I. Mục tiêu: HS hiểu biết về tập tục, lề lối và các phong tục tập quán ở địa phương (nơi mình đang sống).
- GD tình yêu que hương, đất nước; biết giữ gìn bản sắc của dân tộc.
II. Chuẩn bị: Một số tranh ảnh về các lễ hội, ngày hội của địa phương.
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2080 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 3 Tuần 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- điểm.
Toán - Tiết 169
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật, hình vuông.
- BT cần làm: Bài 1; 2; 3; 4.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Ôn tập (30 phút)
Bài 1: Gọi HS nêu YC và ND của BT.
- Gợi ý cho HS yếu đếm số ô vuông và trả lời.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Gọi HS đọc BT.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nhắc lại cách tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật và hình vuông.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3: GV vẽ hình lên bảng.
- Gợi ý HS chia mảnh đất thành 2 hình: Hình vuông cạnh 6 cm và hình vuông cạnh 3m. Tính DT 2 hình đó rồi cộng lại được diện tích hình H.
- Nhận xét, chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- Quan tiết ôn tập cần lưu ý những kiến thức gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn VN ôn lại các dạng toán đã học.
- Vài HS nêu.
- HS khác nhận xét.
* HS đếm và trả lời theo YC của BT.
- Vài HS trả lời; HS khác nhận xét.
+ Hình A có diện tích là 8cm2.
+ Hình B có diện tích là 10cm2
+ Hình C có diện tích là 18cm2
+ Hình D có diện tích là 8cm2
* 1 HS đọc BT; HS làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
Đáp số: a) 36cm ; 36cm
b) 72cm2 ; 81cm2
* 1 HS nêu yêu cầu của BT.
- HS làm bài vào vở; 1 HS khá, giỏi làm trên bảng.
Bài giải
Diện tích hình vuông cạnh 6cm là:
6 x 6 = 36(cm2 )
Diện tích hình vuông cạnh 3cm là:
3 x 3 = 9 (cm2 )
Diện tích hình H là: 6 + 9 = 45 (cm2 )
Đáp số: 45cm2
Tự nhiên và xã hội - Tiết 68
BỀ MẶT LỤC ĐỊA (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Biết so sánh một số dạng địa hình: giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và núi.
- GDHS các KNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin; quan sát, so sánh.
- GD ý thức BVMTTN biển đảo.
* Phương pháp Bàn tay nặn bột: Nhận biết, phân biệt được đồi núi, cao nguyên và đồng bằng.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
- Mô tả bề mặt của lục địa.
- Nhận xét, cho điểm HS
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Dạy bài mới (28 phút)
a) Hoạt động 1 : Tìm hiểu bề mặt lục địa
* PP Bàn tay nặn bột: Nhận biết, phân biệt được đồi, núi, cao nguyên và đồng bằng.
Bước 1. Đặt vấn đề: Tiết trước chúng ta đã biết trên lục địa có sông, suối, hồ . Vậy trên lục địa còn có những gì, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu?
Bước 2: Hình thành biểu tượng ban đầu.
- GV: Bề mặt lục địa không bằng phẳng.
Trên bề mặt lục địa có những chỗ lồi lõm, có chỗ có nước, có chỗ không có nước. Vậy những chỗ đất đá nhô lên cao và những chỗ bằng phẳng đó chính là gì, đó chính là ND chúng ta cần thảo luận tìm hiểu?
Bước 3. Đề xuất câu hỏi
- Yêu cầu HS thảo luận đưa ra các câu hỏi để hỏi các bạn. GV ghi hệ thống câu hỏi lên bảng.
- GV chỉ trên H1, 2, 3, 4, 5 nêu núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.
Bước 4: Đề xuất phương án, thí nghiệm để trả lời câu hỏi
- Gọi HS đưa ra các đề xuất phương án để tìm cách trả lời các câu hỏi.
Bước 5. Kết luận
- Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc ; còn đồi có đỉnh tròn, sườn thoải.
- Đồng bằng và cao nguyên đều tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
b) Hoạt động 2 : Vẽ hình mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên.
- HD HS vẽ hình
- Nhận xét.
C. Củng cố - dặn dò (2 phút)
- Gọi vài HS nhắc lại nội dung của bài.
- Nhận xét tiết học.
- Vài HS nêu.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe.
- HS nghe.
- Các nhóm quan sát H1, 2, 3, 4, 5 SGK thảo luận đưa ra các câu hỏi:
+ Núi cao hơn đồi có phải không?
+ Đỉnh núi nhọn hay tròn?
+ Hai bên sườn núi thế nào?
+ Núi được cấu tạo bằng đá hay đất?
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên.
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào ?
- HS nêu: Bằng quan sát tranh ảnh, viết những hiểu biết của mình về Bề mặt lục địa, đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng.
+ Đồi núi hoàn toàn khác nhau. Núi cao hơn, có đỉnh nhonï, sườn dốc. Đồi thấp hơn, đỉnh tròn, hai bên thoai thoải.
+ Đồi thường bằng đất, húi thường bằng đá.
+ Đồng bằng và cao nguyên tương đối bằng phẳng. Cao nguyên đất có màu đỏ. Đồng bằng đất có màu nâu.
- Vài HS nhắc lại.
- HS thực hành vẽ hình.
- Trưng bày hình vẽ
Thủ công - Tiết 34
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ ĐAN NAN VÀ LÀM ĐỒ CHƠI ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu: Ôn tập, củng cố được kiến thức, KN đan nan và làm đồ chơi đơn giản.
- Làm được một sản phẩm đã học.
- HS khéo tay: Làm được ít nhất một sản phẩm đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Mẫu đan nát và các đồ chơi đã học trong chương III và IV
- Học sinh : Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo thủ công, hồ dán.
III. Hoạt động Dạy- Học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
-Kiểm tra những HS làm lại quạt giấy tròn chưa đạt ở tiết trước
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1 phút): GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập .
2. Dạy bài mới (28 phút)
* Hoạt động 1 :Nhắc lại các kiến thức đã học ở chương III và IV
- GV mời HS nhắc lại các sản phẩm đã làm ở chương III và chương IV
- GV chốt lại các sản phẩm đã làm ở chương III và chương IV
- GV giải thích yêu cầu về kiến thức , kĩ năng , sản phẩm làm ở chương III và chương IV
*Hoạt động 2 : Thực hành
-GV yêu cầu HS tự chọn 1 trong các sản phẩm đã học để thực hành tiếp.
-GV quan sát học sinh làm bài. Có thể gợi ý cho những học sinh kém hoặc còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
C. Củng cố , dặn dò
-Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS
- HS về nhà tiếp tục thực hành , CB tiết sau.
-HS nghe giới thiệu
-2-3 HS nhắc lại.
-HS nghe
- Học sinh thực hành làm
-HS nghe
Tập làm văn - Tiết 34
NGHE - KỂ : VƯƠN TỚI CÁC VÌ SAO
GHI CHÉP SỔ TAY
I. Mục tiêu: Nghe và nói lại được thông tin trong bài Vươn tới các vì sao.
- Ghi vào sổ tay ý chính của 1 trong 3 thông tin nghe được.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh, ảnh minh hoạ; Bảng lớp viết các gợi ý.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. HD HS làm bài (30 phút)
Bài tập 1
- HD QS từng ảnh minh hoạ.
- GV đọc bài. Đọc xong từng mục, hỏi HS :
+ Con tàu đầu tiên được phóng vào vũ trụ thành công có tên là gì?
+ Ngày, tháng, năm nào, Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 1 ?
+ Ai là người bay trên con tàu đó ?
+ Con tàu bay mấy vòng quanh trái đất ?
+ Ngày nhà du hành vũ trụ Am-xtơ-rông được tàu vũ trụ A-pô-lô đưa lên mặt trăng là ngày nào ?
+ Chuyến bay nào đã đưa anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ?
- GV đọc lần 2, 3.
- YC HS thực hành nói : Trao đổi theo cặp.
Bài tập 2
- HD HS thực hành viết vào sổ tay hoặc VBT.
- GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò (1 phút)
- Nhắc HS ghi nhớ những thông tin vừa được nghe và đã ghi chép sổ tay.
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc YC của BT
- HS trả lời từng câu hỏi.
Tàu phương Đông 1 của Liên Xô
+ Ngày 12/4/1961
+ Nhà du hành vũ trụ Ga-ra-rin
+ 1 vòng
+ Ngày 21/7/1969
+ Đó là chuyến bay trên tàu Liên hợp của Liên Xô vào năm 1980.
- Các nhóm trao đổi theo cặp
- HS thực hành viết.
- HS tiếp nối nhau đọc trước lớp.
Thứ sáu ngày 2 tháng 5 năm 2014
Toán - Tiết 170
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu: Biết giải các bài toán bằng hai phép tính.
- BT cần làm: Bài 1; 2; 3; 4.
- GDHS tính cẩn thận, tự giác làm bài.
II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ (5 phút): 1 HS lên bảng chữa BT2 trong VBT toán.
- GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài (1 phút)
2. Ôn tập (30 phút)
Bài 1: Gọi HS đọc BT.
- Gọi HS nêu cách giải BT.
- HDHS yếu làm bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: Gọi HS đọc BT.
- Gọi 1 HS nêu cách giải BT.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3: Gọi HS đọc BT.
- HDHS các bước giải tương tự BT2.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4: Gọi HS nêu yêu cầu của BT.
- Gọi HS trả lời và giải thích vì sao lại chọn Đ, S.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố - dặn dò (1 phút)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và CB bài sau.
* 1 HS đọc BT; HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, chữa bài
Bài giải
Năm ngoái số dân của xã đó là:
5236 + 87 = 5323 (người)
Năm nay số dân của xã đó là:
5323 + 75 = 5398 (người)
Đáp số: 5398 người
* HS tự làm bài vào vở.
- 1 HS làm bài trên bảng.
- HS nhận xét, chữa bài.
Bài giải
Cửa hàng đã bán số cái áo là:
1245 : 3 = 415 (cái áo)
Cửa hàng còn lại số cái áo là:
1245 - 415 = 830 (cái áo)
Đáp số: 830 cái áo.
* Các bước làm tương tự BT2.
Đáp số: 16400 cây.
* HS tự làm bài vào vở.
- Vài HS trả lời.
HS khác nhận xét và giải thích cách làm. Đáp án: a - Đ ; b - S
File đính kèm:
- Giao an lop 3 Tuan 34.doc