Quét nhà dùng đến dụng cụ gì?
- Lau cửa, tủ. Cần đến dụng cụ gì?
- Nhặt rác cần đến dụng cụ gì?
+)Giáo viên chia nhóm theo dụng cụ:
- Nhóm 1: Quét nhà.
- Nhóm 2:Lau cửa, tủ, bảng.
- Nhóm 3: Nhặt rác xung quanh trường lớp.
- Các nhóm đánh giá lẫn nhau. GV tuyên dương các nhóm.
IV/ Cũng cố - dặn dò:2’.
-Vì sao cần phải vệ sinh trường , lớp?
- Muốn trường lớp sạch đẹp ta phải làm gì?
File đính kèm:
- Tuan 4 buoi chieu.doc