A.Tập đọc: - Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi tình nghĩa thủy chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
B. Kể chuyện: Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK).
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa trong SGK. Bảng phụ viết các gợi ý kể từng đoạn câu chuyện.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1047 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 Tuần 34 – Trần Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Chu vi hình tam giác là:
35 + 26 + 40 = 101(cm)
Đáp số: 101 cm.
Bài 3: HS tự làm bài vào vở. GV chấm chữa bài.
Giải: Chu vi mảnh đát hình chữ nhật đó là:
( 125 + 68) x2 = 386(m)
Đáp số: 386 m.
Bài 4: Một HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS muốn tính cạnh hình vuông có thể tính chu vi hình vuông rồi lấy chu vi đó chia cho 4. (vì chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật).
- Cả lớp làm vào vở, một HS làm vào bảng phụ sau đó chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BỀ MẶT LỤC ĐỊA (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết so sánh một số dạng địa hình: giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.
- KNS: Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống và khác nhau giữa đồi và núi, giữa đồng bằng và cao nguyên.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK T130, 131; Tranh ảnh núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên do GV và HS sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.10’
Mục tiêu:- Học sinh nêu được địa hình giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.
Bước 1: Dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1, 2 SGK T130, HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành bảng sau:
Núi
Đồi
Độ cao
cao
thấp
Đỉnh
nhọn
tơng đối tròn
Sờn
dốc
thoải
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
* GV kết luận: Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; còn đồi thì đỉnh tròn, sườn thoải.
Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp.10’
Mục tiêu:- Biết so sánh một số dạng địa hình giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 3, 4, 5 (SGK T131) và trả lời theo gợi ý:
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
- GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi trước lớp. GV và HS hoàn thiện câu trả lời.
* GV kết luận: Đồng bằng và cao nguyên tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
Hoạt động 3: Vẽ mô hình tả đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên. 10’
Mục tiêu:- Học sinh vẽ được mô hình đồi núi.
- Mỗi HS vẽ mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào vở của mình.
- Hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau và nhận xét.
- HS trưng bày bài vẽ của mình. GV và HS nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 5’
GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài.
CHÍNH TẢ
Nghe - viết: DÒNG SUỐI THỨC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ lục bát.
- Làm đúng BT(2) a/b; BT(3) a/b.
II. Đồ dùng dạy - học: 3, 4 tờ phiếu viết BT2.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
- Một HS đọc cho hai bạn viết bảng lớp 5 nước Đông Nam Á.
B. Dạy bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc bài thơ Dòng suối thức. Gọi 2, 3 HS đọc bài thơ, cả lớp theo dõi SGK.
- GV giúp HS hiểu nội dung bài thơ:
+ Tác giả tả giấc ngủ của muôn vật trong đêm như thế nào?
+ Trong đêm, dòng suối thức để làm gì?
- HS nói cách trình bài thơ theo thể thơ lục bát.
- HS đọc thầm lại bài thơ, ghi những chữ dễ viết sai vào vở nháp.
b. GV đọc HS viết bài.
c. Chấm, chữa bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT2b.
- GV gọi 3 HS lên bảng giải để kiểm tra chính tả, chốt lại lời giải đúng.
Theo thứ tự: vũ trụ, tên lửa.
Bài tập 3b:
Cách thực hiện tương tự BT2. HS tự làm. Gọi 2 HS lên bảng thi làm, đọc kết quả. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng:
Cũng, cũng, cả, điểm, cả, điểm, thể, điểm.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
- GV khuyến khích HS về nhà học thuộc lòng bài chính tả Dòng suối thức.
- Dặn HS sưu tầm những mẫu chuyện về Ga-ga-rin, Am-xtơ-rông, anh hùng Phạm Tuân để chuẩn bị tiết sau.
TẬP LÀM VĂN
Nghe - kể: VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO. GHI CHÉP SỔ TAY
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nghe và nói lại được thông tin trong bài Vươn tới các vì sao.
- Ghi vào sổ tay ý chính của 1 trong 3 thông tin nghe được.
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh họa từng mục trong bài Vươn tới các vì sao.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: Gọi HS đọc trong sổ tay về những ý chính các câu trả lời của Đô-rê - mon.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nghe - nói
Bài tập 1: - HS đọc yêu cầu của bài tập và 3 đề mục a, b, c.
- HS quan sát từng ảnh minh họa, đọc tên tàu vũ trụ và tên 2 nhà du hành vũ trụ. GV nhắc HS chuẩn bị giấy bút, chăm chú nghe để ghi lại những con số, tên riêng (Liên xô, tàu A - pô - lô…) Sự kiện (bay vòng quanh trái đất, bắn rơi B 52…).
- GV đọc bài (Giọng chậm rãi, tự hào); Đọc xong từng mục hỏi HS:
+ Ngày tháng năm nào Liên xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1?
+ Ai là người bay trên con tàu đó? (Ga-ga- rin)
+ Ngày nhà du hành vũ trụ Am- xtơ- rông được tàu vũ trụ A- pô- lô đưa lên mặt trăng là ngày nào? (ngày 21- 7 - 1969)
+ Anh hùng Phạm Tuân tham gia chuyến bay vũ trụ lên tàu Liên hợp của Liên Xô năm nào? (năm 1980)
- HS thực hành nói theo các câu hỏi gợi ý.
- Trao đổi theo cặp, nhóm để nói lại được các thông tin đầy đủ; GV theo dõi. Đại diện các nhóm thi nói.
Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu của bài. GV nhắc HS lựa chọn ghi vào sổ tay những ý chính của từng tin.
- HS thực hành ghi vào vở bài tập.
- HS tiếp nối nhau đọc trước lớp. Cả lớp và GV bình chọn những bạn biết ghi chép sổ tay.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Nhận xét chung giờ học. Tuyên dương một số em làm bài tốt.
Thứ sáu ngày 6 tháng 5 năm 2011
THỦ CÔNG
ÔN TẬP CHƯƠNG III VÀ CHƯƠNG IV (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt:
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng đan nan và làm đồ chơi đơn giản.
- Làm được một số sản phẩm đã học.
- Với HS khéo tay: Làm được ít nhất một sản phẩm đã học có tính sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy - học: Các sản phẩm đã học trong chương III (Tấm đan nong mốt, tấm đan nong đôi)
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hệ thống lại một số kiến thức cơ bản về cách đan nong mốt và cách đan nong đôi đã học.
- 1 HS nhắc lại các bước đan nong mốt. Cả lớp và GV theo dõi, nhận xét.
- 1 HS nhắc lại các bước đan nong đôi. GV cùng cả lớp theo dõi, nhận xét.
Hoạt động 2: Học sinh thực hành đan sản phẩm
- Học sinh thực hành đan sản phẩm theo nhóm.
- GV xuống các nhóm theo dõi nhắc nhở thêm, giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành tốt sản phẩm đã học .
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
- GV chấm 1 số sản phẩm. Tuyên dương những nhóm có ý thức học tập tốt.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
Nhận xét chung giờ học. Dặn chuẩn bị tiết sau ôn tập chương IV.
TOÁN
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết giải bài toán bằng hai phép tính.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu bài, cả lớp theo dõi, tóm tắt bài toán, rồi giải bài vào vở.
- 2 HS làm bài vào bảng phụ theo hai cách. Cả lớp cùng chữa bài.
Bài 2: Tương tự bài 1 HS làm bài rồi tự đổi vở kiểm tra lẫn nhau.
Bài 3: Làm tương tự bài 1.
Bài 4: Cho HS nêu cách làm rồi giải bài vào vở.
- Một HS làm vào bảng phụ sau đó chữa bài.
- Cả lớp và GV theo dõi kết luận lời giải đúng.
Hoạt động 2: Chấm bài – Nhận xét, dặn dò.
GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
KIỂM ĐIỂM CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về vệ sinh trực nhật, nề nếp, học tập.
- Bình xét thi đua.
- Nêu kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần
a. Cán sự lớp nhận xét: Về vệ sinh cá nhân; Về nề nếp học tập.
b. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm của HS trong tuần:
- Khen ngợi những học sinh có nhiều tiến bộ, có ý thức trong học tập và các hoạt động khác.
- Nhắc nhở những HS còn phạm nhiều khuyết điểm như: không thuộc bài khi đến lớp, còn thiếu sách vở, ĐDHT, hay nói chuyện riêng, ý thức học tập chưa tốt.
c. Bình xét thi đua.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS.
- Tăng cường công tác bồi dưỡng HSG thi “Viết chữ đẹp” ở Huyện, phụ đạo HS yếu.
- Tăng cường ôn tập chuẩn bị KTĐK lần 4.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị cho tuần tới.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên (BT1, BT2).
- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học: Tranh ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên và những thành quả sáng tạo, tô điểm cho thiên nhiên của con người.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 2 HS đọc đoạn văn có sử dụng phép nhân hóa trong khổ thơ của bài Mưa. Cả lớp và GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS làm bài theo nhóm. GV phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Đại diện các nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả. Cả lớp và GV tính điểm thi đua. GV lấy bài của nhóm thắng cuộc làm chuẩn, bổ sung để hoàn chỉnh kết quả.
Bài 2: Một HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài tập vào VBT.
- Một HS đọc kết quả. Cả lớp và GV kết luận lời giải đúng: Con người làm cho trái đất thêm giàu đẹp bằng cách:
+ Xây dựng nhà cửa, cung điện, nhà thờ, những công trình kiến trúc lộng lẫy, làm thơ, sáng tác âm nhạc,…
+ Xây dựng nhà máy, xí nghiệp, công trường ,…
+ Xây dựng trường học để dạy con em thành người có ích.
+ Xây bệnh viện, trạm xá để chữa bệnh cho người ốm,…
+ Gieo trồng, gặt hái, nuôi gia cầm, gia súc,..
+ Bảo vệ môi trường, trồng cây xanh, bảo vệ động vật quý hiếm, giữ sạch bầu không khí.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài theo cặp. GV nhắc nhở HS nhớ viết hoa chữ cái đầu đứng sau dấu chấm.
- Đại diện các cặp lên trình bày kết quả. Cả lớp và GV phân tích, chốt lại lời giải đúng .
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
GV nhận xét chung giờ học.
File đính kèm:
- GAlop 3 Tuan 34 CKTKNGTKNSGDBien dao.doc