*Mục tiêu chung:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu ND: Giết hại thú rừng là tội ác; cần có ý thức bảo vệ môi trường. Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, 5.
*Mục tiêu riêng:
- HS khuyết tật đọc được 1 đến 2 câu.
16 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1121 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Tuần 32 Năm 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
- HS làm bài ra bảng con. Cả lớp thống nhất kết quả.
H§3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập.
Thø n¨m ngµy 12 th¸ng 04 n¨m 2012
Chiều TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
Tiết 64: NĂM, THÁNG VÀ MÙA
I.Mục tiêu
*Mục tiêu chung:
- Biết được một năm trên trái đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa.
*Mục tiêu riêng:
- HS khuyết tật biết được một năm có mấy mùa và mấy tháng.
*Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học
- GV: Một số quyển lịch - HS: SGK.
III.Các hoạt động dạy học
*Giới thiệu bài
HĐ1: thảo luận theo nhóm
*Mục tiều: Biết thời gian chuyển động được một vòng quanh mặt trời là một năm, một năm có 365 ngày và có 12 tháng.
*Cách tiến hành:
Bước 1: HS quan sát lịch và dựa vào vốn hiểu biết thảo luận câu hỏi:
+) Một năm thường có bao nhiêu ngày ? bao nhiêu tháng ?
Bước 2: GV gọi một số HS trả lời câu câu hỏi. HS cùng GV bổ sung câu trả lời.
*Kết luận: Thời gian để trái đất chuyển động được một vòng quanh mặt trời là một năm. Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng.
HĐ2: Làm việc với sách giáo khoa theo cặp
*Mục tiều: - Biết một năm thường có bốn mùa.
*Cách tiến hành:
Bước 1: GV cho HS thảo luận theo cặp các câu hỏi trong SGK/123.
Bước 2: Đại diện một số HS trả lời, GV cùng HS hoàn thiện câu trả lời.
*GVKL: Có một số nơi trên trái đất, một năm có bốn mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông; các mùa ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu trái ngược nhau.
HĐ3: Chơi trò chơi “Xuân, hạ, thu, đông”
*Mục tiều: HS biết đặc điểm khí hậu 4 mùa.
*Cách tiến hành:
Bước 1: GV hướng dẫn cách chơi.
+) Khi GV nói mùa đông xuân thì cười.
+) Khi GV nói mùa hạ thì HS lấy tay quạt.
+) Khi GV nói mùa thu thì HS để tay lên má.
+) Khi GV nói mùa đông thì HS xuýt xoa.
Bước 2: HS thực hành chơi theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- GV hệ thống nội dung bài. Hướng dẫn HS về học bài.
Thø s¸u ngµy 13 th¸ng 04 n¨m 2012
Sáng: TOÁN
Tiết 160: LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu
*Mục tiêu chung:
- Biết tính giá trị của biểu thức số.
- Biết giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
*Mục tiêu riêng:
- HS khuyết tật biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản.
*Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học
GV: bảng phụ - HS: bảng con
III.Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS chữa bài tập số 2/167
*Giới thiệu bài
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: - HS nhắc lại cách thực hiện các phép tính trong biểu thức. HS làm bài vào vở, đại diện HS chữa bài, cả lớp thống nhất kết quả. GV hướng dẫn HS khuyết tật làm bài: (15342 + 23411) 2; 46846 : 2 + 23225.
a) (13829 + 20718) 2 = 34547 2
= 69094
c) 14523 – 24964 : 4 = 14523 – 6241
= 8282
b) (20 354 – 9638) 4 = 10716 4
= 42864
d) 97012 – 21506 4 = 97012 – 86024
= 10988
Bài 3: - HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn , cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ, trình bày bài trên bảng, Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài giải
Một người nhận được số tiền thưởng là:
75 000 : 3 = 25 000 (đồng)
Hai người nhận được số tiền thưởng là:
25000 2 = 50 000 (đồng)
Đáp số: 50 000 đồng.
Bài 4: HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn, HS làm bài vào vở. GV thu vơ chấm bài và chữa bài tống nhất kết quả.
Bài giải
2dm 4cm = 24cm
Cạnh của hình vuông là:
24 : 4 = 6 (cm)
Diện tích của hình vuông là:
6 6 = 36 (cm2)
Đáp số: 36cm2
H§3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 32: NÓI VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I.Mục tiêu
*Mục tiêu chung:
- Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý SGK.
- Viết được đoạn văn ngắn (khoảng 7 câu) kế lại việc trên.
*Mục tiêu riêng:
- HS khuyết tật biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường.
*Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học
- GV: bảng phụ viết các gợi ý
- HS: SGK
III.Các hoạt động dạy học
* Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài
Bài 1: Kể lại một việc làm tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
- HS đọc yêu cầu của bài tập và các gợi ý a, b.
- GV giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo về môi trường.
- HS nói ten đề tài mình chọn kể. Các em khác có thể bổ sung tên những việc làm khác có ý nghĩa bảo vệ môi trường (ngoài gợi ý trong SGK).
- HS chia nhóm kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.
- Một vài HS thi kể trước lớp.
Bài 2: Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại việc làm trên.
- HS ghi lại lời kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu).
- Một số HS đọc bài viết.
- Cả lớp và GV bình chọn những bạn viết bài hay nhất.
VD: Một hôm, trên đường đi học, em thấy có hai bạn đang bám vào một cành cây ven đường đánh đu. Các bạn vừa đu vừa cười rất thích thú. Cành cây oằn xuống như sắp gãy. Thấy em đứng lại nhìn, một bạn bảo: “Có chơi đu với chúng tớ không ?” Em liền nói: “Các bạn đừng làm thế, gãy cành mất.” Hai bạn lúc đầu có vẻ không bằng lòng, nhưng rồi cũng buông cành cây ra, nói: “Ừ nhỉ. Cảm ơn bạn nhé !”.
Em rất vui vì đã làm được một việc tốt.
HĐ2: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS về nhà chuẩn bị bài cho tuần 32.
THỦ CÔNG
Tiết 32 LÀM QUẠT GIẤY TRÒN (T2)
I.Mục tiêu
*Mục tiêu chung:
- Biết cách làm quạt giấy tròn. Làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp có thể cách nhau hơn một ô và chưa đều nhau. Quạt có thể chưa tròn.
- HS khéo tay làm được quạt giấy tròn. Các nếp gấp thẳng, phẳng, đều nhau. Quạt tròn. - Rèn cho HS đôi tay khéo léo.
*Mục tiêu riêng:
- HS khuyết tật nắm được cách làm quạt giấy tròn và làm được quạt giấy tròn.
*Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học
- GV: Mẫu quạt giấy tròn, tranh quy trình
- HS: giấy màu, chỉ, kéo, hồ dán.
III.Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ - GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
*Giới thiệu bài
HĐ2: HS thực hành làm quạt giấy tròn
- GV gọi 2 đến 3 HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn.
- GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn:
+) Bước 1: Cắt giấy
- Cắt hai tờ giấy thủ công hình chữ nhật, chiều dài 24 ô, rộng 16ô để gấp quạt.
- Cắt hai tờ giấy hình chữ nhật cùng màu, chiều dài 16ô, rộng 12ô để làm cán quạt.
+) Bước 2: Gấp, dán quạt
- Đặt tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất lên bàn, mặt kẻ ô ở phía trên và gấp các nếp gấp cách đều 1ô theo chiều rộng tờ giấy cho đến hết. Sau đó gấp để lấy dấu giữa.
- Gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ hai giống như gấp tờ giấy hình chữ nhật thứ nhất.
- Để mặt màu của hai tờ giấy hình chữ nhật vừa gấp ở cùng một phía, bôi hồ và dán mép hai tờ giấy đã gấp vào với nhau. Dùng chỉ buộc chặt vào nếp gấp giữa và bôi hồ lên mép gấp trong cùng, ép chặt.
+) Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt
- Lấy từng tờ giấy làm cán quạt gấp cuộn theo cạnh 16ô với nếp gấp rộng 1ô cho đến hết tờ giấy. Bôi hồ vào mép cuối và dán lại để được cán quạt.
- Bôi hồ lên hai mép ngoài cùng của quạt và nửa cán quạt. Sau đó lần lượt dán ép hai cánh quạt vào hai mép ngoài cùng của quạt.
- Mở hai cán quạt, để hai cán quạt ép vào nhau được chiếc quạt giấy tròn.
- HS thực hành làm quạt giấy tròn. GV lưu ý HS sau khi gấp xong mỗi nếp gấp phải miết thẳng và kĩ.
- HS thực hành làm, GV quan sát và giúp đỡ những em còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài cho giờ học sau.
Chiều: TOÁN (ôn)
LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu
*Mục tiêu chung:
- Củng cố kĩ năng tính giá trị của biểu thức số.
- Củng cố kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị.
*Mục tiêu riêng: - HS khuyết tật biết tính giá trị của các biểu thức đơn giản.
*Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học
GV: bảng phụ - HS: bảng con
III.Các hoạt động dạy học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức.
*Giới thiệu bài
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: - HS làm bài vào vở, đại diện HS chữa bài, cả lớp thống nhất kết quả. GV củng cố lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. GV hướng dẫn HS khuyết tật làm bài: (16352 + 22421) 2; 36696 : 3 + 21203.
a) (10728 + 11605) 2 = 22333 2
= 44666
c) 40435 – 32528: 4 = 40435 – 8132
= 32303
b) (45728 - 24811) 4 = 20917 4
= 83668
d)82915 – 15283 3 = 82915 – 45849
= 37066
Bài 3: Có 16 560 viên gạch xếp đều lên 8 xe tải. Hỏi 3 xe đó chở được bao nhiêu viên gạch ?
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn , cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm bảng phụ, trình bày bài trên bảng, Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài giải
Một chở được số viên gạch là:
16 560 : 8 = 2760 (viên)
Ba xe chở được số viên gạch là:
2760 3 = 8280 (viên)
Đáp số: 8280 viên gạch.
Bài 4: Một hình vuông có chu vi 3dm 2cm. Hỏi hình vuông đó có diện tích bằng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông ?
- HS đọc yêu cầu. GV hướng dẫn, HS làm bài vào vở. GV thu vơ chấm bài và chữa bài tống nhất kết quả.
Bài giải
3dm 2cm = 32cm
Cạnh của hình vuông là:
32 : 4 = 8 (cm)
Diện tích của hình vuông là:
8 8 = 64 (cm2)
Đáp số: 64cm2
H§3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS về nhà làm bài tập.
SINH HOẠT TẬP THẺ
KIỂM ĐIỂM HOẠT ĐỘNG TUẦN 32
I.Mục tiêu
- Qua nhận xét, HS nhận thấy ưu, nhược điểm của mình và bạn trong tuần.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
- Nắm được phương hướng hoạt động tuần 33.
II.Chuẩn bị
GV: nội dung sinh hoạt - HS: chuẩn bị ý kiến, sổ theo dõi
III.Các hoạt động dạy học
1. Ổn định tổ chức
- Hát tập thể
2. Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tuần
- Lớp trưởng nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần về các mặt:
+) Đạo đức
+) Học tập
+) Các nề nếp khác: TD, VS, hoạt động GDNGLL.
- Tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua của tổ.
- HS phát biểu ý kiến.
* GV nhận xét chung các ưu và nhược điểm của học sinh trong tuần học 32.
- Bình xét tuyên dương phê bình.
3. Phương hướng hoạt động tuần 33
- Phát huy tốt các ưu điểm, khắc phục tồn tại còn mắc phải.
- Thực hiện tốt kế hoạch của trường và lớp đề ra.
- Chăm sóc tốt bồn hoa được phân công.
File đính kèm:
- Tuan 32(1).doc