Giáo án Lớp 3 Tuần 7 Năm 2004-2005

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó, các từ ngữ có âm, vần, thanh học sinh địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương: dẫn bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, khuỵu xuống, xuýt xoa, xịch tới, .

- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy giữa các cụm từ.

- Biết đọc phân biệt lời người kể và lời các nhân vật ( bác đứng tuổi, Quang ), bước đầu biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung từng đoạn.

- Biết đọc thầm, nắm ý cơ bản.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu :

- Nắm được nghĩa của các từ mới : cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương,

- Nắm được những chi tiết quan trọng và diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện : Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.

 

doc51 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 7 Năm 2004-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chia 7 Gọi học sinh đọc ngược bảng chia 7 Giáo viên che số trong bảng chia 7 và gọi học sinh đọc lại Giáo viên che cột thương trong bảng chia 7 và cho dãy 1 đọc, mỗi học sinh đọc nối tiếp. Gọi 2 học sinh đọc bảng chia, mỗi học sinh đọc 5 phép tính Cho học sinh đọc thuộc bảng chia 7. Hoạt động 1 : thực hành ( 20’ ) Mục tiêu : giúp học sinh thực hành chia trong phạm vi 7 và giải toán có lời văn Phương pháp : thi đua, trò chơi, thực hành Bài 1 : tính nhẩm GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi Bingo Giáo viên phổ biến luật chơi : cô sẽ đưa lần lượt 3 câu các em hãy trả lời từng câu và điền kết quả vào tờ giấy bằng cách đặt các nút vào ô trong tờ giấy có kết quả giống như kết quả của các em vừa tính. Nếu bạn nào có kết quả 3 ô thẳng hàng theo hàng ngang, hàng dọc, đường chéo thì bạn đó sẽ thắng. Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét Bài 2 : tính nhẩm GV gọi HS đọc yêu cầu Giáo viên cho học sinh tự làm bài Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc kết quả Giáo viên cho lớp nhận xét GV hỏi : + Nếu biết 7 x 2 = 14 thì ta có thể tính ngay kết quả 14 : 7 và 14 : 2 được không ? Bài 3 : GV gọi HS đọc đề bài GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt : Tóm tắt : 35 lít dầu : 7 túi 1 túi : …… lít dầu ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Bài 4 : GV gọi HS đọc đề bài. GV hỏi : + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán hỏi gì ? Giáo viên vừa hỏi vừa kết hợp ghi tóm tắt : Tóm tắt : 1 can : 6 lít dầu 35 lít dầu : …… can ? Yêu cầu HS làm bài. Gọi học sinh lên sửa bài. Giáo viên nhận xét. Hát Học sinh lấy trong bộ học toán 1 tấm bìa có 7 chấm tròn. Học sinh kiểm tra Tấm bìa trên bảng cô vừa gắn có 7 chấm tròn 7 lấy 1 lần bằng 7 7 x 1 = 7 7 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn thì được 1 tấm bìa 7 : 7 = 1 ( tấm bìa ) 7 chia 7 bằng 1 Học sinh đọc : 7 x 1 = 7 7 : 7 = 1 Học sinh lấy tiếp 2 tấm bìa, và kiểm tra Có 2 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn. Vậy có tất cả 14 chấm tròn. 7 x 2 = 14 14 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn thì được 2 tấm bìa 14 : 7 = 2 ( tấm bìa ) 14 chia 7 bằng 2 Học sinh đọc : 7 x 2 = 14 14 : 7 = 2 Học sinh lấy tiếp 3 tấm bìa, và kiểm tra Có 3 tấm bìa, mỗi tấm có 7 chấm tròn. Vậy có tất cả 21 chấm tròn 7 x 3 = 21 21 chấm tròn chia đều cho các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn thì được 3 tấm bìa 21 : 7 = 3 ( tấm bìa ) 21 chia 7 bằng 3 Học sinh đọc : 7 x 3 = 21 21 : 7 = 3 Học sinh nêu ( có thể không theo thứ tự ) Các phép chia đều có số chia là số 7 Thương là những số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 Cá nhân, Đồng thanh Cá nhân 3 học sinh 3 học sinh Cá nhân Cá nhân 2 học sinh đọc Cá nhân HS đọc HS làm bài Học sinh lắng nghe Giáo viên phổ biến luật chơi. Học sinh chơi theo sự hướng dẫn của Giáo viên. Lớp nhận xét HS đọc Học sinh đọc Học sinh đọc Nếu biết 7 x 2 = 14 thì ta có thể tính ngay kết quả 14 : 7 = 2 và 14 : 2 = 7 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì ta được thừa số kia. Học sinh đọc Có 35 lít dầu chia đều vào 7 can. Hỏi mỗi can có bao nhiêu lít dầu ? 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở. Lớp nhận xét Học sinh đọc Có 35 lít dầu chia đều các can, mỗi can có 7 lít dầu. Hỏi có bao nhiêu lít dầu ? Học sinh làm bài và sửa bài Cá nhân Lớp nhận xét Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài : Luyện tập . Mĩ thuật ( 9 giờ 25’ – 10 giờ 05’ ) Làm bài tập (10 giờ 05’ – 10 giờ 30’ ) Tự nhiên xã hội ( 13 giờ 40’ – 14 giờ 20’ ) I/ Mục tiêu : Kiến thức : giúp HS biết : Vai trò của não điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của con người. Kĩ năng : HS biết nêu một ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể. Thái độ : Học sinh có ý thức giữ gìn cơ thể, não, các giác quan. II/ Chuẩn bị: Giáo viên : Tranh vẽ hình 1 như SGK, sơ đồ cơ quan thần kinh, các đồ vật dùng cho hoạt động 3. Học sinh : SGK. III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động : ( 1’ ) Bài cũ : ( 4’ ) Hoạt động thần kinh Não và tuỷ sống có vai trò gì ? Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan ? Nếu não hoặc tuỷ sống, các dây thần kinh hoặc một trong các giác quan bị hỏng thì cơ thể chúng ta sẽ như thế nào ? Giáo viên nhận xét, đánh giá. Nhận xét bài cũ. Các hoạt động : Giới thiệu bài : ( 1’) Giáo viên : Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài : “Hoạt động thần kinh” Ghi bảng. Hoạt động 1 : Làm việc với SGK ( 18’ ) Mục tiêu : phân tích được vai trò của não điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của con người Phương pháp : thảo luận, giảng giải Cách tiến hành : Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình 1 và đọc mục Bạn cần biết ở trang 30 SGK. Giáo viên chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi : + Bất ngờ khi dẫm vào đinh, Nam phản ứng thế nào ? + Cơ quan nào điều khiển phản ứng đó? + Sau đó Nam đã làm gì ? Việc làm đó có tác dụng gì ? + Cơ quan nào điều khiển hoạt động đó ? Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Giáo viên hỏi : + Não có vai trò gì trong cơ thể? Kết Luận : Tủy sống điều khiển các phản xạ của chúng ta, còn não thì điều khiển toàn bộ hoạt động, suy nghĩ của chúng ta. Ví dụ: dẫm phải đinh, Nam vứt đinh đó vào thùng rác để người khác không dẫm phải; thấy đói chúng ta ăn; muốn điểm cao chúng ta học chăm. Những suy nghĩ và hành động đó là do não điều khiển chúng ta Hoạt động 2: thảo luận ( 15’ ) Mục tiêu : nêu được ví dụ cho thấy não điều khiển, phối hợp mọi hoạt động của cơ thể Phương pháp : giảng giải, thảo luận. Cách tiến hành : Giáo viên đưa ra ví dụ : HS đang viết chính tả. Yêu cầu học sinh cho biết : khi đó cơ quan nào đang tham gia hoạt động ? + Bộ phận nào trong cơ thể điều khiển phối hợp hoạt động của các cơ quan đó? GV viết lại toàn bộ ý kiến của HS lên bảng. Sau đó tổng kết, rút ra kết luận GV kết luận : khi ta thực hiện một hoạt động, rất nhiều cơ quan cùng tham gia. Não đã phối hợp, điều khiển các cơ quan đó một cách nhịp nhàng. Yêu cầu các nhóm HS thảo luận, tìm những ví dụ cho thấy não điều khiển phối hợp hoạt động của cơ thể. Yêu cầu các nhóm trình bày. Giáo viên hỏi học sinh : + Hàng ngày chúng ta hoạt động học tập và ghi nhớ. Bộ phận nào giúp chúng ta học và ghi nhớ những điều đã học ? Kết luận : Bộ não rất quan trọng, phối hợp, điều khiển mọi hoạt động của các giác quan; giúp chúng ta học và ghi nhớ. Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi : “ Thử trí thông minh” Cho HS nhìn, cầm tay, ngửi, nghe một số đồ vật: quả bóng, cái còi, quả táo, cái cốc,… Bịt mắt các HS đó, lần lượt cho từng em nhận biết xem đồ vật trong tay em là gì ? Yêu cầu các nhóm tự lên chơi trò chơi. GV kết thúc trò chơi. + Hỏi một số HS được thưởng : Làm thế nào em đoán đúng tên đồ vật ? Kết luận : Chúng ta phối hợp nhiều giác quan trong khi hoạt động. Nhờ có não điều khiển mà giác quan này hổ trợ, phối hợp được với giác quan kia. Não giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng, khỏe mạnh. Chúng ta phải giữ gìn não và các giác quan để cơ thể khỏe mạnh và học tập, ghi nhớ tốt Hát Học sinh trả lời Học sinh quan sát HS chia thành các nhóm, nhóm trưởng điều khiển cả nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi : Bất ngờ dẫm phải đinh, Nam co ngay chân lên. Tủy sống điều khiển phản ứng đó. Sau đó Nam rút đinh ra và vứt vào thùng rác để người khác không dẫm phải. Não đã điều khiển hành động của Nam. Đại diện các nhóm trình bày. Não giữ vai trò quan trọng điều khiển mọi hoạt động, suy nghĩ của cơ thể. Học sinh trả lời : Mắt nhìn, tai nghe, tay viết, nín thở để lắng nghe… Não điều khiển phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan. Các nhóm thảo luận, tìm các ví dụ, cho biết các bộ phận cơ quan nào đang tham gia hoạt động và não có vai trò gì. Các nhóm trình bày, mỗi nhóm 1 ví dụ. Ví dụ: quét nhà, làm bài tập, xem phim, tập thể dục… Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Não cũng giúp chúng ta học và ghi nhớ. Một số HS lên tham gia. HS lần lượt chơi ( đoán đúng tên 5 đồ vật thì được thưởng, đoán sai 3 đồ vật liên tiếp thì không được chơi nữa ). HS tiếp tục lên chơi Nhận xét – Dặn dò : ( 1’ ) Thực hiện tốt điều vừa học. GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị : bài 15 : Vệ sinh thần kinh. Rèn chữ viết ( 14 giờ 20 – 15 giờ 00’ ) GV tiếp tục hướng dẫn HS rèn thêm về chữ viết. Cho HS luyện viết ở bảng con : chữ hoa E, Ê cỡ nhỏ. Cho học sinh viết tên riêng : Ê - đê Cho HS luyện viết ở vở Nhận xét HS viết bảng con. HS viết vào vở. Sinh hoạt lớp ( 15 giờ 25’ – 16 giờ 05’ ) ( giáo án rời ) F Rút kinh nghiệm : Tập làm văn: Toán : Tự nhiên xã hội : Rèn chữ viết : Khối trưởng Hiệu phó

File đính kèm:

  • docGA lop 3 tuan 7.doc
Giáo án liên quan