I/Mục tiêu:
- Củng cố về cách thực hiện phép chia trong phạm vi 6
- Nhận biết 1/6 của một hình chữ nhật trong một số trường hợp đơn giản.
* HS đọc, làm được bài tập cộng trừ trong phạm vi 7.
II/Chuẩn bị :
- SGK, vở, bút mực, bút chì.
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 5 Thứ 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Năm ngày 22 tháng 09 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP
I/Mục tiêu:
- Củng cố về cách thực hiện phép chia trong phạm vi 6
- Nhận biết 1/6 của một hình chữ nhật trong một số trường hợp đơn giản.
* HS đọc, làm được bài tập cộng trừ trong phạm vi 7.
II/Chuẩn bị :
- SGK, vở, bút mực, bút chì.
III/Các hoạt động dạy học :
GV
HS
1.Ổn định :
2.K/tra b/cũ: (4')
- Gọi học sinh đọc thuộc bảng chia 6.
- Nhận xét - ghi điểm
3.Bài mới: (28')
Hđ1. Giới thiệu và ghi đề
HĐ2. Thực hành:
Bài 1: Tính nhẩm
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS hỏi đáp đáp trước lớp.
- Theo dõi nhận xét tuyên dương.
Bài 2: Tính nhẩm
- YCHS làm BC, BL.
- KT kết quả, nhận xét bổ sung.
Bài 3: Gọi HS đọc đề
Hỏi: + Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
+ Muốn biết mỗi bộ quần áo may hết mấy mét vải em làm thế nào ?
- Cho HS làm vở. BL.
- Thu 1 số vở chấm điểm
- GV và Học sinh nhận xét chữa bài trên bảng.
- Chấm bài một số em.
Bài 4:
- Cho HS thảo luận nhóm đôi.
- Gọi HS làm miệng.
- Nhận xét bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà ôn lại bảng nhân 6, chia 6.
- Chuẩn bị bài sau Tìm 1 trong các phần bằng nhau của một số.
- 2,4 em đọc
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- CN nêu yêu cầu bài
- Các cặp thảo luận.
- CN hỏi đáp trước lớp.
- (Y) làm vở bài 1a.
- CN nêu yêu cầu của bài
- Lớp làm BC, BL, nhận xét bài BL.
- (Y) làm bài 1b.
- Học sinhđọc đề bài.
- CNTL câu hỏi.
- 1 Học sinh lên bảng giải - cả lớp giải vào vở.
- Nhận xét, bổ sung.
- Học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Thảo luận nhóm đôi.
- CN làm miệng, lớp nhận xét.
- (Y) làm bài 2 vào vở.
- Chú ý lắng nghe
THỦ CÔNG
GẤP, CẮT, DÁN NGÔI SAO 5 CÁNH
VÀ LÁ CỜ ĐỎ SAO VÀNG (Tiết 1)
I/Mục tiêu:
- HS biết cách gấp, cắt dán ngôi sao năm cánh.
- Gấp, cắt, dán được ngôi sao năm cánh và lá cờ đỏ sao vàng đúng quy trình kỹ thuật.
- Các cánh của ngôi sao tương đối đều nhau, hình dáng tương đối phẳng, cân đối.
* HS tham gia được cùng các bạn.
II/Chuẩn bị :
-GV: Mẫu lá cờ đỏ sao vàng làm bằng giấy thủ công; tranh quy trình gấp, cắt, dán lá cờ đỏ sao vàng.
-HS: Giấy thủ công màu đỏ, màu vàng và giấy nháp, kéo thủ công, hồ dán, bút chì, thước kẻ.
III/Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định
2.K/tra b/cũ: (3')
- Nêu các bước gấp con ếch?
- Nhận xét, tuyên dương.
3.Bài mới: (30')- Giới thiệu và ghi đề
HĐ 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Giới thiệu mẫu lá cờ đỏ sao vàng được cắt, dán từ giấy thủ công và đặt câu hỏi định hướng quan sát để rút ra nhận xét:
Hỏi: + Lá cờ có hình gì? Màu sắc thế nào? Trên lá cờ có gì?
+ Các cánh của ngôi sao như thế nào?
+ Ngôi sao được dán như thế nào trên hình chữ nhật?
kết luận: Lá cờ đỏ sao vàng là quốc kì của nước Việt Nam. Mọi người dân Việt Nam đều tự hào, trân trọng lá cờ đỏ sao vàng.
HĐ2. HD mẫu.
B 1: Gấp giấy để cắt ngôi sao vàng năm cánh.
lấy giấy màu vàng, cắt 1 HV có cạnh 8 ô…
B 2: Cắt ngôi sao vàng năm cánh.
- Cn xung phong nêu
- Lớp quan sát mẫu.
- CNTL: lá cờ có hình CN, màu đỏ, có hình ngôi sao 5
cánh.
- TL: Các cánh của ngôi sao bằng nhau.
- CNTL: Ở chính giữa hình chữ nhật, 1 cánh của ngôi sao hướng thẳng lên cạnh dài phía trên hình chữ nhật.
- Lớp nghe.
- Lớp quan sát làm theo các bước.
Đánh dấu 2 điểm trên 2 cạnh dài của hình tam giác ngoài cùng…
B 3: Dán ngôi sao vàng năm cánh vào tờ giấy màu đỏ để được lá cờ đỏ sao vàng.
- Gọi 2 HS lên nhắc lại và thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao năm cánh.
- GV quan sát bổ sung.
HĐ 3: Thực hành.
- Cho HS thực hành theo các bước.
- Theo dõi bổ sung những em lúng túng.
4.Củng cố-dặn dò:(2')
- HS nhắc lại các bước gấp, cắt ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng.
- GV nhận xét tiết học.
- Về tập làm cở nhà chuẩn bị bài sau.
- CN nhắc lại và thực hành.
- Lớp theo dõi, bôe sung.
- HS tập gấp cắt ngôi sao 5 cánh.
* Tập thực hành theo các bạn.
- Nhắc lại
- Chú ý lắng nghe
CHÍNH TẢ TẬP CHÉP
MÙA THU CỦA EM
I/Mục tiêu:
- Chép và trình bày đúng bài CT
- Làm đúng BT điền tiếng có vần oam (BT 2)
- Làm đúng BT3 a/b.
* HS nhìn bảng viết được: ô, lò dò.
II/Chuẩn bị :
GV: Chép sẵn bài thơ: Mùa thu của em.Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
HS: Vở CT, BT, bút, BC, phấn.
III/Các hoạt động dạy học :
GV
HS
1.Ổn định :
2.K/tra b/cũ : (4')GV đọc: bông sen, cái xẻng.
- Nhận xét - ghi điểm.
3.Bài mới: (28') Giới thiệu và ghi đề :
HĐ1: Hướng dẫn chuẩn bị.
- GV đọc mẫu bài thơ trên bảng.
- Gọi HS đọc lại bài viết.
* Cho HS viết: ô, lò dò.
Hướng dẫn Học sinh nhận xét chính tả:
Hỏi: + Bài thơ viết theo khổ thơ nào?
+ Tên bài viết ở vị trí nào ?
+ Những chữ nào trong bài viết hoa ?
+ Các chữ đầu câu cần viết thế nào ?
- Đọc 1 số tiếng có vần khó: vàng hoa cúc, nghìn, nhìn, cốm mới, gọi, lá sen.
- Kiểm tra nhận xét bổ sung.
HĐ2. Nhìn viết.
- Đọc lại bài lần 2.
- Cho HS nhìn bài trên bảng viết vào vở.
- YCHS đổi vở soát lỗi nhau.
- Thu vở chấm bài một số em.
- Nhận xét tuyên dương.
HĐ 2: HDHS làm bài tập chính tả:
a) Bài tập 2: Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm vào vở, bảng lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
b) Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- GV giúp Học sinh nắm vững hoạt động của bài
- Cho HS làm bài a ở vở BT, BL.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò: (3')
- GV nhận xét tiết học
- Về làm bài 3 b vào vở, chuẩn bị bài sau
(Bài tập làm văn).
- 2 Học sinh lên bảng viết, Lớp viết BC nhận xét.
- 2 em nhìn bảng đọc lại bài.
* CN viết vở.
- CNTL: thơ 4 chữ.
- TL: viết giữa trang vở.
- CNTL: Các chữ đầu dòng thơ, tên riêng - Chị Hằng.
- TL: Viết lùi vào 2 ô so với lề vở.
- 1 em lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- Lớp nghe.
- Lớp nhìn bảng viết bài vào vở.
- Đổi vở chữa bài nhau.
- CN nêu yêu cầu.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- 1 Học sinh làm bảng lớp .
- CN nêu yêu cầu của bài
- Lớp làm bài vào vở bài tập
- 3 đọc kết quả BL.
-
Chú ý lắng nghe
- Lắng nghe.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
SO SÁNH
I/Mục tiêu:
- Nắm được một kiểu so sánh mới - so sánh hơn kém.
- Nêu được các từ so sánh trong các khổ thơ ở BT2
- Biết cách thêm từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh.
* HS viết tiếp bài chưa xong.
II/Chuẩn bị :
GV: Viết sẵn 3 khổ thơ trong bài tập 1, bài tập 3.
HS: Vở bài tập .
III/Các hoạt động dạy học :
GV
HS
1.Ổn định :
2.K/tra b/cũ: (3')
- Gọi 2, 3 : Đọc bài tập 3.
- Nhận xét tuyên dương.
3.Bài mới: (30')- Giới thiệu và ghi đề
HĐ 1: Hướng dẫn Học sinh làm bài tập.
Bài 1: Gọi HS đọc đề và 3 khổ thơ trong BT1.
* Cho HS viết bài chưa xong.
- HDHS làm mẫu câu a.
- Cho HS làm vở câu b,c.
- Gọi HS làm BL.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- GV giúp Học sinh phân biệt 2 loại so sánh: so sánh ngang bằng và so sánh hơn kém.
- 1 Học sinh đọc ý a, b, 1 Học sinh đọc ý c, d.
- 3 em đọc đề và nội dung, cả lớp đọc thầm từng khổ thơ.
* CN viết vở.
- Chú ý, lắng nghe.
- Lớp làm vở BT.
- 2 Học sinh lên bảng làm, NX.
- Học sinh chữa bài vào vở bài tập
Hình ảnh so sánh
Kiểu so sánh
- Chú ý.
a) Cháu khoẻ hơn ông nhiều
Ông là buổi trời chiều
Cháu là ngày rạng sáng
b) Trăng khuya sáng hơn đèn
c) Những ngôi sao thức chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
Hơn kém
Ngang bằng
Ngang bằng
Hơn kém
Hơn kém
Ngang bằng
Bài tập 2:
- Gọi 3 Học sinh lên bảng gạch phấn màu dưới các từ so sánh trong mỗi khổ thơ. Cả lớp và GV nhận xét , chốt lại lời giải đúng.
a) hơn - là - là b) hơn c) chẳng bằng - là
Bài tập 3:
- Làm mẫu dòng 1.
- Gọi 1 Học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh.
Bài tập 4:
- Có thể tìm nhiều từ so sánh thay dấu gạch nối.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
+ Quả dừa: như, là, như là, tựa, tựa như, tựa như là, như thể... đàn lợn... con nằm trên cao
+ Tàu dừa: như, là, như là, tựa, tựa như, tựa như là, như thể...chiếc lược chải vào mây xanh.
- GV thu 1 số vở chấm điểm. C
HĐ 2: Củng cố - dặn dò.(3')
- Học sinh nhắc lại những nội dung vừa học
- Về nhà học thuộc những từ dùng để so sánh
- Bài sau:Mở rộng vốn từ:Trường học - dấu phẩy.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- Lớp làm vở BT, 1 em làm BL.
- Lớp nhận xét tuyên dương.
- Học sinh chữa bài vào vở bài tập
- 1 Học sinh đọc yêu cầu.
- Cả lớp đọc thầm các câu thơ để tìm hình ảnh so sánh.
- 1 em làm BL, lớp làm vở.
- Đọc lại bài hoàn chỉnh.
- 1 Học sinh đọc yêu cầu của bài đọc cả mẫu.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- 1 Học sinh lên bảng điền rồi đọc kết quả.
File đính kèm:
- Thứ 5.doc