I- Mục đích yêu câu
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
Chú ý các TN:lùi dần, lộ rõ, sôi nổi
-Đọc đúng các kiểu câu: Câu kể, câu hỏi
-Biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện với lời nhân vật.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu
-Hiểu các TN tronng truyện Sừu, u sầu, nghẹn ngào)
-Nắm được cốt truyện và ý nghĩa của câu chuyện: Mọi người trong cộng đồng phải quan tâm đến nhau. Sự quan tâm, sẵn sàng chia sẻ của người xung quanh làm cho mỗi người thấy những lo lắng, buồn phiền dịu bớt và cuộc sống tốt đẹp hơn.
II-Đồ dùng dạy học
-Tranh sách giáo khoa
-Tranh đàn sếu
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 8 Năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i độ ứng xử ở câu a, c; không tán thành với thái độ ở câu b).
-Giáo viên giúp học sinh hiểu thêm nghĩa của từng câu thành ngữ, tục ngữ:
+Chung lưng đấu cật: Đoàn kết, góp sức cùng nhau làm việc.
+Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại: ích kỉ, thờ ơ, chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác TV2)
+ăn ở như bát nước đầy: Sống có nghĩa có tình, thuỷ chung trước sau như một, sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
-Học sinh học thuộc 3 câu thành ngữ tục ngữ.
c.BT 3:
-1 học sinh đọc nội dung BT cả lớp đọc thầm theo.
-Giáo viên giúp học sinh nắm yêu câu của bài: Đây là những câu đặt theo mẫu Ai làm gì?. Nhiệm vụ của các em là tìm bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai (cái gì? con gì?)
và bộ phận câu trả lời cho câu hỏi làm gì?
-Học sinh làm bài vào vở.
-Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng làm bài:Gạch 1 gạch dưới bộ phận cho câu trả lời cho câu hỏi Ai. Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi làm gì?.Sau đó từng em trình bày kết quả. Cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
d.BT 4: G v lưu ý học sinh năm yêu câu BT và tự làm bài.
3. Củng cố dặn dò:
-1 học sinh nhắc lại những nội dung vừa học.
-Giáo viên yêu câu học sinh về nhà học thuộc lòng các thành ngữ tục ngữ ở BT 2.
Tập viết
I-Mục đích yêu câu
-Củng cố cách viết chữ, viết hoa G thông qua BT ứng dụng.
-Viết tên riêng (Gò Công) bẵng chữ cỡ nhỏ.
-Viết câu ứng dụng: Khôn ngoan đá đấp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau ;bằng chữ cỡ nhỏ.
II-Đồ dùng dạy học
-Mẫu chữ viết hoa G.
-Tên riêng Gò Công và câu tục ngữ viết trên dòng kẻ ô li.
III-Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra học sinh viết bài ở nhà.
B-Dạy bài mới
1.GTB:
Giáo viên nêu MĐ yêu câu của tiết học.
2.Hướng dẫn viết trên bảng con:
a.Luyện viết chữ hoa.
-Học sinh tìm các chữ hoa trong bài: G, C, K.
-Giáo viên viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
-Học sinh tập viết chữ G,K trên bảng con.
b.Luyện viết từ ứng dụng:
-Học sinh đọc từ ứng dụng: Gò Công.
-Giáo viên giới thiệu Gò Công là tên một thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang.
-Học sinh tập viết trên bảng con.
c.Luyện viết câu ứng dụng:
-Học sinh đọc câu ứng dụng.
-Giáo viên giúp học sinh hiểu lời khuyên của câu ứng dụng.
-Học sinh tập viết trên bảng con chữ: khôn, gà.
3.Hướng dẫn viết vào vở TV.
4.Chấm chữa bài.
5.Củng cố dặn dò.
Mĩ thuật
Vẽ tranh: Vẽ chân dung
I-Mục tiêu
-Học sinh tập quan sát , nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người.
-Biết cách vẽ và vẽ được chân dung người thân trong gia đình.
-Yêu quý người thân.
II-Chuẩn bị
-Sưu tầm một số chân dung các lứa tuổi.
-Một số bài vẽ của học sinh lớp trước.
-Hình gợi ý cách vẽ.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu
HĐ1: Tìm hiểu về chân dung.
HĐ2: Cách vẽ chân dung.
HĐ3: Thực hành
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
Dặn dò.
Toán
Luyện tập
A-Mục tiêu
Giúp học sinh :
-Củng cố về giảm đi một số lần và ứng dụng để giải các bài tập đơn giản.
-Bước đầu liên hệ giữa giảm đi một số lần và tìm một phần mấy của một số.
B-Các hoạt động dạy học chủ yếu
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích bài mẫu.
-Học sinh tự làm các BT tiếp theo.
Bài 2:
Cho học sinh tự giải các bài a,b . Giáo viên hướng dẫn 2 học sinh G,K chữa bài trên bảng.
-Hướng dẫn học sinh trao đổi ý kiến để học sinh nhận ra 60 giảm 3 lần được 20.;1/3 của 60 là 20.Như thế kết quả giảm 3 lần cũng là kết quả tìm 1/3 số đó.
Bài 3:
-Học sinh đọc thầm, học sinh G,K nêu cách làm. Cả lớp tự làm rồi chữa bài.
+Độ dài đoạn thẳng AB dài 10 cm
+Độ dài đoạn thẳng AB giảm 5 lần được: 10:5=2cm.
+Vẽ đoạn thẳng MN học sinh K,G tự xác định.
Thứ năm ngày….tháng năm 2006
Chính tả
Nhớ - viết: Tiếng ru
I-Mục đích yêu câu
Rèn học sinh kỹ năng viết chính tả.
1.Nhớ và viết chính xác khổ thơ 1 và 2 của bài Tiếng ru.Trình bày đúng hình thức của bài thơ viết theo thể lục bát.
2.Làm đúng BT tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng: r/gi/d ( hoặc có vần uôn, uông)
II-Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ viết nội dung BT 2.
III-Các hoạt động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ
Giáo viên đọc 2hs viết bảng lớp, cả lớp viết vào giấy nháp những tiếng có âm vần khó: giặt giũ, nhàn rỗi, da dẻ, buồn bã, buông tay…
B-Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
2.Hướng dẫn học sinh nhớ viết:
a.Hướng dẫn chuẩn bị:
-Giáo viên đọc khổ thơ 1 và 2 của bài Tiếng ru.
-2hs đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
-Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
b.Học sinh nhớ viết hai khổ thơ.
c.Chấm chữa bài.
-Học sinh đọc lại bài , soát lỗi .tự sửa.
Giáo viên chấm 5-7 bài .
3.Hướng dẫn học sinh làm BT chính tả.
-Một học sinh đọc nội dung BT 2a.
-Học sinh làm bài vào vở.
-Giáo viên mời 3 học sinh lên bảng viết lời giải.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
Câu a) rán - dễ - giao thừa.
Câu b) cuồn cuộn - chuông - luống.
4.Củng cố dặn dò:
Yêu câu những học sinh viết bài chính tả còn mắc lỗi về nhà viết lại cho đúng.
Yêu câu chuẩn bị cho tiết TLV.
Tự nhiên xã hội
Vệ sinh thần kinh (tiếp theo)
I-Mục tiêu
Sau bài học, học sinh có khả năng:
-Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
-Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn,ngủ, học tập và vui chơi…một cách hợp lí.
II-Đồ dùng dạy học
-Các hình trong sách giáo khoa trang 34,35.
III-Hoạt động dạy học
Họat động 1: Thảo luận
*MT: Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với cơ thể.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp
Giáo viên yêu câu học sinh thảo luận theo gợi ý sau:
-Theo bạn, khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
-Có khi nào bạn ngủ ít không? Nêu cảm giác của bạn sau đêm hôm đó.
-Nêu những điều kiện để có giấc ngủ tốt.
-Hằng ngày, bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?
-Bạn đã làm những việc gì trong cả ngày?
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Một số học sinh trình bày kết quả theo cặp.
Kết luận: Khi ngủ, cơ quan thần kinh đặc biệt là bộ não được nghỉ ngơi tốt nhất.Trẻ em càng nhỏ càng được ngủ nhiều. Từ 10 tuổi trở lên, mỗi người cần ngủ 7- 8 giờ trong một ngày.
Họat động 2: Thực hành lập thời gian biểu cá nhân hằng ngày.
*MT: lập được thời gian biểu hằng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ học tập và vui chơi…một cách hợp lí.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn cả lớp hiểu về thời gian biểu.
Bước 2: Làm việc cá nhân:
Bước 3: Làm việc theo cặp:
Bước 4: Làm việc cả lớp:
-Giáo viên gọi 2 học sinh giới thiệu thời gian biểu của mình trước lớp.
Kết luận: Thực hiện theo thời gian biểu giúp chúng ta sinh hoạt và làm việc một cách khoa học, vừa bảo vệ được hệ thần kinh, vừa giúp nâng cao hiệu quả công việc.
-Học sinh đọc mục bạn cần biết.
Thủ công
Gấp, cắt, dán bông hoa
I-Mục tiêu
-Học sinh biết ứng dụng cách gấp, cắt ngôi sao năm cánh để cắt được bông hoa năm cánh. Biết cách cắt , dán bông hoa 4 cánh, 8 cánh đúng quy trình kĩ thuật.
-Trang trí được những bông hoa theo ý thích.
-Hứng thú với giờ học gấp, cắt,dán hình.
II-Giáo viên chuẩn bị
-Mẫu các bông hoa 5,4,8 cánh được gấp cắt từ giấy mầu.
-Tranh quy trình gấp.
-Giấy thủ công các mầu.
-Keó thủ công, hồ dán, bút mầu.
III-Các hoạt đọng dạy học chủ yếu
Tiết 1
Họat động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét
Họat động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu:
a. Gấp cắt bông hoa 5 cánh.
b.Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh.
c.Dấn các hình bông hoa.
Họat động 3: Học sinh thực hành gấp, cắt, dán bông hoa.
IV- Nhận xét dặn dò.
-Giáo viên nhận xét kết quả tực hành.
-Học sinh chuẩn bị cho bài kiểm tra.
Toán
Tìm số chia
A-Mục tiêu
Giúp học sinh:
-Biết tìm số chia chưa biết.
-Củng cố về tên gọi và quan hệ của các thành phần trong phép chia.
B-Đồ dùng dạy học
-6 hình vuông bằng bìa.
C- Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1.Giáo viên hướng dẫn học sinh cách tìm số chia:
2.Thực hành:
Bài 1: Học sinh làm bài rồi chữa bài.
Bài 2: Học sinh nhắc lại cách tìm số chia. Học sinh làm bài trên vở
Bài 3: Giáo viên hướng dẫn : Dùng cách thử chọn.
3. Củng cố dặn dò.
Thứ sáu ngày….tháng 10 năm 2006
Tập làm văn
I-Mục đích yêu câu
1.Rèn kỹ năng nói: Học sinh kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em quý mến.
2.Rèn kỹ năng viết: Viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn từ 5-7 câu, diễn đạt rõ ràng.
II-Đồ dùng dạy học
Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý về một ngươi hàng xóm.
III-Các họat động dạy học
A-Kiểm tra bài cũ:
-1 học sinh kể lại chuyện: Không nỡ nhìn, sau đó nói về tính khôi hài của chuyện.
B-Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài:
Nêu MĐ yêu câu tiết học.
2.Hướng dẫn học sinh làm BT:
a.BT 1:
-1 học sinh đọc yêu câu BT và các gợi ý. Cả lớp đọc thầm theo.
-Giáo viên cho học sinh đọc các gợi ý trong sách giáo khoa .
-Học sinh K,G kể mẫu một vài câu. Giáo viên nhận xét rút kinh nghiệm.
-3hs thi kể.
b.BT 2:
-Giáo viên nêu yêu câu BT., lưu ý học sinh khi viết.
-Học sinh làm bài và trình bày trước lớp.
3.Củng cố dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học.
-Yêu câu những học sinh chưa hoàn thành bài viết ở lớp về nhà viết tiếp.
Âm nhạc
Ôn tập bài hát gà gáy
I-Mục tiêu
-Học sinh thuộc bài, biết thể hiện bài hát với tònh cảm tươi vui.
-Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ.
II- Chuẩn bị
Giáo viên :
-Động tác 1: Gà gáy (phụ hoạ cho 2 câu hát 1 và 2). Đưa hai tay lên miệng hình loa, đầu ngẩng cao, chân nhún nhịp nhàng.
-Động tác 2: Đi lên nương (phụ hoạ cho 2 câu hát 3 và 4).Đưa 2 tay lên cao rồi thả dần xuống, chân nhún nhịp nhàng.
III-Các hoạt động dạy học chủ yếu
Họat động 1: Ôn tập bài hát
Họat động 2: Tập vận động phụ hoạ và biểu diễn bài hát.
Họat động 3: Nghe hát.
IV- Củng cố dặn dò.
Toán
Luyện tập
I-Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố về: Tìm một thành phần chưa biết của phép tính; nhân số có hai chữ số với số có một chữ số; chia số có hai chữ số cho số có một chữ số ; xem đồng hồ.
II-Các họat động dạy học chủ yếu
Bài1: Hướng dẫn học sinh tự làm rồi chữa bài.
-Học sinh nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính .
Bài 2:Hướng dẫn học sinh tự làm rồi chữa bài.
Bài 3:Cho học sinh tự đọc đề rồi giải BT.
Bài 4:Cho học sinh làm bài rồi chữa bài
-Khoanh vào B, nêu nhận xét về lí do của từng trường hợp sai (A,C,D).
III-Củng cố dặn dò
Sinh hoạt tập thể
File đính kèm:
- GIAO AN TXLlop 3lop 3 T 8doc.doc