I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
- Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sgk trang 24, 25 phóng to
- Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuẦn 6
Thứ 2 ngày 30 tháng 9 năm 2013
TỰ nhiên và xã hỘi (Lớp 3B, 3A, 3C - tiết 1,2,4 – chiều
Thứ 3: Lớp 3D- tiết 3- sáng)
Bài 11:
VỆ SINH CƠ QUAN BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Nêu lợi ích của việc giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu
- Nêu được cách đề phòng một số bệnh ở cơ quan bài tiết nước tiểu
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sgk trang 24, 25 phóng to
- Hình cơ quan bài tiết nước tiểu phóng to
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định T.C: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: GV nêu câu hỏi: Kể tên các bộ phận bài tiết nước tiểu?
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu của bài
- Ghi bài lên bảng
b) Tìm hiểu nội dung bài:
* Hoạt động 1: Thảo luận
- GV yêu cầu thảo luận nhóm đôi
- GVgiao nhiệm vụ
+ Tại sao chúng ta cần giữ vệ sinh cơ quan nước tiểu?
KL: Giữ vệ sinh cơ quan nước tiểu để tránh bị nhiễm trùng
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát hình SGK
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp
* Hoạt động cả lớp:
- Yêu cầu HS suy nghĩ và TLCH:
+ Chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh bộ phận bên ngoài cơ quan bài tiết nước tiểu?
+ Tại sao hàng ngày chúng ta cần uống đủ nước?
KL chung: Để giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu ta phải làm gì?
- 1 HS trả lời: Gồm thận, bóng đái, ống dẫn nước tiểu, ống đái
- Nghe giới thiệu
- Nhắc lại đề bài, ghi bài
- Từng cặp thảo luận theo yêu cầu
- Nhận nhiệm vụ thảo luận:
-> Giữ vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu giúp cho bộ phận ngoài của cơ quan bài tiết nước tiểu sạch sẽ, không hôi hám, không ngứa ngáy, không bị nhiễm trùng
- Nêu được một số cách đề phòng một số bệnh của cơ quan bài tiết nước tiểu
- Từng cặp quan sát hình 2, 3, 4 trang 25 và đặt câu hỏi trả lời các nội dung
+ Các bạn đang làm gì?
+ Việc đó có lợi gì cho việc giữ vệ sinh và bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu?
- 1 số cặp lên trình bày trước lớp, các cặp khác bổ sung, nhận xét
+ Tranh 2, 3: Các bạn đang tắm tửa, vệ sinh
+ Tranh 4: Bạn uống nước
+ Tranh 5: Bạn đang đi vệ sinh
-> Nên tắm rửa thường xuyên, lau khô người trước khi mặc quần áo, hàng ngày thay quần áo, đặc biệt là quần áo lót
-> Chúng ta cần uống đủ nước để bù nước cho quá trình mất nước do việc thải nước tiểu ra ngoài để tránh bị sỏi thận
-> Để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu, ta cần thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo, đặc biệt là
quần áo lót
5.Cũng cố, Dặn dò:
- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau
- Cần uống đầy đủ nước và vệ sinh thân thể
*****************************************
ThỦ công (Lớp 3C - tiết 3- chiều.Thứ 3: Lớp 3D- tiết 4- sáng.
Thứ 5: Lớp 3A- tiết 3- sáng. Lớp 3B – tiết 1 – chiều)
Bài 4: GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO NĂM CÁNH
VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
Gấp, cắt, dán được ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kỹ thuật
II. Giáo viên chuẩn bị:
Tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng .
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Học sinh thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
Giáo viên gọi học sinh nhắc lại và thực hiện các bước gấp, cắt ngôi sao năm cánh. Giáo viên nhận xét theo tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng lên bảng để nhắc lại các bước thực hiện
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng. Chú ý giúp đở, uốn nắn những học sinh làm chưa đúng, còn lúng túng.
Giáo viên tổ chức cho học sinh trưng bày, nhận xét những sản phẩm thực hành. Đánh giá sản phẩm thực hành của học sinh.
3. Cũng cố, dăn dò:
Nhận xét kết quả thực hành của học sinh.
Dặn dò học sinh giờ học sau mang đầy đủ dụng cụ để học bài “ Gấp, cắt, dán bông hoa ”
-Học sinh nhắc lại cách dán ngôi sao để được lá cờ đỏ sao vàng.
-HS thực hành gấp, cắt, dán ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng
- HS trình bày sản phẩm
- HS khác nhận xét
*************************************
Thứ 3 ngày 1 tháng 10 năm 2013
TỰ nhiên và xã hỘi (Lớp 3A, 3B - tiết 1,2 – sáng. Lớp 3C- tiết 4 – chiều Thứ 5: Lớp 3D – tiết 1 – sáng)
Bài 12
CƠ QUAN THẦN KINH
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Kể tên và chỉ trên sơ đồ và cơ thể vị trí các bộ phận của cơ quan thần kinh
- Nêu vai trò của não, tuỷ sống, các dây thần kinh và các giác quan
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình trong sgk phóng to
III. Hoạt động dạy học:
1.Ổn định tổ chức: Hát
2.Kiểm tra bài cũ:
- Nêu cách vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu?
- Nhận xét, đánh giá
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Nêu mục đích yêu cầu tiết học
- Ghi bài lên bảng
b) Tìm hiểu nội dung bài:
* Hoạt động 1: Quan sát
- GV cho HS thảo luân nhóm 4
- Giao nhịêm vụ: Đọc yêu cầu SGK, quan sát tranh SGK
+ Chỉ và nói tên các bộ phận của cơ quan thần kinh trong sơ đồ?
+ Trong các cơ quan đó, cơ quan nào được bảo vệ bởi hộp sọ, cơ quan nào được bảo vệ bởi cột sống?
- Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp
+ GV treo hình cơ quan thần kinh phóng to lên bảng, gọi đại diện các nhóm lên chỉ sơ đồ
KL: Vừa chỉ vào hình vẽ và giảng: Từ não và tuỷ sống có các dây thần kinh tỏa đi khắp nơi trong cơ thể. Từ các cơ quan bên trong( tuần hoàn, hô hấp, bài tiết,...) và các cơ quan bên ngoài( mắt, mũi, tai, lưỡi, da,...) của cơ thể lại có các dây thần kinh đi về tuỷ sống và não. Cơ quan thần kinh
gồm bộ não( nằm trong hộp sọ), tuỷ sống( nằm trong cột sống) và các dây thần kinh
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Tổ chức hướng dẫn cho HS chơi trò chơi: “ Hà Nội – Huế – Sài Gòn” để cho HS phản ứng nhanh, nhạy. Kết thúc trò chơi, hỏi:
+ Các con đã sử dụng các giác quan nào để chơi?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm6
- Nêu nhiệm vụ cho các nhóm:
+Não và tuỷ sống có vai trò gì?
+ Nêu vai trò của các dây thần kinh và các giác quan?
+ Điều gì xảy ra nếu não, tuỷ sống hoặc các dây thần kinh hay một trong các giác quan bị hỏng?
- Yêu cầu các nhóm trả lời
- 1 HS nêu: Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo,....
- Nghe giới thiệu
- Nhắc lại tên bài, ghi bài vào vở
1. Các bộ phận của cơ quan thần kinh
- HS thảo luận nhóm 4. Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát sơ đồ cơ quan thần kinh hình 1, 2 trang 26, 27 và TLCH GV nêu và giao:
+ Cơ quan thần kinh gồm có não, tuỷ sống và các dây thần kinh
+ Trong đó bộ não nằm trong hộp sọ, tuỷ sống nằm trong cột sống
- Sau khi chỉ trên sơ đồ, nhóm trưởng đề nghị các bạn chỉ vị trí bộ não, tuỷ sống trên cơ thể mình hoặc trên cơ thể bạn
- Các đại diện nhóm lên trình bày và chỉ trên sơ đồ
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Nghe giảng
2. Vai trò của cơ quan thần kinh
- HS chơi trò chơi: Bạn nào sai sẽ bị phạt: hát một bài trước lớp
-> Mắt, tai, tay, chân,...
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc mục cần biết trang 27 và liên hệ với những quan sát trong thực tế để trả lời nhiệm vụ, GV yêu cầu:
-> Não và tuỷ sống là TƯTK điều khiển mọi hoạt động của cơ thể
-> Một số dây thần kinh dẫn luồng thần kinh nhận được từ các cơ quan của cơ thể về não hoặc tuỷ sống. Một số dây thần kinh khác lại dẫn luồng thần kinh từ não hoặc tuỷ sống đến các cơ quan
- Cơ thể sẽ ngừng hoạt động gây đau yếu
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung
4. Củng cố
- Nêu các bộ phận của cơ quan thần kinh?
- HS dựa vào bài học để nêu: cá nhân, đồng thanh
- Vai trò của cơ quan thần kinh
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau “ Hoạt động thần kinh”
******************************
HoẠt đỘng tẬp thỂ (Lớp 3B, tiết 3- chiều)
ÔN MỘT SỐ BÀI HÁT MÚA GIỮA GIỜ
I. Mục tiêu:
- Cho Hs ôn lại 1 số bài hát múa giữa giờ. Yêu cầu thuộc, hát đúng cao độ, trường độ bài hát
- Múa theo nhạc thuần thục
- Vận dụng tốt trong các giờ hát múa giữa giờ
- Giáo dục HS yêu thích hoạt động tập thể.
II. Chuẩn bị:
- 1 số bài hát múa
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Tổ chức
2/ Kiểm tra: nhắc nhở chung
3/ Bài mới:
- Giới thiệu bài ghi bảng, GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
Hoạt động 1:
- Cho HS ôn lại 1 số bài hát múa đã học:
1. Em yêu trường em
2. Em là mầm non của Đảng
3. Chiếc đồng hồ
4. Cô giáo em
Hoạt động 2:
Cho từng tốp 5 HS lên múa, lớp hát
4. Củng cố, dặn dò:
Nhận xét tiết học, về tự ôn các bài hát múa đã học
Hát
- HS lắng nghe
HS lắng nghe
- HS hát
+ Cả lớp hát
+ Hát tốp ca
+ Thi hát cá nhân( mỗi tổ cử 1 bạn hát hay nhất đại diện cho tổ lên hát). Các tổ khác nhận xét, đánh giá cho điểm
- Học sinh thực hành múa
- Lớp nhận xét
***************************************
Thứ 5 ngày 3 tháng 10 năm 2013
TỰ nhiên và xã hỘi (Lớp 3D, 3A – tiết 2, 4- sáng.
Lớp 3B,3C – tiết 2,3 – chiều )
Ôn tập
I.Mục tiêu:
Ôn tập kiến thức đã học về vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu và cơ quan thần kinh.
II. Hoạt động dạy học:
1. Ôn tập:
- GV ghi câu hỏi lên bảng:
Câu 1: Việc vệ sinh cơ qua bài tiết nước tiểu cần tuân thủ nguyên tắc nào?
Câu 2: Không uống đủ nước hàng ngày thận có thể mắc bệnh gì?
Câu 3: Điều gì có hại cho thận mà ta nên tránh?
Câu 4: Bộ phận thần kinh nào được bảo vệ trong cột sống?
Câu 5: Hộp xương nằm ở đầu rất cứng giúp bảo vệ cơ quan thần kinh có tên là gì?
Câu 6: Cơ quan thần kinh nào có vai trò dẫn luồng thần kinh?
Câu 7: Não và tủy sống được gọi chung là gì?
Câu 8: Các đốt sống tạo nên bộ phận nào của cơ thể?
2 . Cách thực hiện:
- Học sinh thảo luận nhóm. Đại diện nhóm nêu kết quả.
- Giáo viên nhận xét.
*******************************************
File đính kèm:
- GA lop 3 GV2 tuan 6.doc