1. Rèn luyện kỷ năng đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ ngữ bok pa, lũ làng, lòng suối, làm rẩy.
- Thể hiện được tình cảm, thái độ của nhân vật của lời đối thoại.
2. Rèn luyện kỷ năng đọc hiểu:
- Hiểu nghĩa các từ khó, từ địa phương được chú giải trong bài: bok, càn quét,
lũ làng, sao Rua, mạnh hung, ngưòi thượng.
- Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: ca ngợi anh Núp và người
làng Kông Hoa. Đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống pháp.
29 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 13 Trường Tiểu học thị trấn Gio Linh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
006
Toán: Luyện tập
I. Yêu cầu :
- Củng cố kỹ năng học thuộc bảng nhân 9.
- Biết vận dụng bảng nhân 9 vào giải toán.
- Giáo dục học sinh tính cẩm thận khi làm tính, giải toán.
II. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh đọc thuộc bảng nhân 9.
- 1 học sinh lên bảng giải bài tập 3 (tiết 63)
2. Dạy học bài mới:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập ở lớp.
* Bài tập 1:
a. Học sinh vận dụng bảng nhân 9 để tính nhẩm.
b. Giới thiệu không tường minh tính chất giao hoán của phép nhân.
* Bài tập 2: Nhằm củng cố 1 cách hình thành bảng nhân...
9 x 3 + 9 = 27 + 9 = 36
- Giáo viên nói thêm: 9 x 3 + 9 = 9 + 9 + 9 + 9.
- Nêu 9 x 3 + 9 = 9 x 4 = 36.
* Bài tập 3: Giải bài toán bằng 2 phép tính.
- Giáo viên gợi ý.
+ Muốn tìm số xe của 4 đội, đã biết số xe của 1 đội, phải tìm số xe của 3 đội
kia. Học sinh tìm số xe của 3 đội kia ( 9 x 3 = 27 ( xe) ).
+ Tìm số xe của 4 đội: ( 10 + 27 = 37 (xe) )
* Bài tập 4: Bài tập này vừa củng cố kỹ năng bảng nhân 9, vừa chuẩn bị cho
việc học các bảng nhân ở tiết 73.
Mẫu: Nhẩm 6 x1 = 6 ; viết 6 vào bên phải 6, dưới 1...
Nhẩm 7 x 2 = 14 , viết 14 cách 7 một ô, cách dưới 2 một ô.
3. Củng cố , dặn dò:
- Học thuộc lòng bảng nhân 9 ( 2 em)
- Cho học sinh tính và so sánh kết quả của 2 phép tính sau:
9 + 9 + 9 = ?
9 x 4 – 9 = ?
+ Giải thích ?
.................................................................
Chính tả: Vàm Cỏ Đông
I. Yêu cầu:
* Rèn luyên kỹ năng viết chính tả:
1. Nghe – viết chính xác, trình bày rõ ràng, đúng thể thơ 7 chữ 2 khổ thơ đầu
của bài Vàm Cỏ Đông.
2. Viết đúng 1 số tiếng có vần khó ( it/ uyt) làm đúng bài tập phân biệt tiếng
chứa thanh dễ lẫn: thanh hỏi, thanh ngã.
3. Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở tốt.
II. Chuẩn bị:
- Bảng lớp viết 2 lần các từ ngữ trong bài tập 2.
- Bảng lớp chia 3, viết 3 lần bài tập 3 B
III. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc cho 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào bảng con: khúc khuỷu,
khẳng khiu, khuỷu tay, tiu nghỉu.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn học sinh viết chính tả:
* Hướng dẫn học sinh chuẩn bị.
- Giáo viên đọc bài viết 1 lần.
- 1 học sinh xung phong đọc thuộc 2 khổ đầu của bài “ Vàm Cỏ Đông”
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung và cách trình bày bài.
? Những chữ nào được viết hoa ? Vì sao ?
? Nêu bắt đầu viết các dòng thơ bắt từ đâu ?
- Cả lớp đọc thầm 2 khổ thơ, quan sát cách trình bày, cách ghi các dấu câu,
và các chữ viết dễ sai.
* Giáo viên đọc bài cho học sinh viết.
* Chấm, chữa bài.
c. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 2:
- Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.
- Học sinh làm bài cá nhân (làm vào nháp)
- 2 học sinh chữa bài tập trên bảng lớp
( huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau)
* Bài tập 3b: Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài.
- 3 nhóm chơi trò chơi “ tiếp sức” mỗi học sinh trong nhóm lên viết tiếp nối
nhau những tiếng có thể ghép với tiếng đã cho. Sau thời gian quy định. Học
sinh cuối cùng thay mặt nhóm đọc các từ đã viết.
- Lớp nhận xét bổ sung, chốt lại lời giải đúng và phân thắng, thua giữa các
tổ.
- Vẽ: vẽ vời, vẽ chuyện, bày vẽ, vẽ voi, vẽ chuột.......
- Vẽ: vẽ vang, vẽ mặt, nhiều vẽ, vui vẽ....
- Nghĩ: Suy nghĩ, ngẩn nghĩ, nghĩ ngợi.....
- Nghĩ: Nghĩ học, nghĩ ngơi, nghĩ việc....
3. Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài tập 3, ghi nhớ chính tả.
- Đánh giá chung về bài viết của học sinh.
.....................................................................
Tự nhiên và xã hội: Không chơi các trò chơi nguy hiểm.
I. Yêu cầu:
* Sau bài học học sinh có khả năng:
- Sử dụng thời gian nghĩ ngơi giữa giờ và trong giờ ra chơi sao cho vui vẽ, khoẻ
mạnh và an toàn.
- Nhận biết những trò chơi dễ gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác
khi ở trường.
- Lựa chọn và chơi những trò chơi để phòng trách nguy hiểm khi ở trường.
II. Chuẩn bị:
- Các hình trang 50, 51 SGK.
III. Lên lớp:
1. Hoạt động 1: Quan sát theo cặp.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình trang 50, 51 SGK, hỏi và
trả lời câu hỏi với bạn.
Bước 2: Một số học sinh lên hỏi và trả lời trước lớp theo cặp.
- Học sinh và giáo viên bổ sung hoàn thành phần hỏi và trả lời của học sinh.
@ Kết luận: Sau những giờ học mệt mỏi, các em cần đi lại, vận động và giải
trí bằng cách chơi 1 số trò chơi song không nên chơi quá sức để
ảnh hưởng đến giờ học sau và cũng không nên chơi những trò
chơi dễ gây nguy hiểm như: bắn súng cao su, ném đá, đánh
quay....
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
Bước 1:
- Lần lượt từng học sinh trong nhóm kể từng trò chơi mình thường chơi trong
giờ ra chơi và trong thời gian nghĩ giữa giờ.
- Thư ký ghi lại các trò chơi đó.
- Cả nhóm nhận xét xem trong các trò chơi đó, những trò chơi nào có ích,
những trò chơi nào nguy hiểm.
- Cả nhóm cùng lựa chọn trò chơi sao cho an toàn, vui vẽ, khoẻ mạnh.
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
- Giáo viên phân tích 1 số trò chơi nguy hiểm.
3. Củng cố , dặn dò:
- Giáo viên nhận xét về việc sử dụng thời gian nghĩ ngơi ra chơi của học sinh
lớp mình, nhắc nhở những học sinh còn chơi những trò chơi nguy hiểm.
- Nhận xét giờ học.
Thứ 6 ngày 01 thỏng 12 năm 2006
Toán: Gam
I. Yêu cầu:
* Giúp học sinh :
- Nhận biết về gam ( 1 đơn vị đo khối lượng) và liên hệ giữa gam và kg.
- Biết cách đọc kết quả khi cân 1 vật bằng cân 2 đĩa và cân đồng hồ .
- Biết thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng và áp
dụng vào giải toán.
II. Chuẩn bị:
- Cân đĩa và cân đồng hồ cùng các quả cân và 1 gói hàng nhỏ để cân.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 học sinh đọc bảng nhân 9.
- 1 học sinh lên bảng giải bài 3 của tiết 64.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu cho học sinh về gam.
- Giáo viên cho học sinh nêu lại đơn vị đo khối lượng đã học là kg. Để đo
khối lượng các vật nhẹ hơn 1 kg ta còn có các đơn vị nhỏ hơn kg. Giáo
viên nêu:
+ Gam là 1 đơn vị đo khối lượng
+ Gam viết tắt là: g
1000 g = 1 kg.
- Cho học sinh nhắc lại 1 vài lần để ghi nhớ đơn vị này.
- Giáo viên giới thiệu các quả cân thường dùng cho học sinh nhìn thấy.
- Giáo viên giới thiệu cân đĩa, cân đồng hồ. Cân mẫu ( cho học sinh quan
sát) gói hàng nhỏ bằng hai loại cân đều ra cùng một kết quả.
b. Thực hành:
* Bài 1: Cho học sinh quan sát tranh vẽ cân hộp đường trong bài học để trả
lời “ Hộp đường cân nặng 200 g)
- Học sinh quan sát tranh vẽ về cân 3 quả táo để nêu khối lượng 3 quả táo.
Chẳng hạn: cân thăng bằng trên khối lượng 3 quả táo = khối lượng của cả 2
quả cân 500g và 200g. Tức là 3 quả táo cân nặng 700g.
- Cho học sinh tự làm bài với tranh vẽ tiếp theo rồi chữa bài: gói mì chính
cân nặng 210g; quả lê cân nặng 400g.
* Bài 2: Học sinh quan sát hình vẽ cân quả đu đủ = cân đồng hồ ( chiều
quay của kim chỉ khối lượng trùng với kim đồng hồ)
- Học sinh có thể đếm nhẩm: 200, 400, 600, 800 rồi nêu kết quả:
Quả đu đủ cân nặng 800g
* Bài 3: Học sinh tự làm bài sau đó chữa bài.
100 g + 45 g – 26 g = 119 g
96 g : 3 = 32 g
* Bài 4: Học sinh đọc bài toán rồi phân tích: Số gam của hộp sữa gồm số
gam của vỏ hộp và số gam sữa chứa trong hộp. Từ đó học sinh nêu
cách tính số gam sữa: 455 – 58 = 397 (g)
* Bài 5: Học sinh tự làm bài- chữa bài.
Cả 4 túi mì chính cân nặng là
210 x 4 = 840 (g)
Đáp số: 840 (g)
3. Củng cố , dặn dò:
- Học sinh nhắc lại đơn vị đo khối lượng: gam
1 kg = 1000 g
- Dặn học sinh về nhà xem lại các bài tập đã làm.
..................................................................
Tập làm văn: Viết thư
I. Yêu cầu:
* Rèn kỹ năng viết:
1. Biết viết 1 bức thư cho một bạn cùng lứa tuổi thuộc 1 tỉnh miền Nam ( hoặc
miền Trung, miền Bắc) theo gợi ý trong SGK. Trình bày đúng thể thức một
bức thư theo mẫu bài “ Thư gửi bà”.
2. Biết dùng từ, đặt câu đúng, viết đúng chính tả. Biết bộc lộ tình cảm thân ái
với người bạn mình viết thư.
3. Giáo dục học sinh tình yêu thương bạn bè.
II. Chuẩn bị:
- Bảng lớp viết đề bài và gợi ý như SGK.
III. Lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh đọc đoạn văn viết về cảnh đẹp đất nước
- Nhận xét , chấm điểm.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn học sinh tập viết thư cho bạn:
* Hướng dẫn học sinh phân tích đề bài để viết được bức thư đúng yêu cầu.
- 1 học sinh đọc yêu cầu và câu gợi ý.
- Giáo viên hỏi:
? Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ?
- Việc đầu tiên cần xác định rõ em viết thư cho bạn tên là gì ? ở tỉnh nào ?
miền nào ?
? Mục đích viết thư là gì ? ( làm quen và hẹn bạn cùng thi đua học tốt)
? Những nội dung cơ bản trong thư là gì ? ( nêu lý do viết thư tự giới
thiệu, hỏi thăm bạn, hẹn bạn cùng thi đua học tốt)
? Hình thức của lá thư như thế nào ?
- 3 học sinh nói tên, địa chỉ của bạn mình viết thư.
* Hướng dẫn học sinh làm mẫu: nói về nội dung thư theo gợi ý. Mời một
học sinh khá giỏi nói về phần lý do viết thư tự giới thiệu.
* Học sinh viết thư.
- Học sinh viết thư vào vở.
- Học sinh viết xong mời 5 – 7 em đọc thư. Lớp và giáo viên nhận xét chấm
điểm.
3. Củng cố , dặn dò:
- Giáo viên biểu dương những học sinh viết thư hay.
- Nhắc học sinh về nhà viết lại lá thư sạch, đẹp; gửi qua đường bưu điện nếu
người bạn em viết thư là có thật.
.......................................................................
Sinh hoạt Lớp
I.Yêu cầu:
- Đánh giá các hoạt động của lớp tuần qua.
- Giao nhiệm vụ tuần tới.
- Giáo dục và rèn luyện cho học sinh tinh thần đấu tranh phê và tự phê tốt.
II. Lên lớp:
1. Lớp sinh hoạt văn nghệ.
- Lớp phó văn nghệ điều khiển lớp sinh hoạt văn nghệ, cá nhân, tập thể.
2. Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng báo cáo hoạt động của tổ mình tuần qua.
- Lớp thảo luận góp ý.
- Bình bầu cá nhân, tổ xuất sắc trong tuần.
3. Giáo viên đánh giá chung và giao nhiệm vụ tuần tới.
- Giáo viên bổ sung một số ý kiến về hoạt động tuần qua.
- Phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày thành lập
QĐNDVN 22/12.
- Các tổ hứa quyết tâm thi đua.
* Ký duyệt tổ chuyên môn.
File đính kèm:
- GIAO AN 3 T 13.doc