Giáo án Lớp 3 Tuần 4 Năm học 2013-2014

Tập đọc

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật.

- Hiểu nội dung : người mẹ rất yêu con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả. (trả lời được các câu hỏi nội dung sgk.)

Kể chuyện

- Học sinh bước đầu biết cùng bạn dựng lại từng đoạn câu chuyện theo cách phân vai.

* GDKNS: Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân.

 

doc22 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 4 Năm học 2013-2014, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi Làm đúng bài tập (2) a/b; Hoặc (3) a/b Chữ viết đẹp, đúng chính tả. II/ CÁC HOẠT ĐỘNG: A. Kiểm tra - Học sinh viết bảng con: ngắc ngứ ,ngoặc kép, mở cửa, đổ vỡ - Nhận xét B. Bài mới - Giới thiệu bài: Nghe viết : Người mẹ Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết Giáo viên đọc mẫu đoạn viết 2 học sinh đọc lại , giáo viên hỏi: + Bà mẹ làm gì để giành lại đứa con? + Thần chết ngạc nhiên vì điều gì? + Đoạn viết có mấy câu? + Tìm chữ viết hoa?vì sao? + Trong bài sử dụng các dấu câu nào? - Giáo viên đọc câu , học sinh rút ra từ khó , viết bảng con: - Từ khó: khó khăn, giành lại, hiểu, ngạc nhiên. - Giáo viên đọc bài lần 2 - Giáo viên đọc học sinh viết vở cá nhân. - Soát lỗi – chấm 1 số vở - Nhận xét Hoạt động 2: Hướng dẫn bài tập Bài tập 2: giáo viên lựa chọn phần b. Học sinh thảo luận cặp đôi tìm lời giải Đại diện nhóm trả lời Nhận xét Bài tập 3: Học sinh đọc yêu cầu bài - Học sinh bài cá nhân vào vở - Hỏi đáp trước lớp – nhận xét C. Dặn dò – nhận xét - Sửa lỗi chính tả sai - Giáo viên tổng kết tiết học. ---------------------------------------------------------------------------------- Toán Tiết 17 : KIỂM TRA I/ MỤC TIÊU: - Kiểm tra kỹ năng thực hiện phép cộng, trừ các số có 3 chữ số (có nhớ 1 lần) - Khả năng nhận biết số phần bằng nhau của đơn vị: 1/2, 1/3, 1/4, 1/5 - Giải bài toán đơn và biết tính độ dài đường gấp khúc. II/ ĐỀ TOÁN: * HĐ1: GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. * HĐ2: GV ghi đề bài lên bảng: 1/ Đặt tính rồi tính (4 điểm) 327 + 416 561 – 243 462 + 154 728 – 456 2/ Khoanh vào 1/3 số dấu chéo sau (2 điểm) a) x x x x b) x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 3/ Bố nặng 52 kg, mẹ nặng 46 kg. Hỏi bố nặng hơn mẹ mấy kg? (2 điểm) 4/ Tính độ dài đường gấp khúc ABCD ( có kích thước như hình vẽ) A B C D (2 điểm) * HĐ3:HS làm bài – GV bao quát lớp. Hết giờ thu bài. III. Cách đánh giá điểm: Bài 1: 4 điểm – đúng 1 phép tính 1 điểm. Bài 2: 1 diểm – đúng 1 câu 0,5 điểm. Bài 3: 2,5 điểm. Bái 4: 2,5 điểm. --------------------------------------------------------------------------------------- Âm nhạc Tiết 4 Học hát bài: BÀI CA ĐI HỌC (lời 2) Nhạc và lời: Phan Trần Bảng I/ MỤC TIÊU : Ø HS biết hát theo giai điệu và đúng lời 2. Ø HS biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. Ø Đối với HS khá, giỏi: Biết hát đúng giai điệu; biết hát kết hợp vận động phụ họa. II/ CHUẨN BỊ: Ø Máy hát, đĩa nhạc có bài “Bài ca đi học”, nhạc cụ gõ. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Bài ca đi học (lời 1) Gọi HS hát lại lời 1. Nhận xét 3. Bài mới: Bài ca đi học (lời 2) óHoạt động 1: Dạy hát (lời 2). GV cho HS nghe băng bài hát lời 2. HS đọc đồng thanh lời ca lời 2. Dạy hát từng câu. - HS vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu. ó Hoạt động 2: Ôn luyện cả bài. - Ôn lại cả bài hát, HS ôn luyện nhiều lần. - Chia nhóm, mỗi nhóm lần lượt trình bày bài hát. - GV nhận xét, sửa sai. 3. Củng cố- Dặn dò. Cho học sinh hát lại cả bài kết hợp phụ họa bài hát Nhận xét tiết học GV nhận xét tiết học. Dặn dò: Học thuộc cả bài, tập hát đúng giai điệu. Chuẩn bị: Học bài hát Đếm sao. – Học trước lời bài hát --------------------------------------------------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 13 tháng 9 năm 2013 Tập làm văn Tiết 4: NGHE KỂ: DẠI GÌ MÀ ĐỔI ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẲN I/ MỤC TIÊU: Nghe kể lại được câu chuyện: Dại gì mà đổi Rèn học sinh tính mạnh dạn kể chuyện II/ CÁC HOẠT ĐỘNG: A. Kiểm tra - Học sinh kể về gia đình mình - Nhận xét B. Bài mới - Giới thiệu bài: Nghe kể: Dại gì mà đổi Điền vào giấy tờ in sẳn Hoạt động 1: Nghe kể câu chuyện Giáo viên kể câu chuyện: Dại gì mà đổi, kể 2 lần Học sinh theo dõi và trả lời câu hỏi gợi ý sau: + Vì sao mẹ dọa đổi cậu bé? + Cậu bé trả lời mẹ như thế nào? - 1 học sinh kề lại câu chuyện - Học sinh tập kể theo nhóm 4 - Thi kể trước lớp + Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào? - Giáo dục: Không nghịch ngợm, phá phách mà hãy là đứa con ngoan, biết vâng lời cha mẹ. C. Dặn dò – nhận xét - Tập kể lại câu chuyện trên - Giáo viên tổng kết tiết học. ---------------------------------------------------------------------------------- Toán Tiết 18: BẢNG NHÂN 6 I/ MỤC TIÊU: - Học sinh lập được bảng nhân 6 và học thuộc lòng - Vận dụng vào giải toán có phép nhân - Rèn kỹ năng tính toán II/ CÁC HOẠT ĐỘNG: A. Kiểm tra - Phát bài kiểm tra - Nhận xét- sửa sai B. Bài mới - Giới thiệu bài: Bảng nhân 6 Hoạt động 1: Hướng dẫn lập bảng nhân 6 (cả lớp) - Giáo viên dùng đồ dùng trực quan là các tấm bìa có 6 chấm tròn biểu diễn cho học sinh xem + 6 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 6 chấm tròn, được viết là: 6 x 1 = 6 + 6 lấy 2 lần được viết thành phép nhân như thế nào? (6 x 2 = 12) + Làm thế nào để tìm 6 nhân 3? - Tương tự như thế với các phép nhân còn lại trong bảng 6 x 4 = 24 6 x 5 = 30 ............... Lưu ý: Khuyến khích học sinh tìm cách phân tích là: 6 x 4 = 6 x 3 + 6 = 24 Hoạt động 2: Hướng dẫn học thuộc lòng - Học sinh đọc thuộc lòng bảng nhân 6 (cá nhân, đồng thanh) - Thi đọc thuộc lòng (cá nhân, tổ) - Nhận xét Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: Học sinh thực hành hỏi đáp nhóm đôi - Đại diện nhóm hỏi đáp - Nhận xét- tuyên dương Bài tập 2: Giải toán (cá nhân) - Học sinh đọc đề- phân tích - Học sinh làm vào vở - 1 học sinh sửa bài - Thu chấm 1 số vở- nhận xét Bài tập 3: Thực hành đếm thêm 6 (thi đua) - 3 nhóm thi đua ghi bảng phụ - Học sinh đọc xuôi- đọc ngược dãy số trên - Nhận xét- tuyên dương C. Dặn dò – nhận xét - Thi đua đọc bảng nhân 6 - Học thuộc lòng bảng nhân 6 - Giáo viên tổng kết tiết học. --------------------------------------------------------------------------------------- Tự nhiên và xã hội Tiết 8: VỆ SINH CƠ QUAN TUẦN HOÀN I/ MỤC TIÊU : Ø HS nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tuần hoàn. Ø HS khá giỏi: Biết được tại sao không nên luyện tập và lao động quá sức. * Kĩ năng sống: -Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: So sánh đối chiếu nhịp tim trước và sau khi vận động. -Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để bảo vệ tim mạch. II/ CHUẨN BỊ: Ø Hình vẽ sgk. III/ LÊN LỚP : 1. Ổn định. 2. KTBC: Hoạt động tuần hoàn w Tim có chức năng gì đối với cơ thể? w Nếu tim ngừng đập cơ thể sẽ như thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét, tuyên dương. 3. Bài mới: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn óHoạt động 1: Tìm hiểu về nhịp đập của tim. - Trò chơi: Làm theo tôi nói chứ đừng làm như tôi làm. GV nêu luật chơi – cho HS chơi thử. GV điều khiển – Hs thực hiện. - Kết thúc trò chơi GV hỏi: w Bây giờ các em thấy nhịp đập của tim như thế nào? ( 1 số em nêu ). - Trò chơi: đổi chỗ cho nhau. - Sau khi HS chơi xong – GV cho HS so sánh: w Khi vận động mạnh thì nhịp tim đập như thế nào so với vận động nhẹ hoặc nghỉ ngơi? - GV kết luận: Khi ta vận động mạnh hoặc lao động chân tay thì nhịp đập của tim và mạch nhanh hơn bình thường. Vì vậy, lao động và vui chơi rất có lợi cho hoạt động của tim mạch. Tuy nhiên, nếu lao động hoặc hoạt động quá sức, tiom có thể mệt, có hại cho sức khỏe. ó Hoạt động 2: Bảo vệ và giữ vệ sinh cơ quan tuần hoàn. - GV cho các nhóm thảo luận các tranh trang 19 sgk trả lời theo 2 câu hỏi sau: + Các bạn trong tranh đang làm gì: + Theo em, các bạn làm như thế nên hay không nên để bảo vệ tim mạch? Vì sao? - Đại diện nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV liên hệ với bản thân: em đã làm gì để bảo vệ tim mạch? - Nhận xét - GV kết luận: Để bảo vệ tim mạch chúng ta cần: + Sống vui vẻ, tránh xúc động mạnh hay tức giận… + Không mặc quần áo và đi giày dép quá chật. + Ăn uống điều độ, đủ chất; không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… 3. Củng cố- Dặn dò. w Tại sao không nên lao động và làm việc quá sức. w Tại sao ta không nên mặc quần áo, đi giày quá chật. Nhận xét tiết học, tuyên dương những em HS ngoan, có ý thức học bài. - Dặn dị HS tập thể dục đều đặn, vui chơi, lao động vừa sức. Chuẩn bị: Phòng bệnh tim mạch: xem sgk. ------------------------------------------------------------------------------------- Thể dục Tiết 8: ĐI VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT THẤP TRÒ CHƠI: THI XẾP HÀNG I/. Mục tiêu: - Đi đúng theo vạch kẻ thẳng, thân người giữ thăng bằng. - Bước đầu biết cách đi vượt chướng ngại vật. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. II/. Phương tiện: Vệ sinh nơi tập,còi. Địa điểm: Sân trường III/. Các hoạt động cơ bản: 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp - Chạy chậm 1 vòng xung quanh sân 100 - 120m. * Trò chơi “ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau” 2. Phần cơ bản: - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, điểm số đi theo vạch kẻ thẳng: GV cho lớp tập hợp 1 lần theo hàng ngang để làm mẫu, sau đó chia tổ tập luyện GV đi đến từng tổ quan sát và nhắc nhở những em thực hiện chưa tốt GV tập hợp lớp lại, cho 1 tổ lên thực hiện để cả lớp nhận xét. - Học đi vượt chướng ngại vật ( thấp): GV nêu tện động tác, sau đó vừa làm mẫu vừa giải thích động tác và cho học sinh tập bắt chước. GV dùng khẩu hiệu để hô cho HS tập “Vào chỗ…bắt đầu!”. Sau khi HS đi xong thì hô “Thôi!” HS thực hành đi, GV uốn nắn sửa chữa động tác cho các em - Chơi trò chơi “ Thi xếp hàng”: GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, sau đó cho học sinh tham gia chơi. GV chọn vị trí đứng thích hợp và phát lệnh, HS nhanh chóng xếp vào hàng và đọc những vần điệu trên. Yêu cầu các em đứng đúng vị trí và thứ tự của mình. Tổ nào tập hợp nhanh, đứng đúng vị trí, thẳng hàng thì tổ đó thắng. Tổ nào chậm nhất, không thẳng hàng thì sẽ bị phạt 3. Phần kết thúc: - HS đi chậm theo vòng tròn, vừa đi, vừa thả lỏng. - GV cùng HS hệ thống bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập và giao bài tập về nhà: Ôn động tác đi đều….. ---------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docGiao an 3 tuan 4mot cot 20132014.doc
Giáo án liên quan