A/ Yêu cầu: Biết : HS phải có bổn phận tham gia việc lớp việc trường.
-Tự giác tham gia việc lớp, việc trường phù hợp với khả năng và hoàn thành được những nhiệm vụ được phân công.
-GD HS có ý thức giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
B /Tài liệu và phương tiện : Các bài hát về chủ đề nhà trường; các tấm bìa xanh, đỏ, trắng.
26 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần thứ 13 chuẩn kiến thức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à mình sẽ viết thư.
- Một em giỏi tập nói phần lí do viết thư trước lớp.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Đọc lại lá thư của mình trước lớp từ ( 5 – 6 em )
- Lớp theo dõi nhận xét bình chọn bạn làm tốt nhất .
- 2 em nhắc lại nội dung bài học.
Tiết 3
Tự nhiên xã hội : KHÔNG CHƠI CÁC TRÒ CHƠI NGUY HIỂM
A/ Mục tiêu :
-Nhận biết các trò chơi nguy hiểm như đánh quay, ném nhau , chạy đuổi nhau…
- Biết sử dụng thời gian nghỉ giữa giờ giờ ra chơi vui vẻ, an toàn.
- GD HS biết lựa chọn và chơi những trò chơi tránh nguy hiểm khi ở trường.
B/ Chuẩn bị : Các hình trong SGK trang 50, 51.
C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra “Các hoạt động ở trường “
- Gọi 2 học sinh trả lời nội dung .
- Nhận xét đánh giá phần bài cũ .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Khai thác:
*Hoạt động 1 : Quan sát theo cặp
Bước 1 -Tổ chức cho quan sát hình trang 50 và 51 và thảo luận theo gợi ý .
+ Bạn cho biết tranh vẽ gì ?
+ Chỉ và nói tên những trò chơi nguy hiểm trong hình ? Điều gì sẽ xảy ra nếu chơi trò chơi đó ?
+ Bạn sẽ khuyên các bạn trong hình như thế nào
Bước 2 :
- Yêu cầu một số cặp lên hỏi và trả lời trước lớp
- Kết luận: Không nên chơi nhưng TC dễ gây nguy hiểm: bắn ná, ném nhau ....
*Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm
Bước 1 : Hướng dẫn .
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các câu hỏi gợi ý .
- Yêu cầu lần lượt trả lời các câu hỏi :- Kể tên những trò chơi mình thường chơi trong giờ ra chơi ?
Bước 2: - Mời đại diện các nhóm lên báo cáo. kết quả thảo luận trước lớp .
- Nhận xét và bổ sung .
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên cho liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Dặn dò về nhà học bài, xem trước bài mới .
- 2 em trả lời về nội dung bài học trong bài: “Các hoạt động ở trường “.
- Lớp theo dõi.
- HS thảo luận theo cặp: 1 em hỏi - 1 em trả lời.
- Lần lượt từng cặp lên hỏi và trả lời trước lớp .
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- Các nhóm trao đổi thảo luận để trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Các nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp.
- Cả lớp theo dõi nhận xét trao đổi đi đến kết luận.
- Lớp bình chọn nhóm trả lời hay nhất .
- Học sinh về nhà áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
Thứ tư ngày 29 tháng 11 năm 2006
Buổi sáng---------------------------------------------------------------
Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2006
Buổi sáng
Mĩ thuật: Trang trí cái bát
GV bộ môn dạy
---------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------
Hướng dẫn tự học Toán
Buổi chiều
A/ mục tiêu: - Củng cố về bảng chia 8 và so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn.
- Giáo dục HS ý thức tự giác học bài.
B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS tự làm các BT sau:
Bài 1: Tính nhẩm:
16 : 8 = 24 : 8 = 56 : 8 =
72 : 8 = 64 : 8 = 48 : 8 =
32 : 8 = 40 : 8 = 8 : 8 =
Bài 2: Nhà Lan có 8 con ngỗng và 72 con vịt. Hỏi số ngỗng bằng 1 phần mấy số vịt?
Bài 3: Một người có 58kg gạo. Sau khi bán 18kg gạo, người đó chia đều số gạo còn lại vào túi. Hỏi mỗi túi đựng mấy ki - lô - gam gạo?
- chấm vở 1 số em, nhận chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp đọc kĩ yêu cầu từng BT và tự làm bài vào vở. Sau đó chữa bài.
Giải:
Số vịt gấp số ngỗng số lần là:
72 : 8 = 9 (lần)
Vậy số ngỗng bằng số vịt
ĐS:
Giải:
Số kg gạo còn lại là:
58 - 18 = 40 (kg)
Số kg gạo mỗi túi đựng được là:
40 : 8 = 5 (kg)
ĐS: 5 kg gạo
Toán nâng cao
A/ Mục tiêu: - Củng cố, nâng cao về phép nhân, phép chia và giải Toán.
- Rèn cho HS tính cẩn thận, kiên trì trog học tập.
B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Tính theo mẫu:
32 : 4 + 25 = 8 + 25 49 + 5 x 8 = 49 + 40
= 33 = 89
54 : 6 + 73 = 33 + 6 x 4 =
28 : 4 + 76 = 49 + 6 x 6 =
42 : 6 + 48 = 38 + 5 x 9 =
27 : 3 + 65 = 65 + 2 x 8 =
Bài 2: Tìm x:
x x 7 = 56 : 7 42 : x = 3 + 4
x x 6 = 3 x 4 3 x 7 < x x 7 < 42
Bài 3: Có 6 con gà trống, số gà mái nhiều hơn số gà trống là 24 con. Hỏi số gà trống bằng một phần mấy số gà mái?
Bài 4: Một bến xe có 40 ô tô, sau đó có số ô tô rời bến xe. Hỏi ở bến xe còn lại bao nhiêu ô tô?
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
2/ Dặn dò: Về nhà xem lại các BT đã làm.
- HS tự làm bài, sau đó xung phong lên bảng chữa bài.
3 x 7 < x x 7 < 42 42 : x = 3 + 4
3 x 7 < x x 7 < 6 x 7 42 : x = 7
Vậy x = 4, 5. x = 42 : 7
x = 6
Giải:
Số gà mái có là:
6 + 24 = 30 (con)
Số gà mái gấp số gà trống số lần là:
30 : 6 = 5 (lần)
Vậy số gà trống bằng số gà mái.
ĐS:
Giải:
Số ô tô đã rời bến là:
40 : 8 = 5 (ô tô)
Số ô tô còn lại là:
40 - 5 = 35 (ô tô)
ĐS: 35 ô tô
-------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------
Hướng dẫn tự học Tiếng Việt
A/ Mục tiêu: - HS luyện đọc bài Người con của Tây Nguyên ; làm BT củng cố 1 số kiến thức đã học trong tuần.
- Rèn HS tính cẩn thận, tự giác trong học tập.
B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* H/dẫn HS luyện đọc:
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm bài: Người con gái Tây Nguyên.
- Mời các nhóm thi đọc.
- Nhận xét , tuyên dương nhóm thắng cuộc.
* Yêu cầu HS làm BT sau:
Bài 1: Tìm và ghi lại các tiếng có trong bài chính tả Vàm Cỏ Đông:
+ Có thanhn hỏi:
+ Có thanh ngã:
Bài 2: Chọn các từ ngữ thích hợp sau đây: té nước vào mặt, hất tung mọi vật trên mặt đất, dạo khúc nhạc vui vào chỗ trống để tạo thành câu văn có ý so sánh.
a) Ve kêu ra rả như ...........................
b) Mưa rơi xối xả như ........................
c) Gió thổi ào ào như .........................
- Chấm vở 1 số em, nhận xét chữa bài.
* Dặn dò : Về nhà xem lại các BT đã làm.
- HS đọc bài theo nhóm, các thành viên trong nhóm theo dõi sửa sai cho bạn.
- Thi đọc cá nhân, nhóm.
- Cả lớp theo dõi bình chọn bạn và nhóm tốt nhất,
- Cả lớp tự làm BT.
- 2HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét bổ sung.
+ Ở, Cỏ, chảy, mảnh, phẩy.
+ cũng, mãi.
a) ................ dạo khuucs nhạc vui.
b) ................. té nước vào mặt.
c) .................. hất tung mọi vật trên mặt đất.
Rèn chữ
A/ Mục tiêu: - HS nghe viết bài chính tả Đêm trăng trên Hồ Tây.
- Rèn HS viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ; có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp.
B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* H/dẫn HS nghe - viết chính tả:
- GV đọc đoạn văn 1 lần.
- Gọi 2HS đọc lại đoạn văn.
- Gọi 2HS nhắc lại yêu cầu viết chính tả bài này.
- Nhắc HS viết đúng ô li, đúng chính tả và tư thế ngồi viết.
* Đọc cho HS viết bài.
* Chấm, chữa bài. Nhận xét, tuyên dương những em viết đúng đẹp và những em có tiến bộ.
* Dặn dò: Về nhà rèn viết thêm.
- Lắng nghe GV đọc bài.
- 2 em đọc lại.
- 2HS nhắc lại yêu cầu viết bài chính tả này: viết hoa các chữ đầu dòng, đầu câu và tên riêng.
- Nghe - viết bài vào vở.
======================================================
Thứ sáu ngày 1 tháng 12 năm 2006
Buổi sáng
Anh văn: GV bộ môn dạy
-------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------
Buổi chiều
---------------------------------------------------------
Tiếng Việt nâng cao
A/ Mục tiêu: - Củng cố, nâng cao 1 số kiến thức về vốn từ địa phương, dấu chấm hỏi, chấm than ...
- Rèn cho HS tính tự giác, kiên trì trong học tập.
B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Hướng dẫn HS làm BT:
- Yêu cầu HS làm các BT sau:
Bài 1: Trong các từ ngữ sau, từ ngữ nào viết sai chính? Em hãy sửa lại cho đúng.
Sạch sẽ, xanh sao, xang sông, sáng xủa, ngôi xao, sôi gấc, cặp xách, sương đêm, xửachữa, xức khỏe.
Bài 2: Chọn và xếp các TN sau vào bảng phân loại : cây viết / cây bút ; ghe / thuyền ; tô / bát ; rứa / thế ; kia / tê ; mô / đâu ; nỏ, hổng / không ; lợn / heo ; bao diêm / hộp quẹt.
Từ địa phương
Từ tồn dân
Bài 3: Tìm những dấu câu dùng sai trong những câu dưới đây rồi sửa lại cho đúng.
a) Thầy hỏi:
- Cháu tên là gì !
- Thưa thầy, con tên là Lu - i Pa - xtơ ạ ?
- Đã muốn đi học chưa hay còn thích chơi !
- Thưa thầy, con muốn đi học ạ ?
b)
- Ồ giỏi quá ?
- Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ?
- Cháu đã về đấy ư ! Cháu đã ăn cơm chưa !
* Chấm, chữa bài.
2/ Dặn dò: về nhà xem lại các BT đã làm.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài vào vở.
- HS xung phong lên bảng chữa bài, lớp bổ sung
Bài 1: Các từ viết sai chính tả và sửa lại như sau: xanh xao, sang sông, sáng sủa, ngôi sao, xôi gấc, cặp sách, sửa chữa, sức khỏe.
Bài 2:
Từ địa phương
Từ tồn dân
Cây viết, ghe, tô, rứa, tê, mô, nỏ, hổng, heo, hộp quẹt.
Cây bút, thuyền, bát, thế, kia, đâu, không, lợn, bao diêm.
Bài 3: Những dấu câu dùng sai và sửa lại là:
- Cháu tên là gì ?
- Thưa thầy, con tên là Lu - i pa - xtơ ạ !
- Đã muốn đi học ch]ahay còn thích chơi ?
- Thưa thầy, con muốn đi học ạ !
- Ồ giỏi quá !
- Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao !
- Cháu vè đấy ư ? Cháu đã ăn cơm chưa ?
---------------------------------------------------------
Hoạt động tập thể
A/ Mục tiêu: - HS ôn luyện các bài múa tập thể đã được học.
- Chơi tro chơi " Cướp cờ"
B/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Tổ chức cho HS ca múa hát tập thể:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung học tập.
- Yêu cầu lớp trưởng điều khiển cho cả lớp ôn luyện các bài múa của Sao nhi đồng : Con gà trống, Tiếng chào theo em, Bông hoàng tặng mẹ và cô, Hành khúc Đội TNTP Hồ Chí Minh, Cả nhà thương nhau ...
- Theo dõi uốn nắn cho các em.
* Tổ chức cho HS chơi TC "Cướp cờ":
- Nêu tên trò chơi.
- Chia lớp thành 2 đội chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Cho HS chơi thử 1 - 2 lần.
- Cho HS chơi chính thức, tính điểm thi đua.
* Dặn dò: Về nhà ôn luyện thêm.
- Nghe GV phổ biến ND, yêu cầu học tập.
- Cả lớp ôn luyện các bài múa dưới sự điều khiển của lớp trưởng.
- Tham gia chơi TC.
- Đội thua cõng đội thắng 1 vòng.
======================================================
File đính kèm:
- G A lop 3 tuan 13 chuan KTKN.doc