Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 34 Năm 2008

I)Mục tiêu : - Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia. trong đó có trường hợp cộng nhiều số - Rèn kỹ năng giải toán bằng 2 phép tính .

- Có ý thức tự giác học bài.

II) Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết bài 4, phấn màu.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 34 Năm 2008, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on. - 1 HS đọc, HS khác theo dõi. - 1 số HS trả lời. - HS lắng nghe. - 1 số HS nêu, HS khác nhận xét. - HS viết bài vào bảng con, 1 HS viết bảng lớp. - 1 HS đọc, HS khác theo dõi. - 1 số HS nêu. - 2 HS nêu, HS khác nhận xét. - HS viết bảng con, 2 HS viết bảng lớp. - HS lắng nghe. - HS viết bài. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học; nhắc HS chú ý viết chữ đẹp, đúng. ----------------------------------- Luyện từ và câu Tiết 34: Từ ngữ về thiên nhiên-dấu chấm, dấu phẩy I- Mục đích, yêu cầu: + KT: Mở rộng cho HS về vốn từ thiên nhiên, luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy. + KN: Hiểu và biết sử dụng những từ ngữ về thiên nhiên.Dùng dấu chấm, dấu phẩy đúng trong khi nói và viết. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập. Yêu quý thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép nội dung bài tập 3. III- Hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: - 2 HS đọc lại bài tập 2 tuần trước. - GV cùng HS nhận xét cách đọc bài của bạn khi gặp dấu chấm, dấu hai chấm. 2- Bài mới: a- Giới thiệu bài. b- Hướng dẫn làm bài tập. * Bài tập 1: Gọi HS đọc đầu bài. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi. - Gọi các nhóm lên trình bày trên bảng. - Gọi HS nhận xét bài của bạn. - GV kết luận đúng sai. - Gọi HS đọc lại các từ đúng. - Em hãy kể những nơi nào có nhiều mỏ than, mỏ dầu ? * Bài tập 2: Gọi HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS đọc mẫu. - Cho HS làm việc theo nhóm đôi. - Gọi HS đọc bài của nhóm mình trước lớp. - Yêu cầu các nhóm nhận xét bài. - GV nhận xét kết luận đúng sai. - Em làm gì để cho thiên nhiên của chúng ta luôn sạch, đẹp ? * Bài tập 3: GV treo bảng phụ có nội dung bài 3. - Gọi HS đọc đầu bài. - Bài yêu cầu làm gì ? - Gọi HS đọc đoạn văn. - GV cho HS làm bài vào vở bài tập. - GV thu chấm, nhận xét. - GV gọi HS nhận xét bài của bạn. - GV kết luận đúng sai. - Gọi HS đọc lại đoạn văn. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - HS làm vở nháp. - Đại diện các nhóm lên trình bày (2 nhóm xong trước). - HS nhận xét bài. - 2 HS đọc lại, HS khác theo dõi. - 1 số HS kể, HS khác bổ sung. - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - 1 HS đọc, HS khác theo dõi. - HS làm việc ra giấy nháp. - 3 HS đại diện các nhóm đọc bài. - HS nhận xét bài của bạn. - 1 số HS nêu ý kiến, HS khác nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - 1 HS trả lời. - 1 HS đọc, HS khác theo dõi. - HS làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng làm. - 2 HS nhận xét. - 2 HS đọc lại đoạn văn. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học; nhắc HS chú ý khi dùng dấu chấm câu và dấu phẩy. ------------------------------------------ Tự nhiên xã hội Tiết 68: Bề mặt lục địa (tiếp) I- Mục đích – yêu cầu. + KT: Giúp HS hiểu được những đặc điểm của núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng. + KN: Giúp HS phân biệt được sự khác nhau giữa đồi và núi, cao nguyên và đồng bằng. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập và bảo vệ trái đất của chúng ta. II- Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ trong SGK. - Bảng so sánh: Đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng. III- Hoạt động dạy học: 1- Hoạt động khởi động: - Em có nhận xét gì về bề mặt của lục địa ? 2- Hoạt động 1: - Yêu cầu HS tìm hiểu về đồi hoặc núi. - GV cho HS thảo luận theo nhóm. - Quan sát hình 1,2 trong SGK. - Đồi, núi khác nhau như thế nào ? - Gọi đại diện các nhóm xong trước lên trình bày trước lớp. - GV cùng các nhóm khác nhận xét bổ sung thêm. - GV kết luận về đồi núi. - Hãy kể tên 1 số đồi núi mà em biết ? - ở Hải Dương có nơi nào có đồi núi không ? - Yêu cầu HS tìm hiểu về cao nguyên và đồng bằng: Yêu cầu quan sát hình 3,4. - Gọi HS làm việc theo nhóm, các nhóm viết vào phiếu so sánh cao nguyên và đồng bằng. - Đại diện các nhóm trình bày - GV cùng các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kể tên một số cao nguyên và đồng bằng mà em biết. 3- Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS vẽ hình mô tả đồi núi, đồng bằng và cao nguyên (HS vẽ đường nét mô tả) - Yêu cầu HS vẽ vào giấy nháp, đổi bài kiểm tra nhau. - Gọi HS mang bài trưng bày và giải thích trước lớp. - GV cùng HS nhận xét. - 1 số HS nêu, HS khác nhận xét. - HS làm việc theo nhóm. - Các nhóm viết vào bảng so sánh. - 2 nhóm trình bày trước lớp. - Các nhóm khác nhận xét. - HS nghe và ghi nhớ. - 1 số HS kể, HS khác bổ sung. - 1 số HS nêu, HS khác nhận xét. - HS quan sát hình 3,4 trong SGK. - HS làm việc theo yêu cầu của GV. - 2 nhóm trình bày trước lớp. - 1 số HS nêu, HS khác bổ sung. - HS làm việc theo yêu cầu của GV. - 3 HS mang bài trưng bày và giải thích. IV- Củng cố dặn dò. - GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------- Tập làm văn Tiết 34: Nghe - viết: Vươn tới các vì sao - ghi chép sổ tay I- Mục đích, yêu cầu: + KT: HS nghe đọc và nói lại được nội dung bài: Vươn tới các vì sao; Viết lại các ý chính của bài vào sổ tay. + KN: Rèn kỹ năng nghe kể lại nội dung bài; viết ý chính của bài. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập; yêu thích và khám phá thiên nhiên. II- Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ SGK. - Mỗi HS chuẩn bị sổ tay. III- Hoạt động dạy học: 1- Kiểm tra bài cũ: Đọc lại bài trước trong sổ tay của mình. 2- Giới thiệu bài. 3- Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài tập 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Gọi HS đọc mục a,b,c trong SGK. - Bài yêu cầu làm gì ? - Yêu cầu HS quan sát tranh SGK. - GV đọc bài: Vươn tới các vì sao. - Ngày tháng năm nào Liên Xô phóng thành công tầu Phương Đông 1? - Ai là người bay trên con tầu đó ? - Con tầu bay được mấy vòng quanh trái đất ?. - GV đọc ý b lần 2. - Ngày 01/7/1969 ai là người đầu tiên thám hiểm mặt trăng ?. - Con tầu có tên là gì đưa Am - xtơ - rông đi ? - GV đọc lại ý c lần 2. - Việt Nam ai là nggười đầu tiên được bay vào vũ trụ. - Em biết gì về chú Phạm Tuân ?. - Con tầu nào đưa chú Phạm Tuân đi. - Chú Phạm Tuân bay vào vũ trụ năm nào ? - GV đọc cả bài lần nữa. - GV yêu cầu HS thuhực hành nói lại các ý chính của từng phần (nói trong nhóm đôi và nói trước lớp). - GV nhận xét, cho điểm. * Bài tập 2: Gọi HS đọc đầu bài. - Yêu cầu HS viết vào sổ tay những ý chính của bài. - Gọi HS nêu bài của mình trước lớp. - GV cùng HS nhận xét, cho điểm. - GV chọn 1 số bài tốt nhất đọc trước lớp. - 2 HS đọc, HS khác nhận xét. - HS lắng nghe. - 1 HS đọc yêu cầu, HS khác theo dõi. - 3 HS đọc, mỗi HS đọc 1 phần. - 1 HS trả lời. - HS quan sát tranh SGK đọc thầm tên tầu và tên 2 nhà du hành vũ trụ. - HS nghe và ghi nhớ. - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét. - 2 HS nêu tên 2 nhà du hành vũ trụ đó. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét. - HS nghe. - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét. - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét. - 1 số HS nêu, HS khác bổ sung. - 2 HS trả lời, HS khác nhận xét. - 1 số HS nêu, HS khác bổ sung. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét. - 1 HS trả lời, HS khác nhận xét. - HS lắng nghe, dùng giấy nháp ghi tên các nhà du hành vũ trụ; tên các con tầu vũ trụ; ngày tháng năm bay vào vũ trụ. - HS nghe và nhận xét, bổ sung. - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - HS làm bài theo yêu cầu. - 3 HS nêu, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS nghe và học tập. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học; nhắc HS nhớ nội dung bài. ----------------------------------------- Toán (bd) Tiết 128: Ôn tập I- Mục tiêu: + KT: Củng cố cho HS cách làm bài toán có lời văn. + KN: Rèn kỹ năng giải toán, vận dụng kiến thức đã học để giải toán đúng và nhanh. + TĐ: Giáo dục HS có ý thức trong học tập, yêu thích môn toán. II- Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép bài tập 1,3. III- Hoạt động dạy học: - GV hướng dẫn làm bài tập. * Bài tập 1: GV treo bảng phụ có nội dung bài 1. Nửa chu vi hình chữ nhật là 120 cm; cạnh dài là 70 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó ? - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS tóm tắt bài vào vở nháp, đổi bài kiểm tra nhau. - 1 GV cho HS làm bài vào vở nháp, gọi HS lên chữa. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài, kết luận đúng sai. - GV nhấn mạnh để HS nhớ cách giải: Tính diện tích của hình chữ nhật, trước hết phải biết chiều dài, chiều rộng của hình; tìm chiều rộng dựa vào nửa chu vi của hình. * Bài tập 2: Đặt đề toán theo tóm tắt sau và giải: 48 cái cốc: 8 hộp 67140 cái cốc: ? hộp - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - GV cho HS tự đặt đề, nói cho bạn bên cạnh nghe, nhận xét cho nhau.. - Gọi 2 HS nêu trước lớp, HS khác nhận xét. - HS tự làm bài vào vở nháp đổi bài kiểm tra nhau. - 1 HS lên đặt đề, 1 HS lên giải. - GV cùng HS kết luận đúng sai. * Bài tập 3: GV treo bảng phụ có nội dung bài 3. Một kho gạo chứa 98 675 kg gạo. Người ta xuất đi 2 lần thì số gạo đó giảm đi 5 lần. Hỏi người ta đã xuất đi bao nhiêu kg gạo ? - Gọi 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài vào vở. - 1 HS lên bảng chữa bài. - GV giúp HS hiểu: Số gạo còn lại chính là 1/5 số gạo trong kho; sau đó tìm số gạo đã xuất. - GV thu chấm, nhận xét. * Bài tập 4: (dành cho HS giỏi) GV chép bảng lớp. Tìm 2 số biết hiệu của chúng là 4300, tổng 2 số đó gấp 7 lần số bé. - 1 HS đọc đầu bài, HS khác theo dõi. - GV giúp HS phân tích đề bài và tìm hướng giải. - Tổng 2 số đó gấp 7 lần số bé có nghĩa là số bé có mấy phần (1 phần).; còn số lớn là mấy phần như thế ? 7 - 1 = 6 (phần) như thế. - Hướng dẫn vẽ sơ đồ, dựa vào sơ đồ để tìm số bé rồi tìm số lớn. - Yêu cầu HS giải vở, 1 HS lên chữa. - GV cùng HS nhận xét và kết luận đúng sai. IV- Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------- Sinh hoạt lớp Kiểm điểm hoạt động tuần 34 - Phương hướng tuần 35 1- Các tổ tự đánh giá hoạt động của tổ mình trong tuần qua. 2-Lớp trưởng tổng hợp kết quả các mặt hoạt động của lớp trong tuần qua : 3-Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá: - Đã ôn tập và kt 1 số môn học - Phê bình những mặt lớp thực hiện chưa tốt :còn nói chuyện riêng trong lớp: Hà, Nguyệt, Thanh, Khoái, Dũng. + Chưa có ý thức tốt trong giờ truy bài: Thanh, Thu Hà. - Phương hướng tuần tới: +Duy trì sĩ số 100% + Thực hiện tốt các nề nếp. + Nâng cao chất lượngôn tập để kt chất lượng cuối kỳ II + Đảm bảo an toàn giao thông trên đường đến trường.

File đính kèm:

  • docThutuan 34.doc
Giáo án liên quan