Rèn kỹ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu.
-Đọc đúng rành mạch, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
-Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời của nhận vật.
-Hiểu ý nghĩa: Khi mắc lỗi phải dám nhận lỗi và sửa lỗi; người dám nhận lỗi và sửa lỗi là người dũng cảm. (trả lời được các câu hỏi ở sách giáo khoa.)
Rèn kỹ năng nói, nghe:
-Biết kể lại từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh họa.
-Học sinh khá , giỏi kể toàn bộ câu chuyện.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 5 Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g việc của mình ở nhà, ở trường.
Ø Đối với HS khá, giỏi: Hiểu được lợi ích của việc tự làm lấy việc của mình trong cuộc sống hằng ngày.
* Kĩ năng sống:
-Kĩ năng tư duy phê phán: (biết phê phán đánh giá những thái độ, việc làm thể hiện sự ỷ lại, không chịu tự làm lấy việc của mình.).
-Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống thể hiện ý thức tự làm lấy việc của mình.
-Kĩ năng lập kế hoạch tự làm lấy công việc của bản thân.
II/ CHUẨN BỊ:
Ø Tranh ảnh sgk.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Giữ lời hứa
Kiểm tra vở bài tập của HS.
w Theo em như thế nào là giữ lời hứa?
w Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người đánh giá như thế nào?
3. Bài mới: Tự làm lấy việc của mình
Hoạt động 1: Một số biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình
MT: Học sinh biết được một biểu hiện cụ thể của việc tự làm lấy việc của mình
Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống: Gặp bài toán khó, Đại loay hoay mãi mà vẫn không giải được. Thấy vậy, An đưa bài đã giải sẵn cho bạn chép.
+ Nếu là Đại, em sẽ làm gí khi đó? Vì sao?
- Một số HS nêu cách giải quyết của mình.
- HS phân tích và lựa chọn cách ứng xử đúng: Đại cần tự làm bài mà không nên chép của bạn vì đó là nhiệm vụ của Đại.
- GV kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có công việc của mình và mỗi người cần phải tự làm lấy việc của mình.
Hoạt động 2: ích lợi của việc tự làm lấy việc của mình
MT: HS hiểu được như thế nào là tự làm lấy việc của mình và vì sao cần phải làm lấy việc của mình
Thảo luận theo cặp.
- HS mở vở BT đạo đức – HS thảo luận theo cặp để làm BT2.
a) Tự làm lấy việc của mình là cố gắng làm lấy công việc của bản thân mà không dựa dẫm vào người khác.
b) Tự làm lấy việc của mình giúp em mau tiến bộ và không làm phiền người khác.
- Gọi một số HS đọc lại các câu đã điền đúng.
óHoạt động 3: HS có khả năng giải quyết tình huống liên quan đến việc tự làm lấy việc của mình.
- GV nêu tình huống cho HS xử lí
Khi Việt đang cắt hoa giấy chuẩn bị cho cuộc thi “Hái hoa dân chủ” tuần tới của lớp thì Dũng đến chơi. Dũng bảo Việt:
- Tớ khéo tay, cậu để tớ làm thay cho. Còn cậu giỏi toán thì làm bài hộ tớ.
- Các nhóm thảo luận xử lý các tình huống ở BT3.
- Đại diện nhóm nêu ý kiến thảo luận.
- GV nhận xét, bổ sung và KL lại: Đề nghị của Dũng là sai. Hai bạn cần tự làm lấy việc của mình.
3. Củng cố- Dặn dò.
Tự làm lấy việc của mình là như thế nào?
Tự làm lấy việc của mình giúp em điều gì?
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Tự làm lấy việc của mình(t.t): xem bài tập 3.
-------------------------------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 5: SO SÁNH
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được kiểu so sánh mới: so sánh hơn kém nhau
- Nêu được các từ chỉ so sánh trong các khổ thơ BT2
- Biết thêm từ so sánh vào các câu thơ chưa có từ so sánh
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
A. Kiểm tra
- Học sinh đặt câu theo mẫu Ai là gì?
B. Bài mới
- Giới thiệu bài: So sánh
Hoạt động 1: Học sinh hiểu cách so sánh hơn kém (nhóm 2)
Bài 1: học sinh đọc yêu cầu bài
- Học sinh thảo luận gạch chân các hình ảnh so sánh
- Các nhóm sửa bài
Lưu ý: Học sinh nhận biết đây là dạng so sánh hơn kém nhau
Hoạt động 2: Học sinh nắm được và hiểu nghĩa các từ chỉ sự so sánh hơn kém.
Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu
- Học sinh ghi lại các từ chỉ sự so sánh
- Học sinh nêu các từ chỉ sự so sánh
Bài 3: Học sinh làm bài cá nhân vào vở
- Thu chấm 1 số vở
Lưu ý: Học sinh nắm dấu gạch (-) chỉ sự so sánh
Hoạt động 3: Học sinh biết cách thay hoặc thêm từ chỉ sự so sánh
Bài 4: Học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh làm miệng trước lớp
- 3 nhóm học sinh thi đua
- Giáo viên nhận xét
C. Dặn dò – nhận xét
- Luyện tập thêm về từ chỉ sự so sánh
- Giáo viên tổng kết tiết học.
-------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 21 tháng 9 năm 2012
Thể dục
Tiết 9: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP
I. MỤC TIÊU
- Biết cách tập hợp hàng ngang, dóng thẳng hàng ngang, điểm số, quay phải, quay trái đúng cách.
- Biết cách đi vượt chướng ngại vật thấp.
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Phần mở đầu:
- ổn định tổ chức, phổ biến nội dung yêu cầu của giờ học .
-Khởi động : - GV hướng dẫn khởi động
+ Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp
+ Chạy nhe nhàng theo hàng dọc trên địa hình tự nhiên
- GV cho chơi trò chơi
2. Phần cơ bản :
a, ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng điểm số
- GV hô khẩu lệnh cho lớp tập . Cho cán sự lớp điều khiển giáo viên sửa động tác sai cho học sinh .
+Chia tổ tập luyện
- GV theo dõi sửa động tác sai cho học sinh . Cho các tổ trình diễn . Lớp nhận xét.
b,Ôn đi vượt chướng ngại vật thấp.
-Giáo viên cho cả lớp thực hiện theo đội hình hàng ngang , mỗi động tác tập 2-3 lần . Cho lớp tập theo hàng dọc (dòng nước chảy).Em nọ cách em kia 3-4m .Nhận xét sửa động tác sai cho học sinh
c, Chơi trò chơi:
" Thi xếp hàng nhanh"
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi
- GV cho chơi
3 .Phần kết thúc:
- GV HD thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống lại bài học
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về nhà ôn động tác đi vượt chướng ngại vật
-------------------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn
Tiết 5: KỂ VỀ GIA ĐÌNH
I/ Mục tiêu :
- Kể được một cách đơn giản về gia đình với một người bạn mới.
- GDHS: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình.
II/ Đồ dùng dạy - học :
- Một số bài văn mẫu
III/ Các hoạt động dạy - học :
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS đọc lại đơn xin vào đội.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
B. Dạy - học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn giới thiệu về gia đình:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1
- GV gợi ý chỉ cần nói từ 5 đến 7 câu về gia đình mình.
VD: Gia đình em có ai?
Làm công việc gì ?
Tính tình thế nào ?
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- GV đọc một số bài văn mẫu
Hoạt động 2 : Thực hành:
- Cho HS làm bài vào vở. GV theo dõi giúp đỡ HS
- Chấm điểm tập HS
- GV chọn bài viết hay đọc cho cả lớp nghe
KL: Trong gia đình phải biết thương và quan tâm đến nhau.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS
----------------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 23: BẢNG CHIA 6
I/ MỤC TIÊU:
- Bước đầu thuộc bảng chia 6
- Vận dụng giải toán có lời văn (có một phép chia 6)
- Cẩn thận trong tính toán
II/ CHUẨN BỊ:
- Các tấm bìa có 6 chấm tròn
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG:
A. Kiểm tra
- Học sinh thi đua hỏi – đáp bảng nhân 6
- Nhận xét
B. Bài mới
- Giới thiệu bài: Bảng chia 6
Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng chia 6 (cả lớp)
- Giáo viên dùng đồ dùng trực quan, các tấm bìa có 6 chấm tròn hướng dẫn học sinh lập bảng chia 6
- Học sinh quan sát trả lời
- Giáo viên lưu ý: Có thể dựa vào bảng nhân 6 để lập bảng chia 6, với số chia là 6
Hoạt động 2: Hướng dẫn học thuộc lòng bảng chia 6
- Học sinh đọc đồng thanh, cá nhân nối tiếp
- Giáo viên hỏi:
+ Em có nhận xét gì về số bị chia trong bảng chia 6?
+ Kết quả của bảng chia 6 như thế nào?
- Học sinh tự học thuộc lòng (nhóm 4)
- Thi đọc thuộc lòng
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1: Tính nhẩm (cá nhân)
- Trò chơi: “xì điện”
- Nhận xét
Bài tập 2: Tính nhẩm (cá nhân, vở)
- Học sinh làm vở
- 4 học sinh sửa bài – nhận xét
- Lưu ý: Học sinh biết lấy tích chia thừa số này ta được thừa số kia
Bài tập 3: Giải toán
- Học sinh đọc đề – phân tích
- Thi đua làm vào vở
- Thu chấm 10 vở
- Nhận xét
C. Dặn dò – nhận xét
- Học thuộc lòng bảng chia 6
- Làm bài tập 4 giờ tự học
- Giáo viên tổng kết tiết học.
---------------------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên và xã hội
Tiết 9: PHÒNG BỆNH TIM MẠCH
I/ MỤC TIÊU :
Ø HS biết được tác hại và cách đề phòng bệnh thấp tim ở trẻ em.
Ø HS khá giỏi: Biết nguyên nhân của bệnh thấp tim.
* Kĩ năng sống:
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích và xử lí thông tin về bệnh tim mạch thường gặp ở trẻ em.
-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm của bản thân trong việc đề phòng bệnh thấp tim.
II/ CHUẨN BỊ:
Ø Hình vẽ sgk.
III/ LÊN LỚP :
1. Ổn định.
2. KTBC: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn.
w Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch?
- HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương.
3. Bài mới: Phòng bệnh tim mạch
óHoạt động 1: Kể được tên một vài bệnh về tim mạch.
- GV yêu cầu HS kể tên một số bệnh tim mạch mà em biết.
- GV kết luận : Bệnh thấp tim, bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim ... Trong bài này cần lưu ý đến một bệnh về tim mạch thường gặp nhưng nguy hiểm đối với trẻ em đó là bệnh thấp tim.
ó Hoạt động 2: Nêu được sự nguy hiểm và nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim ở trẻ em.
- HS quan sát sgk và đọc lời đáp trong từng hình, thảo luận theo cặp (2 em).
w Ở lứa tuổi nào hay bị bệnh thấp tim?
w Bệnh thấp tim nguy hiểm như thế nào?
w Nguyên nhân gây ra bệnh thấp tim là gì?
- Cho một bạn làm bác sĩ, 1 bạn làm bênh nhân và trao đổi với nhau về bệnh thấp tim.
- GV kết luận:
+ Thấp tim là một bệnh vè tim mạch mà ở lứa tuổi học sinh thường mắc.
+ Bệnh này để lại di chứng nặng nề cho van tim, cuối cùng gây suy tim.
+ Nguyên nhân dẫn đến bệnh thấp tim là do bị viêm họng, viêm Amidan kéo dài hoặc viêm khớp cấp không được chữa trị kịp thời, dứt điểm.
ó Hoạt động 3: Một số cách đề phòng bệnh thấp tim; có ý thức phòng bệnh thấp tim.
- HS quan sát hình 4, 5, 6 sgk trang 21, chỉ vào từng hình và nói với nhau về nội dung, ý nghĩa của các việc làm trong từng hình đối với việc đề phòng bệnh thấp tim.
- HS trình bày, GV kết luận
- GV: Đề phòng bệnh thấp tim cần phải: giữ ấm khi trời lạnh, ăn uống đủ chất, giữ vệ sinh cá nhân tốt, rèn luyện thân thể hàng ngày để không bị các bệnh viêm họng, viêm a-mi-đan kéo dài hoặc viêm khớp cấp,…
4. Củng cố- Dặn dò.
w Kể một số cách đề phòng bệnh thấp tim?
Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài.
Chuẩn bị: hoạt động bài tiết nước tiểu: xem sgk.
-------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- Giao an 3 tuan 5mot cot 20132014.doc