-Biết tìm số liền trước của một số ; số lớn nhất (số bé nhất) trong một nhóm 4 số.
-Biết thực hiện các phép tính cộng , trừ , nhân , chia và giải bài toán bằng hai phép tính.
-Đọc và biết phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản.
4 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 35 Thứ 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 09 tháng 5 năm 2012
TOÁN.
Luyện tập chung.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Biết tìm số liền trước của một số ; số lớn nhất (số bé nhất) trong một nhóm 4 số.
-Biết thực hiện các phép tính cộng , trừ , nhân , chia và giải bài toán bằng hai phép tính.
-Đọc và biết phân tích số liệu của bảng thống kê đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Bảng phụ, phấn màu.
* HS: SGK, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Luyện tập chung.
3. Giới thiệu và nêu vấn đề.
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Làm bài 1, 2.
Bài 1:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS tự làm. Cả lớp làm vào nháp.
- GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 2:
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu đề bài:
- GV yêu cầu HS đặt tính rồi làm bài vào nháp.
- GV mời 4 HS lên bảng . Cả lớp làm bài vào nháp
- GV nhận xét, chốt lại.
* Hoạt động 2: Làm bài 3, 4.
Bài 3:
- GV mời 1 HS yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS cả lớp tự tóm tắt và làm bài vào nháp.
- GV mời 1 HS lên bảng làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại.
Bài 4:
- GV mời 1 HS yêu cầu đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát bảng thống kê số liệu.
- GV yêu cầu HS cả lớp làm bài vào SGK.
- GV mời 4 nhóm HS lên bảng thi làm bài.
- GV nhận xét, chốt lại.
a) Số liền trước của 5480 là: 5479.
b) Số liền sau của 10.000 là: 10.001
c) Số lớn nhất trong các số 63.527 ; 63.257 ; 63.257 ; 63.752 là : 63.752
75318 + 7138 = 82456
62970 – 5958 = 57012
2405 x 9 = 21645
6592 : 8 = 824
Đáp số : 840 kg.
5. Củng cố – dặn dò.
-Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
-Nhận xét tiết học
Tập đọc
Ôn tập và KT cuối học kì II
Tiết 4: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1.
- Nhận biết được các từ ngữ thể hiện sự nhân hố, các cách nhân hố (BT2).
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc.
* HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Ôn luyện tiết 3.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
- GV yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm chọn bài tập đọc
GV đặt một câu hỏi cho đoạn vừa đọc
- GV cho điểm.
- GV thực hiện tương tự với các trường hợp còn lại
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa.
- GV yêu cầu cả lớp đọc thầm bài thơ, tìm tên các con vật được kể đến trong bài.
- GV yêu cầu các HS làm việc theo nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại.
+ Những con vật được nhân hố : con Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Sam, Còng, Dã Tràng.
+ Các con vật được gọi: cái, cậu, chú, bà, bà, ông.
+ Các con vật được tả: thổi xôi, đi hội, cõng nồi ; đỏ mắt, nhóm lửa, chép miệng ; vận mình, pha trà ; lật đật, đi chợ, dắt tay bà Còng ; dựng nhà ; móm mén, rụng hai răng, khen xôi dẻo.
-HS lên bốc thăm bài tập đọc.
-HS đọc từng đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong yếu.
-HS trả lời.
-HS đọc yêu cầu của bài.
-HS làm bài vào vở.
-HS trả lời:có là con Cua Càng, Tép, Ốc, Tôm, Sam, Còng, Dã Tràng.
-Các nhóm lên trình bày.
-HS cả lớp nhận xét.
5. Củng cố – dặn dò.
-Về ôn lại các bài học thuộc lo
-Chuẩn bị bài: Tiết ôn thứ 5.
Thủ công
Ôn tập chương III , IV: Đan nan và làm đồ chơi (t.2)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Ôn tập củng cố được kiến thức, kĩ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản.
-Làm được một sản phẩm đã học.
*HS khéo tay: Làm được ít nhất một sản phẩm đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II.ĐDDH:
-GV: Chữ mẫu cái trong chương III, IV.
-HS: Giấy màu, kéo, hồ, thước, bút chì.
III.CHĐD-H:
1/KT ĐD học tập của hs.
2/Nd KT:
-Đề KT: Em hãy làm một trong những sản phẩm thủ công đã học ở chương III, IV (Chọn sản phẩm khác với bài làm tuần trước).
-GV giải thích yêu cầu của bài.
-HS làm bài KT.
3/Đánh giá:
-Đánh giá sản phẩm của hs theo 2 mức: Hoàn thành (A)
+Thực hiện đúng qui trình kĩ thuật và làm được sản phẩm hoàn chỉnh, cân đối, nếp gấp đều, đường cắt thẳng.
-Nếu sp có sáng tạo, trang trí đẹp được đánh: Hoàn thành tốt (A+)
-Thực hiện không đúng quy trình kĩ thuật và chưa làm được sản phẩm: Chưa hoàn thành (B)
3/Nhận xét-dặn dò:
-Nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập và kết quả thực hành của hs.
-Chuẩn bị dung cụ cho bài: KT chương III, IV (tt).
Tự nhiên xã hội
Ôn tập và kiểm tra học kì II.
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Khắc sâu những kiến thức đã học về chủ đề Tự nhiên :
-Kể tên một số cây , con vật ở địa phương.
-Nhận biết được nơi em sống thuộc dạng địa hình nào : đồng bằng , miền núi hay nông thôn , thành thị ...
-Kể về Mặt Trời , Trái Đất , ngày , tháng , mùa...
II. CHUẨN BỊ:
* GV: Các hình về cây cối thiên nhiên.
* HS: SGK, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Khởi động: Hát.
Bài cũ: Bề mặt lục địa.
+ Nêu sự khác nhau giữa núi và đồi về độ cao, đỉnh, sườn?
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?
- Gv nhận xét.
Giới thiệu và nêu vấn đề:
4. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát cả lớp.
- Yêu cầu cần đạt: HS nhận dạng được một số dạng hình ở địa phương. HS biết một số cây cối và con vật ở địa phương.
. Cách tiến hành.
- GV tổ chức cho HS quan sát tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên, về cây cối, con vật của quê hương.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm nói về quê hương .
- Yêu cầu cần đạt: Giúp HS tái hiện phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình.
. Cách tiến hành
Bước 1:
- GV hỏi: Các em sống ở miền nào?
Bước 2:
- HS nói với nhau về các cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương mình.
Bước 3:
-Vài HS nói trước lớp.Cả lớp nhận xét .
-HS quan sát tranh ảnh.
-HS trả lời.
-HS trình bày
5 .Tổng kết – dặn dò.
-Chuẩn bị tiếp tục ôn tập và KT tự nhiên
-Nhận xét bài học.
File đính kèm:
- TUAN 35 THU 4.doc