I/ Mục tiêu:
- Cho HS ôn lại tìm các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật .
- Biết đặt câu theo mẫu: Ai thế nào?để miêu tả một đối tượng.
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu .
II/ Hoạt động dạy và học: 33
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
a- Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu bài .Hãy tìm và xếp từ chỉ đặc điểm tính nết chỉ người vào 2 cột trong bảng, làm bài cá nhân.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3A Buổi chiều Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi chiều: Tuần 17
Thứ 4 ngày 22 tháng 12 năm 2010.
Thể dục:
Ôn: Đội hình đội ngũ- Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản.
---------------------------------------------------------
Thứ 5 ngày 23 tháng 12 năm 2010.
Luyện tiếng việt:
Luyện từ và câu.Ôn về từ chỉ đặc điểm
Ôn tập câu: Ai thế nào? Dấu phẩy.
I/ Mục tiêu:
- Cho HS ôn lại tìm các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật .
- Biết đặt câu theo mẫu: Ai thế nào?để miêu tả một đối tượng.
- Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu .
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS làm bài tập :
a- Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu bài .Hãy tìm và xếp từ chỉ đặc điểm tính nết chỉ người vào 2 cột trong bảng, làm bài cá nhân.
Tính nết tốt
Tính nết xấu
Mẫu: chăm chỉ
Mẫu: lười biếng
- GV giải thích mẫu.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, GV nhận xét nhanh. Cuối cùng mời 3 em lên bảng, mỗi em viết 1 từ nói về đặc điểm tính nết chỉ người.
b- Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu bài.
- HS đọc lại câu M, GV mời 1 em đặt câu.
Ví dụ: Bác nông dân rất chăm chỉ.
- HS làm bài cá nhân. Mời 4 em làm bài trên giấy và dán lên bảng lớp.
c- Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu bài, học sinh làm bài vào vở.
- Sau khi HS làm bài cá nhân, mời 3 em lên bảng thi điền dấu phẩy đúng, nhanh. Cả lớp chốt lại lời giải đúng.
Ví dụ : Câu a: ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.
III/Củng cố, dặn dò: 2’
- Củng cố lại nội dung chính của bài.
- Nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------
Luyện toán :
Ôn:Luyện tập chung
I/ Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về :
- Cũng cố cho HS tính giá trị của biểu thức ở cả 3 dạng.
II/ Hoạt động dạy và học: 33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS luyện tập :
- HS lần lượt đọc yêu cầu từng bài tập, GV hướng dẫn thêm.
- HS làm bài tập vào vở . Bài 1, 2, 3 ,4 .
- GV theo dõi và chấm một số bài.
* Chữa bài :
a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu .Tính giá trị của biểu thức.
- GV nghi bảng gọi 4 HS lên bảng làm.
- Kết hợp cho HS nêu lại qui tắc.
a) 655 – 30 + 25 = b) 876 + 23 – 300 =
c) 112 x 4 : 2 = d) 884 : 2 : 2 =
b-Bài 2 : Cho HS đọc yêu cầu .Tính giá trị của biểu thức.
- Cho HS làm vào vở.
- Gọi HS đứng dậy đọc kết quả, cho HS nhắc lại quy tắc.Gv nhận xét sửa sai (nếu có).
c- Bài 3 : Cho HS đọc yêu cầu bài .Nối theo mẫu.
- Cho HS đọc yêu cầu bài .Mỗi số trong ô vuông là giá trị của thức nào?
- Hướng dẫn HS thực hiện tính rồi nối giá trị từng biểu thức.
d- Bài 4: Cho HS đọc đề toán .
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS giải theo 2 cách.
* Cách 1 : 48 : 4 = 12 ( hộp )
12 : 2 = 6(thùng )
* Cách 2 : 4 x 2 = 8 ( hộp )
48 : 8 = 6 ( thùng )
C/Củng cố, dặn dò:2’.
- GV nhận xét giờ học.
----------------------------------------------
Tự học:
Luyện viết bài : Vàm cỏ Đông.
I/ I/ mục tiêu:
- Rèn kĩ năng cho HS viết bài Vàm Cỏ Đông.
- Trình bày đúng bài thơ.
- Rèn kĩ năng chữ viết .
II/ Các hoạt động dạy học: 33’
1/ Giới thiệu bài.
2/ Luyện viết:
- GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết.
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Cho HS tìm các chữ khó có trong bài .
- Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp )
- Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- Trong bài có những chữ nào phải viết hoa?
- HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét.
- GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn
- Cho HS đổi chéo vở để khảo bài.
- HS nhận xét bài viết của bạn..
- GV chấm bài cho HS - nhận xét .
3/ Cũng cố - dặn dò:2’
- GV nhận xét tiết học.
--------------------------------------------------
Thứ 6 ngày 24 tháng 12 năm 2010.
Luyện tếng việt:
Tập viết.Ôn chữ hoa N.
I/ Mục tiêu:
- Cho HS ôn lại cách viết chữ hoa N (1 dòng) ,Q ,Đ ( 1 dòng) ; viết đúng tên riêng Ngô Quyền( 1 dòng) và câu ứng dụng : Đường vô .......như tranh hoạ đồ. (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ.
II/ Hoạt động dạy và học:33’
1/ Giới thiệu bài:
2/ Hướng dẫn HS viết bảng con:
a- Luyện viết chữ hoa: HS tìm các chữ hoa có trong bài: N, Q, Đ.
- GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết.
- HS tập viết chữ N và các chữ Q, Đ trên bảng con.
b- Luyện viết từ ứng dụng:
- HS đọc từ ứng dụng: Ngô Quyền.
- Cho HS viết trên bảng con.
c- HS viết câu ứng dụng:
- 1 HS đọc câu ứng dụng.
- HS tập viết trên bảng con: Nghệ, non
3/ Hướng dẫn HS viết vở bài tập :
- GV nêu yêu cầu : Viết chữ N : 1 dòng : Q, Đ : 1 dòng
- Viết tên riêng: Ngô Quyền : 1 dòng
- Viết câu ca dao : 1 lần
- HS viết bài vào vở - Chấm , chữa bài.
4/Củng cố, dặn dò: 2’.
- Nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------
Luyện toán.
Ôn: Hình vuông.
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Cho HS ôn lại về cách nhận biết một số yếu tố(đỉnh, cạnh, góc) của hình vuông.
- Vẽ hình vuông đơn giản (trên giấy kẻ ô vuông).
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số mô hình hình vuông, ê ke, thước kẻ.
III/ Hoạt động dạy và học:33’
3/ Thực hành: Bài tập 1,2,3,4 .
- HS đọc yêu cầu từng bài tập, giáo viên theo dõi,hướng dẫn thêm.
- HS làm bài tập vào vở, giáo viên chấm bài.
a- Bài 1: HS dùng bút, thước, ê ke để kiểm tra, nhận biết hình vuông và tô màu hình vuông . HS đọc tên hình vuông đó.
b- Bài 2: Củng cố cho HS cách đo độ dài các cạnh hình vuông. HS đọc số đo độ dài từng hình.
c- Bài 3: GV vẽ hình lên bảng, HS lên kẻ 1 đoạn thẳng vào mỗi hình để được hình vuông.
d- Bài 4:Cho HS đọc yêu cầu bài. Vẽ theo mẫu.
- Cho HS quan sát hình ở SGK trang 96.
- GV giải thích mẫu.dùng e ke kiểm tra góc vuông trong hình mẫu rồi ghi tên các góc vuông đó vào chỗ chấm.
- GV hướng dẫn HS vẽ hình trên giấy kẻ ô vuông.
- GV theo dõi nhận xét.
VI/ Củng cố, dặn dò: 2’
- Nhận xét giờ học.
---------------------------------------
Hoạt động tập thể :
Ôn trò chơi :Trồng nụ trồng hoa.
I/ Mục tiêu:
- Cho HS ôn lại trò chơi “ Trồng nụ trồng hoa” .Rèn luyện cho HS sức bật của cổ chân, bàn chân và sự phối hợp khéo léo, nhanh nhẹn ,chính xác.
II/ Địa điểm:
- Trên sân trường.
III/ Các hoạt động dạy học: 33’
1/ Giới thiệu bài : Nêu lại tên trò chơi.
2/ Hướng dẫn lại cách chơi.
- Gọi 2 HS lên làm mẫu lại ,đồng thời GV giải thích lại cho lớp biết cách làm cây nụ và hoa.
- Cho HS tự chọn nhóm và chọn cặp làm nụ và hoa.
- HS chơi GV theo giỏi giúp đỡ những nhóm còn lúng túng.
- GV nhận xét các nhóm chơi.
- Tuyên dương các nhóm chơi tốt.
3/ Cũng cố – dặn dò: 2’
- Gọi 1 số HS nhắc lại cách chơi.
- Về nhà luyện chơi cho tốt.
File đính kèm:
- Tuan 17 Buoi chieu.doc